BỊ "SA THẢI" CÓ LƯU VÀO HỒ SƠ VÀ BỊ CHECK REFERENCE KHI XIN VIỆC TIẾP THEO???
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
BỊ "SA THẢI" CÓ LƯU VÀO HỒ SƠ VÀ BỊ CHECK REFERENCE KHI XIN VIỆC TIẾP THEO???
Ở đây có ai từng bị sa thải không?
Chắc hiếm lắm!
Nhưng có ai từng nhảy việc vì bị chèn ép, bị giao thêm việc mà không thêm lương, bị thuyên chuyển vị trí qua một vị trí khác lương thấp hơn, v..v... chưa?
Việc bạn nhảy việc không vì phát triển cá nhân hay vì lý do cá nhân bất đắc dĩ còn tệ hơn việc bạn bị sa thải.
Rất nhiều người e ngại việc nhận quyết định sa thải từ một công ty, vì đa số chúng ta đều thấy bị sa thải là một chuyện gì đó ê chề. Vậy nên khi chỉ cần cấp trên hoặc công ty có dấu hiệu sẽ sa thải mình thì nhiều bạn đã ngay lập tức vội vàng viết đơn xin nghỉ việc với suy nghĩ thà mình chủ động xin nghỉ việc còn hơn là chờ bị đuổi.
Nhiều công ty thao túng tâm lý nhân viên bằng cách cố ý ra hiệu cho họ thấy rằng họ sắp bị sa thải để khích thích lòng tự ái của họ, khiến họ hạ bút viết đơn. HR thì không ngừng ra hiệu: "Nếu nhận quyết định sa thải có thể ảnh hưởng tới công việc sau này của em nếu công ty mới biết được em từng bị sa thải ở công ty cũ." Và một khi bạn làm theo ý họ, thì bạn đã đánh mất quyền lợi của mình.
Theo luật lao động, nếu chưa đến lúc kết thúc thời hạn hợp đồng mà công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (mấy công ty cố ý dùng từ "sa thải" để họ chiếm thế thượng phong) thì công ty phải bồi thường hợp đồng theo đúng như quy định của nhà nước, trừ khi người lao động chủ động xin nghỉ việc thì công ty mới không chịu bất cứ tổn hại nào. Vậy nên nhiều công ty khi muốn cắt giảm nhân sự đều cố tìm mọi cách để khiến người lao động chủ động xin nghỉ việc từ việc đ..ánh vào tâm lý cho tới đ..ánh vào kinh tế.
Đòn kinh tế thường gặp tại những công ty đó là:
1. Cắt giảm lương thưởng, giáng chức hoặc thuyên chuyển vị trí.
VD bạn đang làm account với mức lương 15tr, tự dưng lại bị điều chuyển qua bộ phận sale vs mức lương 12tr, bạn nản nên bạn viết đơn xin nghỉ việc, vậy là các công ty đã đạt được mục đích. Thật ra công ty đang vi phạm hợp đồng lao động với bạn nhưng bạn không hề biết và nghĩ rằng công ty có quyền làm thế. Khi ký hđ là một công việc khác thì khi thuyên chuyển vị trí như vậy phải có văn bản và sự đồng ý chấp thuận từ HAI BÊN kèm theo một bản hợp đồng mới chứ không phải thích chuyển thì chuyển. Bạn có quyền từ chối việc thuyên chuyển, nếu cty sa thải bạn với lý do bạn không chấp hành lệnh phân bổ từ cấp trên thì bạn có quyền cầm đơn khởi tố lên Liên Đoàn Lao Động vì rõ ràng việc điều chuyển vị trí khác và giảm lương đang làm trái với hợp đồng lao động, trái luật và bạn có quyền không đồng ý với nó.
2. Tăng thêm lượng công việc không tên
Tăng thêm việc khiến bạn áp lực và bức xúc nhưng lại không được hỗ trợ thêm chi phí. Đa số các bạn trẻ thường nghỉ việc vì lý do này, và đương nhiên đơn phương nghỉ việc nên các bạn không được bồi thường. Chiêu này thâm như việc bạn xài peel nách của Chang Lemo vậy. Công ty giao thêm việc, bạn nhận, bạn nản, bạn xin nghỉ việc thì kết quả cũng chẳng khác gì công ty giao thêm việc, bạn không nhận, cấp trên mặt nặng mày nhẹ, đì bạn, môi trường toxic hãm đành đạch, bạn mệt, bạn nghỉ.
Điều đáng sợ là công ty dù tốt thì cũng có thể trở thành công ty hãm tìm mọi cách để cắt giảm nhân sự và chi phí trong thời buổi kinh tế biến động. Hoặc drama hơn thì là dù công ty rất tốt nhưng không phải trong công ty quản lý cấp cao nào cũng tốt, bạn lỡ đắc tội với họ thì họ có thể đẩy bạn vô cái vọng buộc phải viết đơn xin nghỉ việc. Vậy nên trang bị thêm kiến thức cho mình trong những trường hợp này để bảo vệ bản thân là điều vô cùng cần thiết.
Quay lại vấn đề chính, "Sa thải" có tạo nên vết đen trong hồ sơ của bạn hay không. Thì câu trả lời là "có" và "không", nếu bạn bị sa thải vì thực sự bạn làm việc chưa tốt, công ty đã cố tạo đk cho bạn nhưng bạn không thể hoàn thành công việc thì nó sẽ thành vết đen trong hành trình tìm việc của bạn, lúc đó bạn phải tự cải thiện bản thân. Còn nếu công ty đơn phương sa thải bạn vì muốn cắt giảm nhân sự, muốn thế vị trí của bạn thành con ông cháu bà, v..v... trong khi bạn làm việc tốt thì ..."người có năng lực không sợ bùn kéo chân".
Điều quan trọng nhất phải nói đi nói lại là bạn dù làm ở đâu, mức lương thế nào thì bắt buộc phải có hợp đồng lao động, chỉ khi có hợp đồng lao động thì bạn mới thẳng lưng nói chuyện được với công ty. Hiện này rất rất nhiều công ty chơi trò phải làm 6 tháng mới được ký hợp đồng lao động nhưng vẫn trả lương 100% thì bạn dẹp công ty đó đi nhé!! Quỵt lương, quỵt thưởng, v..v.... đến lúc đó bạn không có bằng chứng gì đi kiện cáo người ta đâu.
Chúc các bạn tỉnh táo khi đi làm!!
Cre: Gen Z Đi Làm