Làm gì khi bạn thấy mông lung trong sự nghiệp?
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Làm gì khi bạn thấy mông lung trong sự nghiệp?
Có bao giờ bạn tự hỏi: "tại sao tôi phải làm công việc này?" hoặc "Ba đến năm năm tới tôi sẽ đi về đâu?"
Bạn có phân biệt được "công việc" và "nghề nghiệp" không?
Việc ai đó cảm thấy mông lung, hoang mang là điều không thể tránh khỏi.
Vì vậy, việc làm sao để bản thân cảm thấy tự tin, năng suất lao động cao và hiểu được mình đang ở đâu và đích đến tiếp theo của mình chỗ nào, làm sao mình đến đó và khi nào mình có thể đi đến đó.
Để làm được điều đó, ngay bây giờ hãy:
1. Tự đánh giá bản thân:
Xác định điểm mạnh và điểm yếu của bạn: xem lại các kỹ năng mình đang giỏi, sở thích và giá trị của bạn để xác định loại vai trò hoặc ngành nào phù hợp với đam mê của bạn. Đam mê đã được đề cập ở bài trước, làm việc với đam mê không có nghĩa là chọn những cái mình thích mà làm công việc với kết quả tốt nhất và chỉn chu nhất.
Đánh giá các kỹ năng của bạn: tổng hợp kiến thức và kỹ năng bạn đã học được trong quá trình học và xác định các lĩnh vực cần cải thiện hoặc nâng cao kỹ năng. Hãy nghĩ rằng việc nâng cấp bản thân là một cách để nâng cao giá trị của bạn vì nó sẽ giúp nâng cao chất lượng công việc của bạn. Chỉ khi bạn làm tốt, bạn sẽ cảm thấy tự tin để bước lên nấc thang tiếp theo của sự nghiệp.
Hãy dùng ma trận Skill/Will để đánh giá và lên phương án cải thiện những gì mình đang thiếu sót.
2. Xác định mục tiêu:
Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: chia nhỏ lộ trình sự nghiệp của bạn thành các mốc quan trọng có thể quản lý được.
Ví dụ, lấy chứng chỉ IELTS 7.0 có thể là mục tiêu ngắn hạn, trong khi mục tiêu dài hạn của bạn là đạt được vị trí quản lý trong năm năm tới.
Có khả năng thích ứng: làm việc có kế hoạch là cần thiết nhưng bạn phải đảm bảo khả năng xoay chuyển và thích ứng với những biến động mà điều chỉnh, điều này liên quan nhiều đến “chỉ số vượt nghịch cảnh” đã được đề cập ở bài trước.
3. Tạo dựng các mối quan hệ (online và offline)
Có thể nhiều người sẽ bảo:
“tôi chỉ làm kế toán chứ có làm kinh doanh đâu mà phải xây dựng mối quan hệ”.
Đây là quan điểm sai lầm, việc xây dựng cho mình những mối quan hệ chất lượng sẽ giúp chúng ta học hỏi, trải nghiệm và những tình huống mà chúng ta chưa gặp phải từ đó giúp chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm để xử lý khi cần.
Xây dựng các mối quan hệ online: kết nối trên Linkedin hoặc tham gia vào các hội nhóm cùng hoặc khác ngành nghề để giúp chúng ta có thêm nhiều góc nhìn hơn trong công việc và cuộc sống.
Xây dựng các mối quan hệ offline: tham gia những sự kiện hoặc hội thảo với nhiều chủ đề khác nhau để gặp gỡ và giao lưu với nhiều người từ đó giúp chúng ta tự tin trong giao tiếp cũng như tạo được ấn tượng với những người xung quanh.
4. Nâng cao năng lực
Năng lực của một người cơ bản gồm NĂNG LỰC CỨNG (kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc) + NĂNG LỰC MỀM (kỹ năng mềm). Do đó, tuỳ vào ngành nghề, vị trí công việc mà bạn sẽ biết mình cần phải bổ sung thêm yếu tố nào.
Trên đây là bốn yếu tố cần thiết để giúp các bạn giải quyết phần nào những trăn trở của bản thân. Để mọi thứ diễn ra như chúng ta mong đợi cần rất nhiều nỗ lực và học hỏi không ngừng và nên nhớ rằng “trong khi bạn đang ngủ thì người khác đang nỗ lực”.