Đi chùa cầu bình an cho "mọi người và gia đình" có được không?
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Đi chùa cầu bình an cho "mọi người và gia đình" có được không?
Nhơn đọc bài "Trước khi là thầy tu, tôi từng là thầy giáo" kể về một Sadi và vị này kể :
"Nhưng từ lúc nhỏ thường được bà nội hay dẫn đi chùa, rồi dần dần Từ V hình thành nên ý thức đến chùa để lễ Phật, chỉ để cầu nguyện bình an cho mọi người và gia đình"
Những ngày đầu năm, ngày Tết ta hay thấy nhiều người có cùng suy nghĩ là đi chùa cầu an, rồi chùa chiền tổ chức cúng cầu "quốc thái dân an". Nhưng cái này hoàn toàn không đúng với tôn chỉ của Đức Phật
Cảnh chùa, Đức Phật khiến chúng sanh nhìn vô và có cảm giác tâm hồn an lạc và hạnh phúc, cảnh chùa trong không gian yên bình của thiền mang lại cho chúng sanh cảm giác bình an
Nhưng bình an hay tâm an lại là cái bên trong của từng cá nhân, không ai có thể cầu cho ai đặng
Vị Sadi trẻ kia cũng sai khi nói về càu bình an cho "gia đình và mọi người"
Đức Phật quan niệm bình đẳng chúng sanh và chúng sanh đều phải tự ý thức bản thân của mình mà sống tốt
Tất cả chúng ta, tự tâm mình, tự ý thức mình, xấu tốt,phước họa do mình, tự đốt đuốc mà đi, chẳng đi đốt đuốc dùm ta được
Lời Đức Phật dạy:
"Như vậy này Ananda, tỳ kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa chính mình, không y tựa một cái gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác.
Này Ananda, những ai, hiện nay hay sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa chính mình, không y tựa một cái gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một pháp gì khác..."
Bình an trong tôn chỉ của Đức Phật Thích Ca là Tâm An
Trong lòng mỗi người có vô số tham, sân, si, hận, những mong muốn, ham muốn, dã tâm, tà ý, ganh ghét, đố kị, tham lam....và cũng chỉ từng con người dó mới có khả năng gia giảm những thứ đó xuống hay tăng thêm, không có một vị sư và cả Đức Phật cũng không có khả năng đặt chữ "an" cho người đó đặng
Khi đến chùa đầu năm cầu bình an cho gia đình, mọi người là điều hay. Tuy nhiên đó chỉ là cái bề ngoài, tức là cầu cho có. Thực tế không đúng kiểu đó
Đức Phật không có khả năng giải tỏa nợ đời của chúng sanh
Không có đấng tối cao, không có Trời Phật nào có thể ban "tâm an" cho chúng sanh khi điều này là phải do tự cá nhân từng người tìm bình an của riêng họ
Ðức Phật dạy rằng: "Làm người cho tròn rồi mới làm Phật đặng"
Chúng ta hiểu "sắc tức thị không, không tức thị sắc" như thế nào?
Tánh Không của Phật với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có tự tánh riêng biệt, tất cả các pháp, dù là vật chất hay tinh thần đều chỉ là nhân duyên giả hợp, chỉ là ý thức (Vạn pháp duy thức), đều là do Tâm tạo (Tam giới duy tâm) chứ không phải là thật
Giác là giác ngộ, bến giác, bờ giác
Chữ giác có nghĩa là biết, tỉnh dậy và phát hiện. Giác là một phương diện trong các phương diện ở sự tỉnh ngộ của người đời. Giác là biết, tri cũng biết, mà thức cũng biết, nhưng chữ Giác mới có thể đóng song song với chữ Mê
Giác đây là thấy mà biết. Khi đã thấy rồi thì sẽ biết, biết rồi sẽ định, định rồi sẽ hành, sẽ thành nhân, thành Phật
Nói nôm na,đó là biết đời và biết mình
Đức Phật dạy rằng "Các con hãy cố gắng, Như Lai chỉ là người chỉ đường, các con phải tự đi tới cái các con muốn"
Đức Phật không ban "tâm an" hay "bình an" cho chúng sanh, Ngài chỉ phương pháp và chúng ta mỗi cá nhân tự mình vấn an lương tâm, cách sống mà tìm ra sự an lòng, an trí trong cái tâm của mỗi người
Rồi cúng kiếng, đọc kinh ngày đêm cũng chỉ là hình thức
Làm gì có chuyện làm điều xấu rồi lên chùa cúng dường là giải được nghiệp hết sạch sành sanh
Ăn chay, phóng sanh, làm thêm những việc thiện khác chỉ là hoa lá cành thôi, không có khả năng gột rữa cho người đó nếu thực sự họ sống không tốt
Cho nên mới nói đạo Phật xiển dương từng cá nhân, sự ý thức và giác ngộ cũng từ trong tâm mỗi người.
[ https://www.facebook.com/Conduongthienly.vi/posts/2016855215352568 ]