Lãnh đạo phục vụ
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Lãnh đạo phục vụ
Người Mỹ có câu: “If you do something good, nobody remember but If you do something bad, nobody forget”
tạm dịch là:
"khi bạn làm điều gì tốt, không ai nhớ, nhưng nếu bạn làm điều gì chưa tốt, khó ai quên"
Lãnh đạo phục vụ là triết lý lãnh đạo mà mục tiêu chính của người lãnh đạo là phục vụ người khác. Phương pháp này nhấn mạnh đến phúc lợi và sự phát triển của các thành viên trong nhóm, nhân viên và cộng đồng hơn là phong cách lãnh đạo từ trên xuống truyền thống.
Người sếp HR đầu tiên rất khắt khe, mình vẫn dùng câu nói của chị như câu cửa miệng “làm cho tới, đừng làm cho có”. Đừng hời hợt, đừng quá dễ dãi với bản thân thì bạn sẽ không tiến bộ được. Câu nói đó luôn theo mình giúp mình tự nhắc nhở bản thân rằng “muốn người khác tôn trọng thì trước hết mình phải tôn trọng bản thân mình”.
Công việc “sếp part time” đầu tiên của mình là mình được quản lý một bạn Thực tập sinh, oai chưa. Mình học cách nhận trách nhiệm khi nhân viên làm sai bởi đơn giản nếu họ sai là do mình chưa giao việc rõ ràng hay nói rõ kết quả mình mong đợi. Chúng ta có thấy rằng việc đổ lỗi đã hình thành từ khi chúng ta còn là một đứa trẻ không? Khi một đứa trẻ không cẩn thận vấp té ông bà thường chạy đến xoa dịu đứa trẻ xong lại đánh vào chân bàn hoặc thềm nhà “đánh chừa nè, làm cho cháu bà té nè”. Tại sao chúng ta không dạy đứa trẻ phải xin lỗi cái chân bàn vì nó đứng yên thì sao làm đau ai được nếu con trẻ không cẩn thận. Từ đó hình thành nên việc chúng ta thường xuyên dùng từ “tại, bởi” thay vì chúng ta nói “xin lỗi”.
Tiêu chí của một người lãnh đạo đối với mình là “tử tế và can đảm” (have courage and be kind). Tử tế không phải thiên bẩm, tử tế được hình thành phần lớn từ sự giáo dục của gia đình, cũng có nhiều người mồ côi hoặc họ không được dạy cách sống tử tế nhưng họ vẫn là người tử tế? Bởi trong con người họ có lòng trắc ẩn, đồng cảm và tư duy tích cực. Điều đó sẽ giúp con người thực hành sự tử tế, cho nên chúng ta thường nghe người khác nói “bạn đó/anh đó/chị đó tử tế lắm”
Sự tử tế và can đảm thể hiện như sau:
1️⃣. Giao tiếp hiệu quả và tôn trọng người khác.
2️⃣. Trao quyền cho cấp dưới: thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn giữa các thành viên trong nhóm
3️⃣. Biết lắng nghe: lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng của người lãnh đạo. Đành biết rằng lãnh đạo phải giỏi hơn nhân viên một cái đầu rồi nhưng thế không có nghĩa là lãnh đạo sẽ không chịu lắng nghe mà chỉ ra quyết định. Việc lắng nghe còn là giúp lãnh đạo động viên, khuyến khích nhân viên đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo, cải tiến giúp nhân viên thêm tự tin và họ sẽ thấy bản thân mình có giá trị hơn.
4️⃣. Khuyến khích nhân viên nghĩ khác, làm khác
5️⃣. Nhận lãnh trách nhiệm: chịu trách nhiệm về các vai trò mà một người đảm nhiệm trong một tổ chức và cộng đồng rộng lớn hơn
6️⃣. Làm gương trong việc thể hiện sự nhiệt huyết trong công việc
7️⃣. Nhận diện năng lực của từng thành viên và phát triển họ
8️⃣. Quản lý xung đột: mâu thuẫn trong tổ chức lúc nào cũng có, nó xuất phát từ nhiều yếu tố như quyền lợi, trách nhiệm hoặc do ghen tị. Con người mà đâu tránh khỏi! Tuy nhiên, người lãnh đạo có năng lực sẽ giúp mọi người hoá giải mâu thuẫn, giúp mọi người gắn kết với nhau hơn.
9️⃣. Góp ý xây dựng hơn là “bới lông tìm vết”
🔟. Nâng cấp EQ: người quản lý thành công thì chỉ số EQ sẽ cao hơn người khác vì họ có tổ hợp những kỹ năng như: giải quyết vấn đề, chủ động ra quyết định. Người sẽ gắn kết được các thành viên tạo nên đội ngũ hùng mạnh hơn là đẩy nhân viên ra xa, gây mất đoàn kết. Có nhiều người quản lý suy nghĩ kiểu tự gây mâu thuẫn trong team để kiểm tra chéo vì nếu team đoàn kết quá thì không moi được nhiều thông tin, không biết ai thuận, ai phản!!!
Và trong cuộc đời mỗi người có thể chưa bao giờ gặp được người sếp đúng nghĩa giúp mình tốt hơn, nhưng chúng ta có thể lựa chọn trở thành người sếp đúng nghĩa.
P/s: Hãy học hành xử như sếp khi mình còn là nhân viên, đừng trì hoãn cơ hội để bản thân mình thực hành điều đó. Người lãnh đạo giỏi là người tạo ra ảnh hưởng tích cực hơn là lạm dụng quyền lực.