NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LƯƠNG KHI BẮT ĐẦU ĐI LÀM
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LƯƠNG KHI BẮT ĐẦU ĐI LÀM
Trước khi bắt đầu đọc bài viết này, mình có một lời khuyên dành cho mọi người, đó là đừng coi bản thân và HR như kẻ thù. Cả người tuyển dụng và người tìm việc đều có mối quan hệ bình đẳng, việc của HR là tìm được nhân sự phù hợp cho công ty, và việc của mình là được tìm được công việc phù hợp, tiền lương ổn. Nếu chỉ vì lương mà ảnh hưởng tới việc tuyển dụng nhân sự thành công thì HR cũng sẽ cảm thấy vô cùng nuối tiếc đó.
HR KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH MỨC LƯƠNG Mọi người phải biết lương của bạn là do công ty cấp chứ không phải do HR tự chủ trương. Việc đưa nhiều hay đưa ít, miễn là trong phạm vi hợp lý thì HR sẽ không can thiệp. Việc của HR là hoàn thành nhiệm vụ tuyển dụng và kiểm soát mức lương trong mức cho phép. Đối với hầu hết các vị trí tuyển dụng, tiền lương không phải là một con số cụ thể, mà là một phạm vi. Tuy nhiên, mình có một lời khuyên là hãy cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt với HR. Đầu tiên, việc này sẽ giúp cuộc phỏng vấn diễn ra thoải mái hơn, hai là trong một số trường hợp, có thể HR sẽ offer mức lương cao hơn một chút và sẵn sàng giúp bạn đấu tranh để giành lấy. Ví dụ: Giả sử HR đăng tin tuyển dụng nhân viên XNK với ngân sách là 8 triệu, nhưng kỳ vọng của bạn là 9,5 triệu, thì việc bạn deal số lương 9,5 triệu (tăng nhẹ so với 8 triệu là điều bình thường). Tất nhiên, điều kiện quan trọng nhất phải là giám đốc công ty cũng nhận ra khả năng của bạn thì HR mới có không gian hoạt động như vậy.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA LƯƠNG KHỞI ĐIỂM Một số người thường nghĩ rằng mức lương khởi điểm không quan trọng lắm. Đặc biệt là đối với nhiều sinh viên mới ra trường, mọi người cho rằng chỉ cần có thể kiếm được việc, làm việc chăm chỉ là mức lương sẽ tăng rất nhiều. Thậm chí, nhiều HR còn hứa với bạn về một "tương lai tươi sáng", "có thể tăng lương đột xuất, "thưởng cuối năm cao”, “lương OT khủng”,…Tuy nhiên, so với tất cả những thứ này, lương khởi điểm vẫn là quan trọng nhất. Lý do vì sao? Vì mỗi lần bạn nhảy việc, thăng chức hay tăng lương đều sẽ dựa theo một tiêu chuẩn tham chiếu mức lương của công việc trước đó. Một môi trường tốt sẽ giúp cho mọi người cùng phát triển, tương tự như vậy, một điểm xuất phát tốt mới có thể giúp bạn thành công. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là 90% các công ty mới sẽ khó lòng cung cấp cho bạn một mức lương vượt xa mức lương của công ty trước mà bạn làm, và sẽ không có trường hợp ngoại lệ là một công ty nào đó tăng cho bạn một mức lớn, trừ khi bạn quá xuất chúng hoặc mức lương của tất cả nhân viên trong công ty đó đều được tăng lên. Mình biết có rất nhiều bạn trẻ thực sự không chắc chắn về năng lực của bản thân nên đã bắt đầu làm việc với mức lương tương đối thấp. Tuy nhiên sau đó, họ chỉ có thể nhảy việc để nới rộng thu nhập của mình vì tốc độ tăng lương trong công ty rất chậm và khá ít.
MỘT SỐ MẸO ĐÀM PHÁN LƯƠNG? a) Thời điểm thích hợp nhất để deal lương là lúc nào? Nếu bạn đủ nổi bật trong cuộc phỏng vấn, công ty có thể sẽ đưa ra mức lương cao hơn vào cuối buổi phỏng vấn, thậm chí có trường hợp còn cao hơn con số ban đầu mà họ đặt ra hoặc cao hơn các nhân sự khác trong cùng team. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp cuộc phỏng vấn diễn ra rất suôn sẻ và công ty phải đưa ra quyết định ngay lập tức. Tuy nhiên, cũng có trường hợp khi công ty chủ động đề cập đến mức lương, họ chỉ hỏi cho lịch sự, hoặc HR muốn tham khảo tình hình lương thị trường thông qua bạn chứ chưa chắc muốn tuyển bạn đâu. b) Đừng hạ thấp mức lương mong đợi. Nếu công ty đã hoàn toàn muốn tuyển bạn, ngay cả khi bạn đưa ra mức lương hơi cao (mình nhấn mạnh là hơi cao thôi nhé) so với tiêu chuẩn của họ, họ chắc chắn sẽ vẫn tìm bạn thương lượng và có thể đưa ra offer giảm lương. Tuy nhiên, nếu như ngay từ đầu mức lương mà bạn deal đã thấp thì sẽ rất khó để deal lại một mức cao hơn. Ngoài ra, khi HR hỏi bạn những câu hỏi liên quan đến lương, bạn không nên trả lời chung chung như: "Em tin rằng công ty sẽ đưa ra một mức lương hợp lý", “Em đến đây với mục đích học hỏi là chính và không quan tâm nhiều đến lương". Những câu trả lời như vậy đều mang tính công thức, rập khuôn và giả dối, tất nhiên sẽ khiến HR và công ty tương đối khó chịu. Hơn nữa, công ty là nơi để bạn đến làm, không phải là nơi “cầm tay chỉ việc” để bạn học. Ví dụ bạn có thể trả lời như sau: Em thấy trên trang web tuyển dụng của công ty có ghi mức lương cho vị trí này là từ 10-13 triệu, và mức lương hiện tại của em là 10.5 triệu. Em mong rằng trên cơ sở này mức lương của em sẽ được tăng khoảng 15%. Nó vẫn nằm trong ngân sách của công ty, và tất nhiên, nếu công ty cung cấp những cơ hội học tập, thăng tiến khác dành cho cán bộ công nhân viên thì em sẽ rất hưởng ứng. Đối với HR, việc người phỏng vấn yêu cầu tăng lương từ 10-15% so với mức lương ở công ty là có thể chấp nhận được.
CHÚ Ý ĐẾN THÀNH PHẦN LƯƠNG Ví dụ, bạn mới đi làm và được công ty trả cho mức lương là 8 triệu, nhưng lương thực nhận tháng đó của bạn chỉ có khoảng gần 7 triệu. Vậy hơn 1 triệu đã đi đâu? Thực tế, nhiều người (đặc biệt là các bạn trẻ mới đi làm) thường hay mắc bẫy ở đoạn này bởi chưa hiểu rõ về lương net và lương gross. Nói một cách dễ hiểu thì: Lương gross = lương net + các quyền lợi (BHXH, BHYT, BHTN) và thuế TN cá nhân (nếu có) Ngoài ra, trong thành phần lương net còn có: Lương net= lương cơ bản + hiệu quả công việc + trợ cấp + (thưởng) Vì vậy, nhớ xác định rõ ràng từng phần lương là bao nhiêu, sau đó đến mức lương thực nhận của bạn là khoảng chừng nào, đã trừ thuế hay chưa? Cuối cùng, mọi người nên có một ước tính hợp lý về khả năng làm việc và trình độ của mình so với mặt bằng chung như thế nào, ở mức này thì đáng được trả lương bao nhiêu trên thị trường. Đừng để bản thân rơi vào trường hợp bị công ty b.ó.c l.ộ.t, hoặc không tìm được công việc nào phù hợp vì kỳ vọng quá cao.
Cre: sưu tầm