Nói chung trước 1975, những phụ nữ Việt Nam được đào tạo học hành tử tế và đi làm lĩnh lương như những công hay tư chức đều rất được các tay máy nước ngoài chú ý.
Ở một đất nước đang quằn quại trong chiến tranh như Việt Nam khi đó, thân phận phụ nữ dù ở phố thị hay thôn quê cũng đều phải gặp nhiều thử thách. Nếu không có sắc vóc như Kiều Chinh hoặc Thẩm Thúy Hằng để tìm đến nghệ thuật, họ cũng lắm khi phải đi kiếm sống để lo cho gia đình bằng những nghề không mong muốn.
Rồi cũng nhiều khi, họ bị hiểu nhầm, từ chính đồng bào mình, vì công việc họ làm mà phổ biến nhất là những cụm chữ như "vũ nữ", "chiêu đãi viên" hay "gái sở Mỹ" dùng để mô tả. Nhưng thực ra, họ đang ngày ngày phải đối mặt trong sạch với nhiều thứ cam go thử thách khác bằng chính kiến thức của mình. Vì trong đầu họ có chữ!
Ảnh 1, 2: Một số phụ nữ "làm sở Mỹ", từ bộ sưu tập hình ảnh của gia đình Dale và Janice Rossi, 1965
Ảnh 1, 2: Một số phụ nữ "làm sở Mỹ", từ bộ sưu tập hình ảnh của gia đình Dale và Janice Rossi, 1965
Ảnh 3: Một phụ nữ "làm sở Mỹ" khác, ảnh của Jim Carroll, 1967
Ảnh 4 và 5: Các nữ công chức tên cô Bắc, cô Du và cô Nguyệt, làm việc kiểm hàng nhập cảng tại Cổng số 3 Cảng Sài Gòn. Ảnh do Gregory Farris chụp vào năm 1969
Ảnh 4 và 5: Các nữ công chức tên cô Bắc, cô Du và cô Nguyệt, làm việc kiểm hàng nhập cảng tại Cổng số 3 Cảng Sài Gòn. Ảnh do Gregory Farris chụp vào năm 1969
Ảnh 6: Một phụ nữ công chức, giờ nghỉ trưa đã ra ngoài đường Lê Lợi để mua ít măng cụt từ một gánh bán rong. Ảnh của Stuart William MacGladrie
Ảnh 7: Hai phụ nữ trẻ làm việc trong một câu lạc bộ giải trí, bán đồ lưu niệm cho khách nước ngoài. 1966, ảnh của đại úy Mỹ Steve Auerback.
Ảnh 8: Phụ nữ trẻ làm việc tại quầy thủ tục, phi trường Tân Sơn Nhứt, ảnh của H. G. Waite, 1968
Ảnh 9: Phụ nữ trẻ đi làm tại phi trường, H. G. Waite, 1968
Ảnh 10: Một phụ nữ đi làm bằng xe đạp. Ảnh của Patrice Habans, 5/1972