4.Hỏi và Đáp với các Cha
Hỏi :Thưa cha giải đáp cho con việc ngừa thai theo các phương pháp không tự nhiên thì phạm tội trọng hay tội nhẹ ?(trong trường hợp tháng không đều rất khó canh tự nhiên)
Đáp bởi cha PM Võ Tấn Lộc : Một tội được xét là tội Trọng (mất linh hồn) khi đủ 3 yếu tố: 1. phạm vào điều luật nặng; hoàn toàn hiểu biết điều mình làm; hoàn toàn ưng theo. Vậy ngừa thai nhân tạo có phải tội trọng hay tội nhẹ thì tùy loại người thai là gì, ý thức của người thực hiện và sự ưng thuận. Vậy, nên nói tội trong hay nhẹ thì tùy trường hợp. (Riêng với việc đặt vòng thì bản chất không phải ngừa thai mà là Phá thai, vì phương pháp này ngăn phôi bám vào tử cung và bị chết đi. Cho nên ai đặt vòng thì phải Gỡ Vòng mới được Xưng Tội, Rước Lễ)
......................
Hỏi : Thưa quý Cha,
Bí tích hôn phối có thành sự không khi mà cả hai ngừoi đồng ý với nhau không sinh con vì thế giới đông ngừoi rồi không cần thêm ngừoi nữa
Đáp bởi cha PM Võ Tấn Lộc : Giáo luật điều 1101 §2 : "Nếu một bên hay cả hai bên bằng một hành vi tích cực của ý chí, loại trừ chính hôn nhân, hoặc một yếu tố chính yếu nào, hoặc một đặc tính chính yếu nào của hôn nhân. thì họ kết hôn với nhau bất thành". Vì sinh sản con cái là mục đích chính yếu của Hôn Nhân Công Giáo nên nếu dù chỉ 1 người có ý loại trừ vĩnh viễn việc sinh sản trong đời sống hôn nhân thì hôn nhân đó bất thành, dù đã cử hành cách hợp pháp theo thể thức giáo luật.
......................
Hỏi : Kính thưa các Cha, cho con hỏi: Trong Kinh Thánh có đủ bằng chứng để khẳng định một cách chắc chắn rằng ông Na-tha-na-en chính là tông đồ Ba-tô-lô-mê-ô hay không? Hay chúng ta chỉ tin rằng (hoặc cho rằng) như thế thôi?
Đáp bởi cha PM Võ Tấn Lộc : Kính thưa các Cha, cho con hỏi: Trong Kinh Thánh có đủ bằng chứng để khẳng định một cách chắc chắn rằng ông Na-tha-na-en chính là tông đồ Ba-tô-lô-mê-ô hay không? Hay chúng ta chỉ tin rằng (hoặc cho rằng) như thế thôi?
......................
Hỏi : Cha ơi các tên trong gia phả CGS ko giống nhau và thiếu hơn 10 đời thì ta trả lời sao cha
Đáp bởi cha PM Võ Tấn Lộc : Kinh Thánh có viết 2 bảng gia phả của Chúa Giêsu (Lc 3,23-39; Mt 1,1-17). Mỗi bảng có một mục đích Thần Học khác nhau (Lưu ý là tác giả không có ý viết về lịch sử mà là về Mặc Khải). Gia phả Luca đi từ Chúa Giêsu trở về Nguyên Tổ và Thiên Chúa, muốn nói nguồn gốc của Chúa Giêsu đích thực là Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ Trần Gian. Gia phả Matthêu đi từ Apraham trở xuống Chúa Giêsu, chia thành 3 lần 14 đời (3x14= 7x6= 42 = con số chưa hoàn hảo, muốn nói lên rằng Thiên Chúa Thương Xót ban Đấng Cứu Độ là Đấng kiện toàn lề luật, kiện toàn công trình cứu độ của Thiên Chúa. Và còn nhiều ý nghĩa sâu sắc khác nữa mà chúng ta cần khám phá trong cầu nguyện.
......................
Hỏi : Cho con hỏi vấn đề liên quan bí tích Hôn Nhân và bí tích Truyền chức Thánh (gọi chung là Bí Tích): Trước khi lãnh nhận Bí Tích thì các giáo xứ luôn có rao và câu cuối cùng là "nếu ai biết có ngăn trở thì xin báo về.... ". Vậy nhưng, khi đang chuẩn bị ban Bí Tích mà có ai đó đứng giữa nhà thờ nói rằng "người này không được phép lãnh nhận Bí Tích" vậy thì nghi thức ban Bí Tích vẫn tiếp tục (sau khi đã mời người ấy ra khỏi nhà thờ) hay sẽ ngưng ngay lập tức để điều tra ạ? Con cám ơn.
Đáp bởi cha PM Võ Tấn Lộc : Về nguyên tắc thì phải ngưng ngay để điều tra thực hư. Bởi lẽ, nếu có ngăn trở theo giáo luật thì việc cử hành sẽ vô hiệu, hoặc bất hợp pháp. Nhưng nếu người tố cáo ấy không đủ trí khôn, hoặc có tiếng xấu về nhân cách, sự chân thật, thì vị Chủ Sự Nghi Thức tùy nghi quyết định theo sự khôn ngoan của mình.
.....................
Hỏi : Kính thưa Quý Cha, Con có thắc mắc : vì sao người ở Giáo Phận SG dự tiệc cưới của 1 người có đạo và 1 người ko có đạo thì ko sao, mà người ở Giáo Phận Xuân Lộc dự tiệc cưới như vậy lại bị mắc vạ. Con cám ơn ạ !
Đáp bởi cha PM Võ Tấn Lộc : Vì luật mắc vạ khi đi ăn cưới rối là luật riêng của Giáo Phận Xuân Lộc. Gp. Sài Gòn không có luật này
.....................
Hỏi : Thưa Quý Cha, Khi làm dấu thánh giá: Nhân danh Cha (chạm tay lên trán), và Con (chạm tay lên ngực), và Thánh thần () . Amen Xin giải thích giúp con "và Thánh Thần" làm như thế nào là đúng ạ?.
Đáp bởi cha PM Võ Tấn Lộc : Làm dấu thánh giá là truyền thống lâu đời của người Công Giáo. Thời Giáo Hội sơ khai, khi bị bách hại tàn bạo, thì đây là dấu hiệu giúp các Kitô hữu nhận biết nhau. Ngày nay nó là dấu chỉ tuyên xưng niềm tin vào mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, cũng là hành vi mang tính truyền giáo. Cách làm dấu thánh giá thì có khác nhau ở Giáo Hội Công Giáo, Chính Thống Giáo và nhiều Giáo Hội khác. Với người Công Giáo thì, nhân Danh Cha (trán) + và Con (Ngực) + và Thánh Thần (vai trái, vai phải).
.....................
Hỏi : Cha có thể phân tích kỹ hơn: và Thánh Thần (vai trái, vai phải). Vậy chữ nào vai trái, chữ nào vai phải ạ
Đáp bởi cha PM Võ Tấn Lộc : Về thói quen chung thì vai trái (và Thánh) vai phải (Thần). Nhưng cái đó không quan trọng. Điều quan trọng là Đức Tin của chúng ta.
.....................
Hỏi : Thưa cha Trong thánh lễ tới phần phục vụ thánh thể cha dâng mình máu Và tới đoạn lạy chiên thiên chúa Và khi chầu thánh thể Thì con lên cúi đầu hay ngước lên để chiêm ngắm chúa ạ Và con lên cầu nguyện như thế nào trong những lúc này ạ
Đáp bởi cha PM Võ Tấn Lộc : Quay lên hay quay xuống thì tùy thói quen từng nơi, từng miền, từng vùng văn hóa với quan điểm rất khác nhau. Vì vậy điều quan trọng là tâm tình chúng ta cần có để đặt vào hành vi (dùng cúi hay hướng lên): thờ lạy, cảm tạ, thống hối, xin ơn, tin tưởng, yêu mến. Riêng với đoạn Chủ Tế Nâng Mình Máu Thánh Lên và đọc " đây Chiên..Phúc cho.." đây là lời mời gọi thờ lạy Chúa, cũng là lúc Chúa Chúc lành cho chúng ta, và đoạn nâng Mặt Nhật lên đưa qua trái phải là lúc Chúa Giêsu Thánh Thể Chúc lành cho chúng ta. Ý thức Chúa Chúa Lành cho mình và mình biết dâng tâm tình phù hợp là điều quan trọng nhất .
.....................
Hỏi : con chào cha tổng và quý cha...xin giải đáp cho con những vấn đề sau ak:...con là ủy viên của hội Legio Mariae khi con được phân công đến nhà một người tân tòng,trước khi hấp hối họ có lòng ước trở lại đạo Công Giáo, mà lúc con đến với họ, thì họ lại hấp hối, vậy con có thể đổ nước cho họ nhân danh giáo hội không ak? xin cha giải đáp cho con
Đáp bởi cha PM Võ Tấn Lộc : Trong trường hợp thông thường thì anh không được phép (Gl 861 §1: thừa tác viên thông thường là Giám Mục, Linh Mục và Phó Tế). Tuy nhiên trong trường hợp nguy tử, vì lợi ích các linh hồn thì anh có thể cử hành nghi thức của Bí Tích Rửa Tội. Tuy nhiên, việc cử hành này phải theo Nghi Thức của GH Công Giáo quy định. Hơn nữa, luôn phải trình cho cha xứ biết sự việc để ngài hướng dẫn cho, vì quyền hợp pháp và chính thức là của ngài (Gl 530,§1). Nếu vì lý do nào đó, ngài cấm không được làm như thế thì mình không làm. Nếu ngài ưng thuận cho mình thì mình sẽ làm khi gặp trường hợp như vậy.
.....................
Hỏi : thưa cha...lý do con hỏi như vậy là vì chính địa hình nơi con công tác cách xa nhà thờ 30 cây số thuộc vùng đất tây nguyên...trong khi con nhờ ông trùm về đón cha xứ thì bệnh nhân đó đang nguy kịch...trong khi đó người chăm kẻ liệt nói con là bệnh nhân đó chỉ được 5 phút mà cha xứ ở quá xa...nên con đã mạo muội dùng công thức của Giáo hội mà con được học...con vừa đổ nước xong là bệnh nhân đó qua đời....thưa cha vậy con có lỗi nào không ak
Đáp bởi cha PM Võ Tấn Lộc : Như cha đã trả lời, về luật chung thì không, nhưng về hoàn cảnh riêng và những quy định của giáo xứ thì cha không biết nên không trả lời cụ thể. Con cứ hỏi cha xứ ở đấy để có câu trả lời chính xác nhất.
.....................
Hỏi : Như cha đã trả lời, về luật chung thì không, nhưng về hoàn cảnh riêng và những quy định của giáo xứ thì cha không biết nên không trả lời cụ thể. Con cứ hỏi cha xứ ở đấy để có câu trả lời chính xác nhất.
Đáp bởi cha PM Võ Tấn Lộc : Hiện tại có quá nhiều khóa học, sản phẩm quảng cáo tràn lan với những hiệu quả kỳ diệu. Chúng ta không có thời gian để thẩm định tẩt cả những lời quảng bá ấy. Điều quan trọng là, Bất cứ trường phái, lĩnh vực, khóa học, sản phẩm nào đi ngược lại Đức Tin Công Giáo thì chúng ta tránh xa. Bởi vì khoa học xuất phát từ Thiên Chúa. Khoa học luôn hòa hợp với chân lý Đức Tin. Vậy, nếu có bất cứ lời quảng bá về lĩnh vực, sản phẩm nào chống lại Mặc Khải, Chống Lại Đức Tin, thì nó chắc chắn là phi khoa học, phi đạo đức. Nếu nó phi khoa học, phi đạo đức, đưa chúng ta xa Chúa là nguồn bình an, sự sống, vậy ta tin theo làm gì?
.....................
Hỏi : Kính thưa quý Cha. Cho con hỏi. Hiện nay con thấy nhiều người quan niệm "Dự lễ chiều T7 là ngày Chúa Nhật ko phải dự nữa" Điều đó là được phép ko ạ. Và trong 1 ngày giáo dân được rước lễ mấy lần ạ. Con xin cảm ơn quý Cha
Đáp bởi cha PM Võ Tấn Lộc : Theo Giáo Luật điều 1248, triệt 1, dự lễ chiều ngày áp lễ ở bất cứ nơi nào thì chu toàn luật buộc tham dự thánh lễ. Vậy nên đi lễ chiều thứ 7 dù ở đâu thì cũng chu toàn luật ngày CN. Còn về vấn đề rước lễ thì điều 917 cho thấy được rước lễ tối đa 2 lần và trong 2 thánh lễ mà họ tham dự.Hỏi : con chào cha tổng và quý cha...xin giải đáp cho con những vấn đề sau ak:...con là ủy viên của hội Legio Mariae khi con được phân công đến nhà một người tân tòng,trước khi hấp hối họ có lòng ước trở lại đạo Công Giáo, mà lúc con đến với họ, thì họ lại hấp hối, vậy con có thể đổ nước cho họ nhân danh giáo hội không ak? xin cha giải đáp cho con
.....................
Hỏi : Dạ thưa quý cha cho con hỏi?" Hiện nay nhiều nhà thờ vào các dịp lễ giáng sinh và đặc biệt là lễ phục sinh có sử dụng pháo hoa khi cử hành nghi thức phụng vụ rước lửa vậy thì điều này có được phép không ạ!
Đáp bởi cha PM Võ Tấn Lộc : Đây là câu trả lời của Cha phó ban phụng vụ Gp. Xuân Lộc. Chúng ta có thể đọc và suy gẫmĐáp bởi cah PM Võ Tấn Lộc Trong trường hợp thông thường thì anh không được phép (Gl 861 §1: thừa tác viên thông thường là Giám Mục, Linh Mục và Phó Tế). Tuy nhiên trong trường hợp nguy tử, vì lợi ích các linh hồn thì anh có thể cử hành nghi thức của Bí Tích Rửa Tội. Tuy nhiên, việc cử hành này phải theo Nghi Thức của GH Công Giáo quy định. Hơn nữa, luôn phải trình cho cha xứ biết sự việc để ngài hướng dẫn cho, vì quyền hợp pháp và chính thức là của ngài (Gl 530,§1). Nếu vì lý do nào đó, ngài cấm không được làm như thế thì mình không làm. Nếu ngài ưng thuận cho mình thì mình sẽ làm khi gặp trường hợp như vậy.
.....................
Hỏi : Cha ơi cho con hỏi ? Con thấy giáo phận Đà Lạt của con, thì sử dụng bản văn kinh thánh của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong phụng vụ. Con thấy có nhiều giáo phận, lại dùng bản văn của nhóm kinh thánh các giới kinh phụng vụ. Con thấy cha xứ chỗ con nói là nhiều giáo phận họ dùng vậy là sai. Phải dùng bản văn của hội đồng giám mục Việt Nam mới đúng. Vì bản văn của nhóm ktcgkpv thì dùng để tham khảo thì OK, dùng trong phụng vụ thì ko được. Con thấy nhiều dòng tu vẫn sử dụng bản văn ktcgkpv trong phụng vụ. Vậy các dòng tu và giáo phận, dùng bản văn của nhóm ktcgkpv có sai với quy định của hội đồng giám mục Việt Nam ko ạ ? Con cảm ơn quý cha, chúc quý cha nhiều sức khỏe và hồng ân của Chúa Hài Nhi.
Đáp bởi cha PM Võ Tấn Lộc :cha sở anh nói đúng. Hiện tại chỉ có bản văn trong sách bài đọc 1973 do Tòa Thánh phê chuẩn là được dùng trong phụng vụ. HĐGMVN đang dịch bản mới nhưng chưa ban hành chính thức nên bản văn 1973 vẫn còn dùng cho Giáo Hội VN. Bản văn của nhóm CGKPV dù dễ đọc hơn, từ ngữ hợp thời hơn nhưng k được dùng trong phụng vụ.
.....................
Hỏi : Con chào Cha tham dự Thánh lễ chiều thứ bảy là chu toàn luật giữ lễ CN, nhưng buộc lễ chiều thứ bảy đó phải cử hành phụng vụ như ngày CN, còn ngược lại thánh lễ chiều thứ bảy đó không cử hành phụng vụ như ngày CN ( có nhiều nơi vẫn cử hành lễ chiều ngày thứ bảy không dùng Phụng Vụ CN ).Vậy có chu toàn luật giữ lễ CN không Cha Cám ơn Cha.
Đáp bởi cha PM Võ Tấn Lộc : chỉ cần là thánh lễ là được, theo quy định của Giáo Luật điều 1248. Nhưng nhớ là luật buộc dự lễ CN là để chúng ta có cơ hội thờ phượng Chúa, hiệp thông và yêu mến Chúa hơn. Nếu cố tình kiếm lễ nhanh, gọn hoặc thường xuyên đi thứ 7 để CN đi chơi thả cửa thì chưa đẹp lòng Chúa, sẽ dần đánh mất Đức Tin.
Last updated
Was this helpful?