Đức Phật Thích Ca quan niệm về Trời (Đấng Tạo Hóa) như thế nào?
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Đức Phật Thích Ca quan niệm về Trời (Đấng Tạo Hóa) như thế nào?
Đức Phật không tin vào sự sắp xếp của Trời hay Đấng Tạo Hóa
Theo một vài tôn giáo thì vũ trụ, loài người được hình thành bởi Chúa Trời hoặc Thượng Đế
Theo Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo và một số tôn giáo khác, Đức Chúa Trời dựa vào hình dáng của bản thân mình mà tạo ra Adam người đàn ông đầu tiên từ bụi của đất và thổi hơi vào để truyền sự sống cho Adam. Sau đó, Thiên Chúa tạo ra Eva người phụ nữ đầu tiên từ xương sườn của Adam
Trong Công Giáo có Trời, nhưng Ki Tô giáo không kêu là Trời không,” In God we trust", God là Thượng Đế , là Chúa Trời
“Hãy mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, để được đứng vững mà địch cùng mưu kế của ma quỉ”(Ê Phê Sô 6:11)
Trong Tiếng Việt hai chữ "Trời" (Thiên), (Ngọc Hoàng) và "Chúa Trời" hay "Thiên Chúa" cơ bản khác nhau để phân ra hai hình thức tôn giáo
Nhiều người lý luận rằng Đức Chúa Trời cũng là Trời (Ngọc Hoàng) của người Việt kiểu trên cao chỉ có một mà thôi, nhưng tại theo các tôn giáo khác nhau mà cho chữ khác nhau. Nhưng thử kêu người Công Giáo vô chùa Ngọc Hoàng lạy Ngọc Hoàng họ có cúi lạy không?
Đi lễ nhà thờ Công Giáo, ta hay nghe linh mục đọc "Nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, Amens" là nội dung lời kinh có tên là “Dấu Thánh giá”
Đây là Thiên Chúa Ba Ngôi của đạo Công giáo, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần
Trung Hoa thời thượng cổ đều tin có Trời
Đạo đức kinh của Lão Tử nói "Đạo sanh ra Một, Một sanh ra Hai. Hai sanh ra Ba. Ba sanh ra vạn vật". Đó là vũ trụ,là Trời
Thuyết "Tam Tài" luôn có "Thiên-Địa-Nhơn"
Khổng Tử quan niệm về Thiên Đạo:
“Như sự luân chuyển vô cùng tận từ đông sang tây của mặt trời và mặt trăng, là thể hiện của Thiên đạo. Sự liên tục, không ngừng, là thể hiện của Thiên đạo. Vô vi mà thành vật, là Thiên đạo. Lấy kết quả mà nói rõ, là Thiên đạo”
Và Mệnh Trời: “Không biết Mệnh Trời thì không phải là người quân tử (Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử)"
Sách Trung Dung viết rằng: "Thượng bất oán Thiên, hạ bất vưu nhân, cố quân tử cư dị sĩ mệnh"
Nghĩa là: Trên không oán Trời, dưới không trách người, nên người quân tử cứ ở an bình mà đợi mệnh Trời.
Hầu hết các triết gia Tàu đều chủ trương rằng “Thiên Nhân hợp nhứt” nghĩa là người hấp thụ thụ được cái “tánh” của trời thì đạo của trời tức là đạo của người
Trống đồng của người Việt có tia mặt trời ở giữa,tượng trưng cho Trời
Sau 1050 năm Bắc Thuộc (từ năm 111 trước Tây lịch đến 939 sau TL) thì Trời Việt và Tàu lại hơi giống nhau
Người Việt theo Tam Giáo nên Trời và Phật hay đi chung
“Vái Trời cưới được cô Năm
Làm chay bảy ngọ, mười lăm ông thầy”
Trong “Thù vực châu tư lục” cuốn 5 An Nam của Nghiêm Tòng Giản đời Minh chép ra một bài thơ của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương có câu:
“Lĩnh Nam nam, hựu Hải Nam biên,
Duy hữu An Nam phụng ngã thiên”
Có nghĩa là:
“Phía nam Lĩnh Nam, lại bên cạnh Hải Nam
Chỉ có nước An Nam là tôn sùng Trời của ta”
Ông bà ta hay nói "Thiên thời, Địa lợi, Nhơn hòa" là nói lên sự viên mãn,hanh thông của đời sống. Đây cũng là ba yếu tốt quyết định sự thành công của một người thành đạt
Người Việt Tam giáo hay vái "Lạy Trời Phật"
Tuy nhiên với Phật thì quan niệm về Đấng Tối Cao, Thượng Đế hay Trời là có khác
Đạo Phật không chấp nhận có một Thượng Đế đã tạo ra tất cả trên thế gian này. Theo Đức Phật, trái đất và sự sống muôn loài do nhiều yếu tố, nhiều nhân duyên, nhiều điều kiện tạo thành
Trong đoạn kinh “Khởi Thế Nhơn Bổn” (Agganna sutta) chép Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng rằng nguồn gốc của con người đầu tiên trên Trái Đất là do những người tại cõi Quang Âm Thiên (cõi thứ 6 trong 16 cõi trời Sắc giới) chuyển sanh xuống sau khi Trái Đất hình thành
Như vậy, theo quan điểm của Phật thì nguồn gốc của con người trên Trái Đất này được xuất phát từ một thế giới khác trong vũ trụ
(Xin chép ra)
"Này Vàsettha, có một thời đến một giai đoạn nào đó, sau một thời hạn rất lâu, thế giới này chuyển hoại. Trong khi thế giới chuyển hoại, các loại hữu tình phần lớn sanh qua cõi Abhassara (Quang Âm thiên). Ở tại đây, những loại chúng sanh này do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh, và sống như vậy một thời gian khá dài
Này Vàsettha, có một thời đến một giai đoạn nào đó, sau một thời hạn rất lâu, thế giới này chuyển thành. Trong khi thế giới này chuyển thành, một số lớn chúng sanh từ Quang Âm thiên thác sanh qua tại đây. Những chúng sanh này do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh và sống như vậy một thời gia khá dài"(Hết trích)
“Khởi Thế Nhơn Bổn” (Agganna sutta) là bài kinh thứ 27, nằm trong phần Đại Phẩm (Mahà Vagga Pali) của Trường Bộ Kinh II thuộc bộ kinh thứ nhứt trong Hệ Pali Phật-Giáo Nguyên Thủy
Đức Phật luôn tôn trọng định luật duyên khởi, tất cả mọi vật
trong cuộc đời này đều trải qua bốn giai đoạn của luật vô thường là "sanh, trụ, dị, diệt" (sanh-già-bịnh-chết). Cái cũ phải nhường cái mới, cái mới hình thành, mọi vật sanh rồi, diệt rồi sanh, không có cái gì là trường tồn
Đức Phật không nói về "khởi thủy", nguồn gốc của con người là do ai tạo ra
"Quang Âm Thiên" chỉ là một "trạm trung chuyển" như mà một trong vô số bến xe, bến tàu của đời người, nó nằm lưng lửng không ở nơi nào nhứt định
"Quang Âm Thiên" chỉ là một cõi thứ 6 trong 16 cõi trời Sắc giới
Đức Phật chỉ nói giai đoạn hình thành thế giới là một trong bốn giai đoạn thành, trụ, hoại, không,có nghĩa là trước giai đoạn thế giới này hình thành, thì có vô lượng vô số thế giới đã trải qua các giai đoạn thành, trụ, hoại, không rồi
Trong kinh này Đức Phật phê phán sự phân chia giai cấp Ấn Độ nặng nề :
(Trích)
"Này Vàsettha, các người Bà-la-môn thật đã quên quá khứ khi họ nói: "Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ tiện. Chỉ có giai cấp Bà-la-môn là da trắng, giai cấp khác là da đen. Chỉ có Bà-la-môn là thuần túy, các giai cáp phi Bà-la-môn không phải như vậy. Chỉ có Bà-la-môn mới là con chính tông của Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, do Phạm thiên sanh, do Phạm thiên tạo ra, là con cháu thừa tự của Phạm thiên"
Này Vàsettha, các nữ Bà-la-môn, vợ của các Bà-la-môn được thấy là có kinh nguyệt, có mang thai, có sanh con, có cho con bú. Và những Bà-la-môn ấy chính do thai sanh, lại nói rằng: "Bà-la-môn là giai cấp tối thượng... là con cháu thừa tự của Phạm thiên"(Hết trích)
Đức Phật không đồng ý với "định mệnh" của Phạm Thiên, do Phạm Thiên ấn định và chỉ trỏ
Thế giới vận động theo nhân duyên,không phải do đấng nào sáng tạo ra cả
Phạm Thiên là do dịch ra dễ hiểu chữ Việt, chữ Pali hay Sanskrit là "Brahma" tức Đấng Tạo Hóa
Brahma là một trong ba vị thần nổi tiếng của đạo Hindu, hai vị còn lại là thần Vishnu và thần Shiva
Brahma là cha của Manu, con người đầu tiên trên thế gian này và từ đó loài người được sanh ra
Hình tượng Phạm Thiên trong Hindu giáo luôn là một vị thần có bốn mặt và bốn cánh tay. Tại Thái Lan có vị thần bốn mặt nhiều tay tiếng Thái gọi là Phra Brom, đó là Phạm Thiên, là thần Brahma, ai kêu qua Thái Lan lạy Phật bốn mặt, thỉnh Phật bốn mặt là sai bét
Tại Cam Bốt, Thái Lan có tượng vị thần bốn mặt, nếu lầm mà kêu đó là Phật thì saị, đó là Phạm Thiên trong Hindu giáo
Đoạn kinh Tevijja (Trường Bộ I) là cuộc đối thoại giữa Đức Phật và Bà-la-môn Vàsettha về đấng Phạm Thiên:
“…Này Vàsettha, như vậy ngươi nói không có một Bà-la-môn nào trong những vị tinh thông ba tập Vedà đã tận mặt thấy Phạm Thiên - không có một tôn sư nào của các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà đã tận mặt thấy Phạm Thiên, không có một đại tôn sư nào của các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà và đã tận mặt thấy Phạm Thiên - không có một Bà-la-môn nào cho đến bảy đời đại tôn sư, tôn sư của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà đã tận mắt thấy Phạm Thiên, trong những tu sĩ thời cổ, trong các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà, những vị sáng tác các thần chú, những vị trì tụng thần chú mà xưa kia những thần chú được hát lên, được trì tụng, được ngâm vịnh và ngày nay những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà cũng hát lên, trì tụng và giảng dạy như các vị Atthaka, Vàmaka… không có một vị nào đã nói: ‘Chúng tôi biết, chúng tôi thấy Phạm Thiên ở đâu, Phạm Thiên từ đâu đến, Phạm Thiên sẽ đi đâu’
Như vậy các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà đã nói: ‘Chúng tôi không biết, chúng tôi không thấy con đường đưa đến cộng trú với Phạm Thiên, nhưng chúng tôi thuyết dạy con đường ấy: ‘Đây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng đến, dẫn đến cộng trú với Phạm Thiên cho những ai thực hành theo’. Này Vàsettha, ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy thời có phải lời nói của những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà là không chính xác, hợp lý…”.(Hết trích)
Đoạn kinh khá dài và hơi khó hiểu,nhưng nó chỉ là Đức Phật hỏi rõ ràng, thẳng thừng "Ngươi thấy Phạm Thiên chưa?"
Hiểu nôm na là Đức Phật hỏi "Người thấy, ngươi gặp Phạm Thiên, gặp thần Brahma chưa mà nói hay vậy?
Đức Phật là người, là người đã tìm ra con đường giải thoát khỏi khổ nạn của chúng sanh. Ông tôn trọng con người, ông đưa ra luận điểm "Chúng sanh bình đẳng"
Muốn bình đẳng thì Đức Phật "đá xéo" Phạm Thiên, thậm chí không tin Phạm Thiên và không muốn nói là bác bỏ Phạm Thiên
Phạm Thiên ब्रह्मा Brahma là vị thần cao nhứt của đạo Ba La Môn,đạo Hinđu. Tín đồ đạo Ba La Môn tin rằng Brahma là đấng sáng tạo ra thế giới và muôn loài, được gọi là "Đấng sáng tạo"
Brahma (Phạm Thiên) phân chia bốn giai cấp vĩnh viễn trong xã hội Ấn Độ :
-Giai cấp Bà-la-môn được cho là con chánh thống của Phạm Thiên, sanh ra từ miệng Phạm Thiên, là chủng tánh tối thượng an hưởng cuộc đời sung sướng
-Giai cấp Sát-đế-lỵ sanh ra từ cánh tay Phạm Thiên là giai cấp hoàng tộc, thay mặt cho Phạm Thiên nắm giữ quyền hành thống trị
- Giai cấp Vệ-xá được cho là sanh ra từ bắp vế Phạm Thiên, là giai cấp thương gia, nông phu và thợ thuyền phụ trách về kinh tế
- Giai cấp Thủ-đà-la được cho là sanh ra từ gót chân của Phạm Thiên, là hạng bần cùng hạ tiện và chỉ làm nô lệ suốt đời cho các giai cấp trên
Theo quan điểm Bà La Môn thì đấng Tạo Hóa tạo ra 4 giai cấp và nhứt định không thay đổi. Số phận của loài người hoàn toàn mằm trong tay Tạo Hóa. Tất cả đều do Tạo Hóa định đoạt
Thực tế có cái miệng của Brahma (Phạm Thiên) nào chia giai cấp, chính Bà La Môn nó tự nhân danh và phân ra
Đức Phật không muốn như vậy, Đức Phật giải phóng giai cấp, Ngài muốn chúng sanh bình đẳng
Majjhima Nikaya, Trung A Hàm nói về nấn đề định mệnh, Đức Phật dạy:
"Như vậy, chính do ý muốn và sự tác tạo của đấng Tối Cao mà con người trở thành sát nhơn, trộm cắp, tà dâm, giả dối, phỉ báng, thô lỗ, nhảm nhí, thèm thuồng, khát khao, hiểm độc, tinh quái, và hiểu biết sai lầm
Do đó, nếu chủ trương rằng có một Thần Linh là nguồn gốc của tất cả những điều ấy, thì con người sẽ không còn ý muốn, hoặc cố gắng, cũng không thấy có sự cần thiết để làm, hoặc tránh không làm hành động ấy"
Như vầy quá rõ rồi. Đức Phật dạy con người sống là tranh đấu, là tự giải phóng bản thân mình, không tin vào một lời vu vơ định mệnh của một thế lực nào hết
Trời và Phật là riêng
Sau này người ta coi Phật là giáo chủ Tây Phương. Đọc Phong Thần sẽ thấy rõ
Coi Tây Du Ký có đoạn Tôn Ngộ Không độp vô mặt Ngọc Hoàng:
” Lão Tôn có đây, cần ta việc gì?” và nói :”Tài ta đâu thua kém Ngọc Hoàng” rồi đuổi Ngọc Hoàng chạy té khói chiếm điện Linh Tiêu.Đức Phật phải đi qua cứu Ngọc Hoàng
Đức Phật khuyên con người chớ nên mất thời gian đi tìm hiểu những gì viễn vong không liên quan đến việc giải quyết những khổ đau trong hiện tại, vì dù thế giới có thường hay vô thường, có hữu biên hay vô biên thì sanh, già, bịnh, chết, sầu bi, khổ ưu, não vẫn có mặt, hãy quan tâm tới những gì hện tại của mình
Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật nhưng khi còn sống Đức Phật không phải là tôn giáo, đó là một cách sống, một suy nghĩ, một dòng tư tưởng
Hình ảnh Đức Phật mới ra đời đi bảy bước, tay chỉ trời tay chỉ đất, nói: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”là cái mà thiên hạ tự "bịa" ra đặng tôn xưng sau này thôi,nó không do miệng Đức Phật nói ra
Hiểu Đức Phật thách thức Phạm Thiên nên ai đó sanh ra câu “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” dán vô cho nó còn bậy bạ hơn
Chúng ta có tín tâm thanh tịnh thì hình dung tâm mình chính là tâm của Phật. Và học hỏi ở Đức Phật Thích Ca ở cách sống, cách suy nghĩ của ngài về con đường Trung Đạo và sự Giác Ngộ
Chúng ta cũng nhìn sự vật cho đúng đắn, hiểu được rõ ràng nguyên nhân và kết quả
Phật đã dạy chúng sanh không hối tiếc những điều đã qua, không lo lắng về những điều chưa đến, coi trọng những gì có trong hiện tại thì tâm sẽ khoẻ mạnh
Chính Đức Phật đã dạy:
"Làm dữ bởi ta (là bản thân mỗi cá nhân) mà ô nhiễm cũng bởi ta, làm lành bởi ta mà thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay bất tịnh đều bởi ta, chớ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được"
Đức Phật dạy chúng sanh hãy yêu đời, không yêu đời sao có thể tập cho bản thân nhìn thẳng vào vô thường, con người giữ được bình tĩnh thản nhiên trước vô số những cảnh đổi thay bất ngờ của cuộc đời
Đời vốn ngắn, nên yêu đời là giữ cái lòng đẹp đẽ, trong sạch, an vui của đời. Vì yêu đời nên mới sanh ra lòng yêu người, yêu tất cả tha nhân, đồng loại
Đức Phật dạy chúng ta chỉ cần xác định cái "Tâm" của mình là được, mọi thứ đều tự lòng dạ chúng ta quyết định cuộc đời này
Nên nhớ khi còn sống Đức Phật không có lập "giáo", những gì thờ tự, hoa lá cành của "tôn giáo" sau này là của những người đi sau tạo ra
Học giả Nguyễn Hiến Lê chép ra một câu để đời của một bậc trí thức:
"Chúng ta làm điều phải vì tin nó là điều phải chứ không phải vì ý muốn của Thượng Đế hay một vị thần linh nào, cũng không phải vì mong chết rồi được lên Niết Bàn hay Thiên Đàng".
Kết luận: Bài rất dài nhưng vẫn còn ngắn nếu so với vấn đề
Nhưng Trời và Phật là hai khái niệm khác nhau. Đức Phật không tin Phạm Thiên mà sau này nhiều chùa thờ Phạm Thiên là không đúng
Người Miền Nam, người Việt Nam chúng ta phân biệt rõ khi khấn vái "Cầu Trời, khẩn Phật" là hai khái niệm riêng nhau
Cầu Trời thì cầu giàu sang, xin sức khỏe, xin tài lộc, xin bớt nạn, bới tai ách tai ương. Còn khẩn Phật là xin nhìn lại đức hạnh của Đức Phật để tu thân, để tự tâm an và giác ngộ.
[ ]