Sống để rèn luyện đạo đức và sống cho thành nhân chớ không phải vì sợ nghiệp quả
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Sống để rèn luyện đạo đức và sống cho thành nhân chớ không phải vì sợ nghiệp quả
Các bạn trên FB hay than phiền và càm ràm về Thượng tọa Thích Chân Quang vì ông nói nhiều và cũng có rất nhiều thứ xuất phát từ miệng ông không được chuẩn mực lắm
Trong bài thuyết "Sức khỏe và bệnh tật" nhắc về "Nhân quả trong bệnh tật" ông sư này nói những điều không phải xoa dịu chúng sanh mà giống như vạch áo xát muối chúng sanh
Bịnh hoạn là thứ không ai mong muốn mà còn xào qua xào lại, xát tới xát lui
Xin liệt kê vài đoạn:
(Trích)
- Bị đau lưng mà gai cột sống là do kiếp xưa đi săn đuổi theo một con nai,cầm giáo đâm đúng vào lưng vào nó.Nghiệp bây giờ phải trả cứ bị đau lưng gai cột sống
-Người bị nhức đầu kinh niên do hồi xưa dạy học trò hay cốc đầu đệ tử, đi dạy học hay cốc đầu người ta hoặc là hay đập đầu cá, mua cá về đập đầu nấu cho gia đình ăn
-Bị một vết lở loét nơi gót chân, không bao giờ lành vì kiếp trước trong một cơn nóng giận đã dùng cái chân đá người vợ con đang mang thai khiến người kia hư thai
-Người thiếu máu là kiếp trước đã làm đổ máu chúng sinh, hoặc là mình đánh phá nơi chiến trường,giết người.Hoặc mình cắt cổ gà, cổ vịt,
-Người bị đau bụng là do kiếp trước mổ bụng heo, bụng gà.Bị mổ ruột thừa do ngày xưa mổ bụng chúng sinh
-Bị tiểu đường là ngày xưa đã hạn chế sự ăn uống của người khác,thấy ai ăn nhiều thì cự nự khó chịu
-Bệnh về miệng,ví dụ như miệng bị hôi do viêm xoang,rồi bị viêm dây thần kinh số 7 nó giật méo một bên miệng.Nguyên nhân là do lời nói sai, hoặc là mình công kích người ta.Hoặc là mình giải thích một đạo lý mà mình giải thích tầm bậy,sai nên sẽ bị cái bệnh về miệng."(Hết trích)
Thử hỏi, kiếp trươc ông sư này bị bịnh và nghiệp gì mà giờ miệng nói những điều mà chúng sanh cứ phản đối miết dzạ?
Cuộc sống chúng sanh khó khăn lắm, để học hành, để lao động kiếm miếng ăn, để hụp lặn kiếm một vị trí trong xã hội ngày nay mà tồn tại cực kỳ khó khăn, đổ mồ hôi sôi nước mắt
Một số sư cứ lấy quả báo,nghiệp quả kiếp này kiếp sau triền miên ra làm cái thứ trói buộc tự duy con người, hù dọa các em nhỏ sống trong sợ hãi triền miên mà không còn ý chí tự bảo vệ, phản ứng, phản kháng trước bất công xã hội
Đại loại là triệt tiêu lòng tự trọng của ý thức, triệt tiêu ý chí. Hướng giới trẻ tới không làm gì hết, chỉ cần ăn chay trường, tụng kinh, niệm A Di Đà Phật lâm râm, làm những trò hình thức của cửa Phật là xong
Nhớ trong một chuyện "Con thằn lằn chọn nghiệp " Đức Phật có nói một câu:
"Cõi Phật vốn là cõi tự tại. Nếu phạm đến tự do tín ngưỡng, gọi là để dắt người vào, thì làm sao cho được. Bởi ngươi không dùng phương pháp tự do, người là kẻ mất tự do, thì cả hai làm sao được vào cõi tự tại?"
Có một câu kệ trong Kinh Pháp Cú khéo léo dạy chúng sanh một con đường như sau:
"Con đường dẫn đến lợi lạc trần gian là một, và dẫn đến Niết Bàn bằng cách sống một cuộc đời đạo hạnh lại là một con đường khác"
Con đường đó là tùy chúng sanh nhận thức, tự mình tìm ra phục vụ cho cuộc sống an vui, an lạc của chính mình
Tức là ngoài tụng kinh, chuông mõ, ăn chay, niệm Phật, nói nghiệp quả,tái sanh thì còn một con đường khác
Phật dạy Ananda:
“Này Ananda ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều”
Đọc kinh ta hay thấy chữ "an trú" (hoặc an trụ)
Thế nào là an trú? An nghĩa là ở yên, là an tâm, còn trú nghĩa là ở. Vậy an trú là ở yên, để tâm thức của mình an tĩnh, thảnh thơi trong mọi hoàn cảnh
Cũng có thể nói là an tâm. An tâm là tâm ta an trú ở một chỗ, yên định không bị tác động
Sống cách nào tốt là tùy vào tâm tưởng của con người
Đạo Phật thường được gọi là đạo từ bi, đạo cứu khổ. Có một từ rất hay trong Phật pháp là "vô úy"
Vô úy là không sợ, đừng sợ
Con người ta sợ nhứt là chết, có nhiều kẻ lấy cái chết ra đe dọa con người khi họ dấn thân mưu cầu cho chúng sanh hạnh phúc. Không sợ chết,không sợ đe dọa là vô úy
Người thấm nhuần Phật pháp gọi là "quán chiếu vô úy"
Người ra đời đối diện cường bạo làm cuộc sống tươi tốt hơn, thay đổi tư do hơn cho chúng sanh là tưới tẩm Phật pháp chan hòa
"Sinh tử bi hoan thục giác tri
Sống với chết là cái chi chi
Lý huyền nhiệm ngàn xưa mấy ai từng biết
Có lẽ sống cũng là đang chết
Bởi sống cũng trong tôi mà chết cũng trong tôi
Chết đeo mang từ lúc thai phôi
Nào đâu phải đến nấm mồ mới chết
Vì lẽ ấy sống: tôi không sợ chết
Vẫn thung dung sống chết từng giây
Nhìn cuộc sương, tuyết, khói mây
Lòng thanh thản như chim hoa người gỗ
Giữa biển trầm luân gió đồi sóng vỗ
Thân tùng kia xanh ngắt từng cao
Sống với chết nào khác chiêm bao
Lý nhất dị là hào quang bất diệt
Cũng có lẽ chết hẵn rồi mới biết
Sống đau buồn mà chết thật yên vui
Xin đừng sợ chết ai ơi!"
Đức Phật Thích Ca là người khởi tạo ra tư tưởng "bình đẳng,bác ái" trước nhứt của thế giới này
Muốn xã hội bình đẳng thì phải cần có một hệ thống chánh trị tốt và công bằng, có những bảo đảm cho các quyền căn bản của con người
Bảo vệ quyền bình đẳng của con người là một nhiệm vụ của chúng sanh
Đức Phật khuyến khích tinh thần và tiến trình dân chủ của con người
Dầu Đức Phật không thuyết về chánh trị nhưng chúng ta hiểu để có "dân chủ" và "bình đẳng" trong xã hội này phải tham gia điều chỉnh xã hội bằng chánh trị
Các "thầy" bên Phật hiện giờ luôn lấy nghiệp quả kiếp này kiếp trước trùng trùng không thoát được ra hù chúng sanh nhẹ dạ,hời hợt
Nghiệp (Karma) là cây và trái. Người ta nói rằng gieo cây gặt quả .Theo giáo lý nhà Phật,nghiệp quả có thể kéo dài từ đời này sang đời khác.Có những khổ đau ,đau đớn, bịnh tật,tai nạn của đời này được xem như là quả của những nghiệp ác đã được gieo từ kiếp trước
Rồi những nghiệp ác mà một người làm ở đời này, có thể người đó sẽ còn phải trả trong cả kiếp sau và kiếp sau nữa
Nợ gì mà trùng trùng lớp lớp, hoài hoài, mãi mãi
Mà Đức Phật thì không có khả năng giáng họa hay xá tội cho ai. Tất cả là do "tự lòng", bản thân chúng sanh tự ý thức sống mà gỡ tội
Các "thầy" sẽ hướng mọi người bất động im hết, đừng nói, đừng phản ứng, đừng hành động gì hết. Cứ cam chịu đi sẽ thành chánh quả. Nói vậy thời xã hội bất công sẽ trùng trùng mãi mãi
Mà xin thưa! cuộc đời nhân vô thập toàn. Hằng hà biến cố, cuộc sống hàng giờ,hàng phút khiến chúng sanh khó chu toàn cái tuyệt đối
Có thể nói sự tỉnh thức trong ý thức cá nhân của đạo Phật là tiến bộ. Song le, cái tiến bô đó lại không thể. Chính Đức Phật cũng dạy là mọi thứ vừa phải, vừa đủ thôi, có cái "trung đạo" kia kìa
Tức là chúng sanh làm gì làm,thấy vừa đủ, thấy cần thiết thôi thời cứ mạnh dạn mà làm, có quyền làm cho tốt hơn
Đức Phật dạy: "Quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hãy sống trong giây phút hiện tại"
Kinh Trung Bộ, bài kinh Nhứt Dạ Hiền Giả:
“Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng
Quá khứ đã đoạn tận
Tương lai lại chưa đến
Chỉ có pháp hiện tại"
Phật dạy: "Quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hãy sống trong giây phút hiện tại" là một biện pháp dưỡng tinh thần, quán chiếu an lạc tạo sự vững tâm trong đời sống
Đức Phật chỉ cho chúng ta rất nhiều phương pháp để có hạnh phúc thật sự
Chúng ta cần bằng lòng với những gì mình đang có và đang làm. Bởi, mỗi người đều có một khả năng nhứt định, nếu tầm cầu quá mức không khéo sẽ gặp phải những phiền não, khổ đau, từ đó mất đi hạnh phúc
Nhưng cũng tham gia hoạch định tương lai vững vàng vì chúng ta còn có con cháu, còn trách nhiệm của người trưởng thành với quê hương, xứ sở, với sự tồn tại của dân tộc Việt
Như ở khúc trên đã nói,Phật có hai chữ "Vô ưu" có nghĩa là không sợ
Cái gì tới sẽ tới, đừng sợ chết, đừng sợ người khác lấy cái chết ra đe dọa, cũng đừng sợ những thứ đã thuộc quá khứ và cũng từ tương lai chưa tới
Cứ quán chiếu thực tại,hôm nay thì cứ hôm nay. Hôm nay còn ăn ngon, còn thở tốt, còn ngủ ngon thì ta cứ sướng cho tinh thần an ổn
Sống đơn giản, ta sẽ thấy mọi thứ trở nên nhẹ nhàng
Và đạo Phật dầu có tư tưởng tiến bộ song qua những cách lý giải nghiệp báo trùng trùng của các "thầy" cố ý không có tâm dần dà thành thụ động
Suốt ngày cứ chay trường,chuông mõ lốc cốc, miệng cứ niệm Phật và siêng đi chùa không phải là sự tiến bộ của một người mộ Phật
Khi con người ta không ám ảnh nghiệp quả, kiếp trước kiếp sau thì mới có khả năng dám làm những thứ có lợi cho mọi người
Người hiểu Phật Pháp là người tự an trú, tạo ra đạo đức kiểu của mình,không đặt nặng nghiệp quả, kiếp này kiếp sau
"Đừng tìm về quá khứ
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã không còn
Tương lai thì chưa tới
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Kẻ thức giả an trú
Vững chãi và thảnh thơi."
Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, mà chúng ta cũng không sợ nhân quả nếu chúng ta sống có ý thức, biết yêu quê hương quốc gia xứ sở, biết đau cái đau của đồng loại mà phải dấn thân
Xin hãy đọc lại lời học giả Nguyễn Hiến Lê một lần:
"Chúng ta làm điều phải vì tin nó là điều phải chứ không phải ý muốn của Thượng Đế hay vì một vị thần linh nào, cũng không phải vì mong chết rồi được lên Niết Bàn hay Thiên Đàng"
Khổng Tử nói rằng "Chưa biết về sống, nói làm chi tới chết"
Thành ra vui khi đọc giai thoại vua Trần Anh Tôn sắp chết,bhoàng hậu mời quốc sư tới thuyết về luân hồi,vua đuổi ra ngoài nói:”Sư chưa chết, sao biết ngày sau mà nói về sau khi chết ?”
Nói “Chết là hết”thì được xếp vô vô thần. Nhưng chết là hết thiệt!
Đó là quy luật, là định mệnh không thay đổi. Có chi phải buồn, có chi phải lo xa, hơi sức đâu mà khắc khoải, có đâu sự sống mai sau
Không ai chết hai lần và cũng không ai trường sanh bất tử; không ai chết thay ai, mỗi người đều phải chết cho cái chết riêng tư của mình
Đau buồn, bịnh hoạn, chán chường, nghèo đói thì chết là giải thoát, là hết, cứu cánh cho người đó. Nếu theo Phật giáo thì “xét 3 thời quá khứ, hiện tại, tương lai”, rồi luân hồi đặng đi tìm một kiếp sau hạnh phúc
Tìm làm gì khi mà đầu thai làm người thì rốt cuộc đều sẽ kết thúc bằng đau khổ và cái chết?
Ta chỉ sống tốt nhứt ở hiện tại nên ý thức và thực hành ở hiện tại sẽ tốt nhứt, quán chiếu vậy đi cho đơn giản.
[ ]