Xá lợi lớn nhứt của một đời người là tiếng thơm và những việc giúp ích cho chúng sanh của người đó đ
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Xá lợi lớn nhứt của một đời người là tiếng thơm và những việc giúp ích cho chúng sanh của người đó để lại
Xá lợi tiếng Phạn là "sarira" nghĩa là “những hạt cứng”
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni viên tịch, theo phong tục Ấn Độ người ta hỏa táng Ngài. Sau lễ phát hiện trong tro nhiều viên ngọc cứng, lóng lánh, có ánh sáng
Khái niệm xá lợi là từ sau cái chết của Đức Phật. Chúng sanh thương Phật nên thờ phụng xá lợi của Ngài. Xá lợi Phật là biểu tượng tâm linh, hình tượng linh thiêng của Đức Phật
Nhưng hình tượng vật chất nó không thể thay thế những ý nghĩa về "triết lý" và cách sống mà Đức Phật đã dạy chúng sanh
Những cao tăng chết mà hỏa táng sau này cũng có xá lợi. Xá lợi có vì nguyên nhân gì thì khoa học đang chứng minh. Trong quá trình khổ luyện, ăn uống, ngồi thiền đã có những biến đổi trong cơ thể, khi thiêu gặp lửa nó kết tụ lại
Nhiều người rất tin vào tâm linh xá lợi
Nhưng cái damh tiếng của một con người, cái nhân cách của một vị sư tăng hay cả Đức Phật đâu phải do mấy viên xá lợi đó là xong
Nhân cách là tiếng thơm, là cách sống đẹp, là những đóng góp có ích cho đời của một người sẽ là công nghiệp của người đó sau khi mất
Với Đức Phật thì chúng sanh nghiêng mình kinh cẩn với một bậc đại trí đã có nhiều đóng góp cho đời
Người ta niệm Nam Mô, tại sao? Nam Mô là phiên âm của tiếng Sanskrit Namah
Khi Phật giáo vào Tàu thì người Tàu đọc chữ Namah là "Nam Vô. Người Việt thì đọc Nam Mô là cách Việt 100%, chứng tỏ Phật giáo truyền thẳng từ Ấn Độ vào Việt Nam
Nam Mô biểu thị sự tôn kính đối với Phật và Bồ Tát, là sự cung kính, quy mệnh, tiếp nhận, phát nguyện hồi hướng về Đức Phật và các vị Bồ Tát
Có vụ Làng Mai của ông Thích Nhất Hạnh đổi "A Di Đà Phật" hay "Mô Phật" thành "A Di Đà Bụt" hay "Mô Bụt"
"Nam Mô Bụt Thích Ca Mâu Ni" thay vì "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật"
Tráo chữ thôi, có gì quan trọng hay khác lạ
Người Miền Nam niêm “Nam mô di bố phù” là câu “Nam Mô A Di Đà Phật” mà trong tiếng Phạn là"नमो अमित बुद्ध"(Namo Amitàbha Buddha) thôi
Vì sao lại tôn kính Đức Phật? Là từ chữ Buddha. Chữ Phạn Buddha (बुद्ध) có nghĩa là người "đánh thức", "thức tỉnh" hay "giác ngộ"
Bud là giác, dha là người. Buddha không phải là tên họ ai hết, nó là cái danh hiệu ca tụng công đức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Tên khai sanh của Ngài là Siddhārtha (Sĩ Đạt Ta hoặc Tất Ðạt Ta),họ là Gautama (Cồ-đàm). Cha là vua Tịnh Phạn (śuddhodana) và mẹ là Hoàng hậu Tịnh Diệu (Māyādevī)
Bắc Kỳ đọc Buddha thành "Bụt-đà" hay "Bụt-đà-da", sau dài quá mỏi mồm, đọc thành Bụt
Vậy danh xưng Phật có khi nào? Phật là cách phiên âm của người Tàu bên Trung Hoa của chữ Buddha
Dịch âm tiếng Phạn "Buddha" là “Phật đà” 佛陀, là bậc tu đã tới cõi giác ngộ hoàn toàn, lại giáo hóa cho người được hoàn toàn giác ngộ
Tín đồ Tàu tôn xưng người sáng lập Phật giáo Thích Ca Mâu Ni là “Phật”. “Phật” 佛 gồm một bên chữ nhân đứng, một bên chữ phất là xuất xứ từ chữ Buddha
Ở Bắc Kỳ thời Tống đến đời Minh có những Tạng kinh dịch từ chữ Phạn, chữ Pali ra chữ Hán rồi qua Việt
Từ đó Việt Nam có danh xưng Phật hay Phật đà
Đức Huỳnh Phú Sổ của PG Hòa Hảo có câu thơ:
"Tăng sĩ quyết chùa, am bế cửa
Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha
Đền xong nợ nước thù nhà
Thuyền môn trở gót Phật-Đà Nam-mô.”
Người ta, người có học, kẻ trí thức hiểu biết quí trọng Đức Phật không phải vì Ngài để lại xá lợi. Qúi mến và tôn thờ cai tinh thần, triết lý và danh thơm của Ngài để lại
Người ta ca tụng những cao tăng không phải chờ cho mấy ổng chết lượm xá lợi. Tôn trọng vì nhân cách sáng ngời, học thuật cao siêu, trí óc minh mẫn, tâm thế an nhiên, tư thế đàng hoàng
Một ông sư chết để lại máy chục cục xá lợi mà nhân cách khi sống như ma quỷ, đầu óc ngu dốt, nịnh bợ, lừa thầy phản bạn thì chúng sanh cũng coi ổng như rơm rác thôi
Chúng ta có tín tâm thanh tịnh thì hình dung tâm mình chính là tâm của Phật. Và học hỏi ở Đức Phật Thích Ca ở cách sống, cách suy nghĩ của ngài về con đường Trung Đạo, Tứ Diệu Đế, Bình Đẳng và sự Giác Ngộ
Chúng ta nhìn sự vật cho đúng đắn, hiểu được rõ ràng nguyên nhân và kết quả
Phật đã dạy chúng sanh không hối tiếc những điều đã qua, không lo lắng về những điều chưa đến, coi trọng những gì có trong hiện tại thì tâm sẽ khoẻ mạnh
Không cần ăn chay, không cần ê a suốt ngày, chẳng cần màu mè áo xống, chùa lớn chùa nhỏ, tượng nhiều hay tượng ít, bợ ông sư này bà ni nọ. Tin Phật thì hãy sống theo triết học Đức Phật đã dạy
Cứ ngẫm rằng, cõi Niết Bàn thực nhứt là ở ngay trần thế, là cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải có trách nhiệm làm cho cuộc sống đáng sống hơn
Ý thức con người, giữ gìn xứ sở, lề lối của ông bà mình để lại. Chúng ta giữ phẩm giá của chúng ta cũng là một cách tu hành
Nói vụ tóc tức cười, nhiều người cứ "vái" là cạo trọc đầu. Chi vậy? làm áp lực với Đức Phật hả?
Khi còn sống, Đức Phật Thích Ca Siddhārtha Gautama là một bậc đạo sư, ông chủ trương bình đẳng, thành ra ông không kêu ai cạo trọc đầu hết, tất cả còn tóc
Không có chuyện cạo đầu để phân biệt
Cạo trọc đầu là sau này khi Đức Phật đã qua đời, những người sau bày ra, họ lý giải cạo trọc đầu là tiêu trừ được mọi sự phiền não, tiêu trừ được các tập quán xấu xa cũ kỹ, đoạn tuyệt trần ai
Thành ra có gì đó khác lạ, tượng Đức Phật thì có tóc xoăn, còn tăng ni thì trọc đầu
Than ơi! ma quỷ hay thần thánh gì là ở trong đầu chứ không phải ở mấy cọng tóc. Lông tóc không biết triết lý
Ta còn thấy trên đầu tăng ni Bắc Tông còn có những vết thẹo tròn do chấm nhang phỏng mà thành.Trong Phật giáo Bắc Tông lễ này còn được gọi là “Tấn hương” (đốt nhang ), “Nhiệt đảnh” (Đốt đầu) hay còn gọi là “Đốt Liều”
Tục đốt nhang trên đỉnh đầu xuất xứ từ Tàu, vào đời nhà Nguyên , xuất xứ từ ông Thích Chí Đức ở chùa Thiên Hỷ tại Kim Lăng vào đời nhà Nguyên. Ông sư này bắt tất cả đệ tử phải lấy đầu nhang cháy đỏ chấm thành thẹo trên đỉnh đầu để chứng minh tâm nguyện trọn đời theo Phật
Phật giáo Nam Tông không có truyền thống đốt này
Bày ra là tật của kẻ đi sau
Đức Phật thì không có kêu mà những người sau họ muốn chứng tỏ họ quyết tu, nhưng suy cho cùng, họ đã không hiểu rõ giáo lý của chính Đức Phật
Đạo Phật từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sở dĩ nó tồn tại là nhờ tinh thần khoan dung, tự do, tôn trọng và vỗ về an ủi chúng sanh trong mọi sự dù nguy nan tới an lạc
Thành ra ba cái lễ lạc là màu mè, tâm lễ mới quan trọng
Xin mọi người đừng đâm đầu vô ba cái xá lợi rồi dễ bị dẫn dắt này nọ. Tinh thần của Đức Phật mới quan trọng, xá lợi của Ngài chính là triết lý của Ngài
Học giả Nguyễn Hiến Lê từng nói:
"Chúng ta làm điều phải vì tin nó là điều phải chứ không phải vì ý muốn của Thượng đế hay một vị thần linh nào, cũng không phải vì mong chết rồi được lên Niết Bàn hay Thiên Đàng"
Đức Phật từng dạy:
“Này các Tỳ kheo, bây giờ chư vị và ta tự do, giải thoát khỏi những sự trói buộc của chư thiên và loài người”
"Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gội rửa cho ta.Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta, không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch"
“Nếu thường xuyên giữ được chánh niệm, tâm không loạn động, dứt trừ được phiền não thì chẳng bao lâu đắc thành quả vô thượng bồ đề.”