Travel : Sài Gòn <---> Hà Nội <---> Nam Định. Cuối tháng 11 & đầu tháng 12/2024
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Một buổi sáng ở Hà Nội, khi những cơn gió se lạnh của mùa đông bắt đầu len lỏi qua từng con phố, mọi người dần thức dậy và chuẩn bị cho một ngày mới. Tiếng còi xe máy, tiếng bước chân vội vã hòa cùng tiếng rao hàng của những người bán rong tạo nên một bản hòa tấu đặc trưng của thành phố.
Người lớn vội vã rời khỏi nhà, khoác lên mình những chiếc áo ấm, chuẩn bị cho một ngày làm việc bận rộn. Họ chen chúc trên những con đường đông đúc, cố gắng vượt qua dòng xe cộ để đến nơi làm việc đúng giờ. Những chiếc xe buýt chật kín người, ai nấy đều chăm chú vào điện thoại hoặc tranh thủ chợp mắt thêm vài phút.
Trẻ em, trong những bộ đồng phục gọn gàng, được cha mẹ đưa đến trường hoặc tự đi . Tiếng cười nói của các em vang lên khắp các ngõ ngách, mang lại chút ấm áp giữa tiết trời lạnh giá. Các em háo hức gặp lại bạn bè, chia sẻ những câu chuyện nhỏ nhặt của ngày hôm qua.
Cuộc sống ở Hà Nội vào buổi sáng luôn tất bật và hối hả, nhưng cũng đầy sức sống và năng lượng. Mỗi người đều có một hành trình riêng, nhưng tất cả đều chung một nhịp điệu, tạo nên một bức tranh sống động và đầy màu sắc của thành phố.
......
Hà Nội,25/11/2024
Hàm Cá Mập Building (also known as Commercial Center No. 7 Đinh Tiên Hoàng, Hanoi )is a commercial center built on the site of the old tram station, overlooking Đông Kinh Nghĩa Thục Square and offering a panoramic view of Hoàn Kiếm Lake.
Designed by architect Tạ Xuân Vạn, the construction began in the early 1990s and was completed in 1993.
Despite receiving mixed reviews from urban planning experts at the time of its opening, Hàm Cá Mập Building has become an important architectural highlight in the Hoàn Kiếm district and one of the most visited locations in Hanoi.
Tòa nhà Hàm Cá Mập
[ hay còn gọi là trung tâm thương mại số 7 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội]
là một công trình trung tâm thương mại được xây dựng trên nền Nhà xe điện cũ với hướng nhìn ra Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và có tầm nhìn bao quát trọn vẹn hồ Hoàn Kiếm.
Công trình này do kiến trúc sư Tạ Xuân Vạn thiết kế, được khởi công đầu thập niên 1990 và hoàn thành vào năm 1993.
Dù nhận không ít ý kiến trái chiều từ giới chuyên gia quy hoạch đô thị vào thời điểm mới khai trương, tòa nhà Hàm Cá Mập ngày nay trở thành một điểm nhấn kiến trúc quan trọng ở khu vực quận Hoàn Kiếm, đồng thời là một trong những địa điểm có lượt ghé thăm nhiều nhất Hà Nội.
12/2024
...........................
When talking about Hanoi, one cannot miss mentioning places like Hoan Kiem Lake, West Lake, St. Joseph's Cathedral, Bat Trang Pottery Village,... and especially, Ta Hien Street, known affectionately as "the street that never sleeps in the heart of Hanoi."
Ta Hien Street, Hanoi
History:
Located in the eastern part of Hanoi, Ta Hien Street belongs to Hang Buom Ward, Hoan Kiem District, and is an old quarter. During the French colonial period, this street was called Rue Géraud. Since 1945, the street has been named after the patriot Ta Hien, one of the leaders of the Can Vuong movement against the French.
During the French colonial period, this street was originally combined from old street segments and named Rue Géraud. However, locals often referred to Ta Hien as Quang Lac Alley, because right in the middle of the street was the location of one of the most famous theaters in Hanoi at that time:
- Quang Lac Theater : This was a famous venue for traditional Vietnamese opera and cheo (a form of traditional Vietnamese theater), and a place where the upper class enjoyed poetry and performances.
- Around Quang Lac Theater, there were plenty of food and beverage shops serving night-time visitors.
From pho, noodle, and porridge shops, bustling beer stalls to street vendors selling sweet soup and fried cakes... all combined to create a bustling night-time scene.
Since 1945, the street has been renamed Ta Hien Street – named after a leader of the Can Vuong movement in Thai Binh province, patriot Ta Quang Hien (1841 – 1887 or 1893).
Popular dishes sold on this street today:
- Bun Moc (Vietnamese pork ball noodle soup)
- Bun Bo Nam Bo (Southern Vietnamese beef noodle salad)
- Grilled Quail
- Grilled Beef on a Hot Plate
And many other street foods...
Ta Hien Street today was once known as Quang Lac Alley during the French colonial period.
Nếu nói đến Hà Nội, không thể không nhắc đến những điểm như Hồ Gươm, Hồ Tây, Nhà Thờ Lớn, Làng Gốm Bát Tràng,... và đặc biệt, Phố Tạ Hiện, được biết đến với cái tên thân thuộc “con phố không ngủ giữa lòng Hà Nội”.
Phố Tạ Hiện, Hà Nội
Lịch sử :
Nằm ở phía Đông thành Hà Nội, phố Tạ Hiện thuộc phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, là một khu phố cổ. Thời Pháp thuộc, phố này có tên gọi là Rue Géraud. Từ năm 1945, phố mang tên chí sĩ Tạ Hiện, một trong các thủ lĩnh của phong trào Cần Vương chống Pháp.
Thời kỳ Pháp thuộc, khu phố này vốn được gộp lại từ các đoạn phố cũ và mang tên là Rue Géraud. Tuy nhiên, người dân nơi đây vẫn thường gọi Tạ Hiện là ngõ Quảng Lạc hơn, bởi ngay giữa phố là nơi đóng đô của rạp hát nổi tiếng nhất nhì Hà thành thời bấy giờ:
-Rạp hát Quảng Lạc. Đây là nơi diễn tuồng, chèo, nổi tiếng của Hà Nội và là chốn thưởng thức thi ca được giới thượng lưu yêu thích.
-Xung quanh rạp Quảng Lạc có đủ các cửa hàng ăn uống, giải khát phục vụ du khách dạo phố đêm.
Từ những cửa tiệm bán phở, mì, cháo, quán bia đông đúc cho đến những gánh hàng rong bán chè, bánh rán… gộp lại tạo nên một khung cảnh sinh hoạt tấp nập ban đêm.
Từ năm 1945, khu phố được đổi tên thành phố Tạ Hiện – tên của một vị lãnh tụ trong phong trào Cần Vương tại địa bàn tỉnh Thái Bình, chí sĩ Tạ Quang Hiện (1841 – 1887 hoặc 1893).
Món nay ngày nay và thường bán tại phố này :
-Bún Mọc
-Bún Bò Nam Bộ
-Chim Cút Nướng
-Bò Nướng Chảo Gang
Và còn khá nhiều món ăn vặt khác
Phố Tạ Hiện ngày nay từng có tên gọi là ngõ Quảng Lạc vào thời Pháp thuộc
Hà Nội,cuối tháng 11/2024
Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở quận Hoàn Kiếm, trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt).
Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả lại gươm thần cho Rùa thần. Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Thái Tổ dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm. Tên hồ còn được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.
---
**Searching for the old turtle but couldn't find it**
Hanoi, Hoan Kiem Lake, 27/11/24
Hoan Kiem Lake, also known as Sword Lake, is a natural freshwater lake located in Hoan Kiem District, the center of Hanoi. The lake covers an area of about 12 hectares. In the past, the lake had other names such as Luc Thuy Lake (because the water is green all year round), Thuy Quan Lake (used for naval reviews), Ta Vong and Huu Vong Lakes (during the late Le dynasty).
The name Hoan Kiem appeared in the early 15th century, associated with the legend of King Le Loi returning the magic sword to the Turtle God. According to the legend, once when King Le Thai To was boating, a golden turtle suddenly surfaced and asked the king to return the sword that the Dragon King had lent to drive away the Ming invaders. The king returned the sword to the turtle, which then dived into the water and disappeared. Since then, the lake has been named Hoan Kiem Lake. The lake's name was also used to name a central district of Hanoi (Hoan Kiem District) and remains the only lake in this district to this day.
If you visit Hanoi and are near this place, you should stop and use breakfast. The Chicken Pho at Pho Nga Restaurant, located at 105 Láng Hạ, Hanoi, is highly recommended.
The chicken Pho is delicious. Some people might find the price a high, but in return, you get to enjoy a very tasty
In the picture is a chicken pho and Mr Toi, him is very handsome
November 21, 2024
Nếu bạn có đi Hà Nội và gần chỗ này. Nên ghé qua nơi này ăn sáng. Món Phở Gà tại Quán Phở Nga. Địa chỉ 105,Láng Hạ,Hà Nội.
Nước dùng (nước lèo) đậm đà,thịt gà ngon. Giá có thể 1 số người sẽ cảm giác là cao nhưng bù lại,bạn thưởng thức món ăn rất ngon.
Trong ảnh là tô phở gà và anh Tới đẹp trai
21/11/2024
In 1865, during the reign of Emperor Tự Đức, Nguyễn Văn Siêu built a bridge connecting the shore to the Ngọc Sơn Temple and named it Thê Húc (meaning "the place where light rests" or "Convergence of Radiance"). The bridge consists of 15 spans, with 32 round wooden pillars arranged in 16 pairs. The bridge deck is paved with planks, and the railings are painted dark red, with the words Thê Húc gilded. The bridge has undergone two reconstructions since its completion. The first was in 1865 during the reign of Emperor Thành Thái.
The second was in 1952 under Mayor Thẩm Hoàng Tín (term 2/1950-8/1952) after one span of the bridge broke on New Year's Eve of the Year of the Dragon 1952 due to the large number of visitors to Ngọc Sơn Temple. Under the supervision of architect Nguyễn Bá Lăng, the bridge was rebuilt with its foundation recast in cement instead of wood in 1953 under Mayor Đỗ Quang Giai (term 8/1952-10/1954).
Năm 1865 dưới triều Tự Đức, Nguyễn Văn Siêu cho xây cầu nối bờ với đền Ngọc Sơn và đặt tên nó là Thê Húc (nghĩa là "giọt ánh sáng đậu lại" hay "Ngưng tụ hào quang"). Cầu gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng.
Cầu đã trải qua hai lần tái thiết kể từ khi hoàn tất. Lần thứ nhất là vào năm 1865 triều Thành Thái. Lần thứ nhì là vào năm 1952 dưới thời thị trưởng Thẩm Hoàng Tín (nhiệm kỳ 2/1950-8/1952) sau khi một nhịp cầu gãy vào đêm Giao thừa năm Nhâm Thìn 1952 vì khách đi lễ đền Ngọc Sơn quá đông.Dưới sự giám sát của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng cầu được xây lại thay vì bằng gỗ thì móng cầu được đúc lại bằng xi măng năm 1953 dưới thời thị trưởng Đỗ Quang Giai (nhiệm kỳ 8/1952-10/1954).
Hanoi,28/11/2024
On September 2, 1945, President Hồ Chí Minh, on behalf of the provisional government, read the Declaration of Independence, founding the Democratic Republic of Vietnam, and announcing to the world the birth of a new, independent Vietnam.
The historic Declaration of Independence was drafted by President Hồ Chí Minh on August 28, 1945, on the second floor of a building on Hàng Ngang Street. The house belonged to the patriotic national bourgeois Trịnh Văn Bô and his wife, Hoàng Thị Minh Hồ, a wealthy and famous silk merchant family. This was also the first place where President Hồ Chí Minh stayed upon his return to Hanoi.
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuyên bố với thế giới về một nước Việt Nam mới - nước Việt Nam độc lập.
Bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử được Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo vào ngày 28/8/1945, trên tầng 2 của một tòa nhà nằm trên phố Hàng Ngang. Ngôi nhà thuộc sở hữu của nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô và vợ là bà Hoàng Thị Minh Hồ - một gia đình doanh nhân buôn tơ lụa nổi tiếng giàu có. Đây cũng là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong những ngày đầu trở về Hà Nội.
27/11/2024
Số 48,Hàng Ngang,Hà Nội
If you have the chance, visit the Nam Dinh Provincial Museum. It's about 90 km from Hanoi. You can travel from Hanoi to here using the services of XE Vietnam. They will take you from Hanoi in a 9-seater car with very spacious and comfortable seats, and friendly drivers, to their bus station opposite Big C Nam Dinh. From there, they will use a Vinfast V6 car to bring you here. The one-way ticket price is 125,000 VND per person.
Admission to the museum is free.
You will discover how fascinating and strange the land of Nam Dinh is.
In Nam Dinh, traces reflecting the presence of humans from the late Neolithic period to the metal age (Dong Son culture) have been found in the hills of Vu Ban and Y Yen districts. Living in conditions near mountains, near the sea, with many rivers and lakes, the residents here developed diverse exploitation skills, from hunting and gathering to wet rice farming and animal husbandry. From an economy with primarily stone tools in the early stages, it evolved into a richer economy with metal tools. Along with economic development, people from the mountains and midlands moved down to occupy the Red River and Day River deltas, creating the increasingly fertile land of Nam Dinh. They were the first inhabitants, leaving behind production and living tools through collections of stone, ceramic, and bronze artifacts found in the ancient lands of Nam Dinh.
Nếu bạn có dịp hãy ghé Bảo Tàng Tỉnh Nam Định. Cách thành phố Hà Nội khoảng 90km. Các bạn có thể di chuyển từ thành phố Hà Nội tới đây bằng dịch vụ của hãng xe XE Việt Nam. Họ sẽ chở bạn từ Hà Nội bằng dòng xe 9 chỗ ngồi với từng ghế rất rộng,thoải mái,tài xế niềm nở tới bến xe của họ đối diện Big C Nam Định, sau đó họ dùng xe Vinfast V6 chở bạn tới đây. Giá vé 1 chiều là 125 ngàn/người
Còn vé vào bảo tàng miễn phí.
Bạn sẽ tìm hiểu về vùng đất Nam Định kỳ thú và lạ kỳ thế nào.
Trên mảnh đất Nam Định, dấu tích phản ánh sự xuất hiện của con người thuộc hậu kỳ đồ đá mới đến thời kỳ kim khí (Văn hóa Đông Sơn) được phát hiện tại các đồi núi thuộc hai huyện Vụ Bản và Ý Yên. Sống trong điều kiện của vùng cận núi, cận biển, nhiều sông lạch và đầm hồ đã tạo cho các cư dân ở đây một khả năng khai thác đa hướng, từ săn bắt, hái lượm đến nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi; từ nền kinh tế mang dáng dấp nguyên thuỷ với công cụ bằng đá là chủ yếu ở giai đoạn đầu đã phát triển thành một nền kinh tế ngày càng phong phú với công cụ kim loại. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, con người từ rừng núi, vùng trung du đã tràn xuống chiếm lĩnh đồng bằng của sông Hồng, sông Đáy để tạo nên vùng đất Nam Định ngày một trù phú. Họ chính là lớp cư dân đầu tiên, để lại các công cụ sản xuất, sinh hoạt qua các sưu tập đồ đá, đồ gốm và đồ đồng phát hiện được ở các vùng đất cổ của Nam Định.
Nam Định,28/11/2024
....
he Nam Dinh Flag Tower, also known as the Ky Dai Thanh Nam, is an important historical structure and a source of pride for the people of Nam Dinh.
Constructed in the late 19th century:
- In 1812: Initiated in the 11th year of Gia Long's reign
- In 1843: Completed in the year Quy Mao, under the Nguyen dynasty
This flag tower stands 23.84 meters tall and is now located on To Hieu Street, Ngo Quyen Ward, Nam Dinh City.
Cột cờ Nam Định, còn được gọi là Kỳ đài Thành Nam, là một công trình lịch sử quan trọng và niềm tự hào của người dân Nam Định.
Được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX :
-Năm 1812 :Khởi dựng vào năm Gia Long thứ 11
-Năm 1843 :hoàn thành vào năm Quý Mão, dưới triều đại nhà Nguyễn cột cờ này cao 23,84 mét và ngày nay nằm trên đường Tô Hiệu, phường Ngô Quyền, TP Nam Định
28/11/2024
You may not know much about Nam Dinh Province if you are from the South. On my recent business trip, I discovered that Nam Dinh is the cradle of:
- Nam Dinh Pho (beef, chicken, buffalo pho)
- A land that has produced many madarins
- A land that has many priests and nuns (Catholicism)
- Numerous churches and chapels (Catholicism) close to each other
- Many ancient relics over 150 years old, such as churches (Catholic), pagodas, communal houses, temples, and ancient tombs. Examples include Bui Chu Cathedral, Trung Lao Church, etc.
- Famous for the garment industry (clothing, textiles). Many garment companies are now established here, recruiting workers. The basic salary is 6 million VND/month, with overtime depending on the stage and time. Some people earn from 8 million VND or more. They also hire older people if they are still healthy.
Among them is the Nam Dinh Textile Factory (now reduced from a super large area to a tiny one)
- Food: Banh Gai, su-xe cake, chao, etc.
- Nam Dinh is also a major rice granary in the North, Vietnam
Có thể các bạn ở trong miền Nam không biết nhiều về tỉnh Nam Định. Chuyến công tác vừa qua mình đi thì mình thấy rằng Nam Định là thủ phủ/cái nôi của :
-Phở Nam Định (phở bò,gà,phở trâu)
-Vùng đất sinh các bậc quan nổi tiếng
-Vùng đất sinh ra các cha & souer (Sơ) : đạo Công Giáo
-Có rất nhiều nhà thờ gần nhau và nhà nguyện (Công giáo)
-Vùng đất rất nhiều di tích cổ trên 150 năm như nhà thờ (Công giáo),chùa/đình/miếu,mộ cổ. Như nhà thờ chánh toà Bùi Chu,nhà thờ Trung Lao v.v...
-Nổi tiếng về ngành may (quần áo,dệt). Các công ty may,giờ được xây dựng nhiều và tuyển công nhân ở đây. Lương cơ bản 6 triệu/tháng,tăng ca thì tuỳ công đoạn,tuỳ thời gian. Có người lãnh từ 8 triệu trở lên. Có nhận người lớn tuổi đi làm (nếu họ còn sức khoẻ).
Trong đó có nhà máy dệt Nam Định (nay đã bị thu hẹp diện tích từ siêu rộng thành nhỏ xíu)
-Món ăn : bánh gai,bánh Su-xê,chạo v.v..
-Nam Định cũng là vựa lúa lớn ở miền Bắc.
02/12/2024
........
Nhà thờ Trung Lao hay Đền thánh Trung Lao là một công trình kiến trúc độc đáo kết hợp các yếu tố Gothic, Tây Ban Nha và kiến trúc truyền thống Việt Nam. Nhà thờ tọa lạc tại làng Trung Lao, xã Trung Đông, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Nhà thờ Trung Lao được khởi công xây dựng năm 1888, do hai linh mục Juan Pages Tràng Thái và linh mục Trứ thừa sai Tây Ban Nha đã chỉ đạo xây dựng xây nhà thờ. Sau hơn 10 năm, cùng với sự hỗ trợ của giáo dân, nhà thờ hoàn thành năm 1898.
Nhà thờ có chiều dài 50m, rộng 16m, gồm 11 gian, được xây bằng gạch, mái lợp ngói đỏ hình vẩy rồng, còn gọi là ngói Nam. Toàn bộ nội thất cung thánh đường đều được làm từ lõi gỗ lim. Cột của nhà thờ là những thân gỗ lim có đường kính từ 70 cm đến 80 cm được để mộc, không trang trí. Các vì kèo, xà khóa, xà cân nâng đỡ cây long cốt được chạm trổ công phu với hoa văn hoa lá uyển chuyển, tạo sự nhẹ nhàng, thanh thoát.
Nội điện tôn trí tượng Đức Mẹ Maria cùng các vị thánh trên một bệ thờ lộng lẫy với hai màu vàng, đỏ. Bệ thờ là một công trình điêu khắc hết sức công phu, được trau chuốt tới những chi tiết nhỏ nhất.
Năm 1986 một trận bão lớn đã làm đổ bức tường các cửa hành lang, sau đó hai bức tường cửa hành lang được xây dựng lại theo kiến trúc hiện đại. Đến năm 1996 trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng nhà thờ, linh mục Giuse Lê Ngọc Hoàn đã cho cho trùng tu lại nhà thờ và làm lại hai bức tường cửa hành lang theo nguyên bản.
Hỏa hoạn
Khoảng 23h30 ngày 05 tháng 8 năm 2017, ngọn lửa bất ngờ bùng phát tại gian đầu của nhà thờ. Khi phát hiện hoả hoạn, nhiều người đã kéo chuông nhà thờ báo động, các giáo dân đã kéo đến nhưng do không đủ phương tiện chữa cháy cộng với tầm cao quá lớn của nhà thờ và sức gió khu vực nhà thờ mạnh nên đám cháy lan rất nhanh, cháy lan từ đầu đến cuối nhà thờ chỉ trong khoảng 2h.
Đến 6h00 sáng ngày 06 tháng 8 năm 2017 đám cháy tan. Toàn bộ nội thất và phần mái của nhà thờ bị thiêu rụi. Các cây cột lớn bằng lõi lim vẫn đứng vững nhưng chỉ còn phần lõi, vì phần phía ngoài cột khoảng 20 cm phía ngoài đường kính cột đã bị ngọn lửa làm cho cháy xém.
Tuy nhiên phần ngoại thất với 2 bức đầu cuối công phu được xây dựng bằng vữa trộn mật mía vẫn còn đứng vững
Tái thiết
Với việc kết cấu 2 bức đầu cuối nhà thờ vẫn còn đứng vững đã làm một số giáo dân hy vọng phục chế lại. Doanh nhân Xuân Trường khi nghe tin nhà thờ cháy đã đến hiện trường để xem xét và quyết định ủng hộ tất cả các cột gỗ trong nhà nhằm phục chế lại ngôi thánh đường.
Khi đó hình thành 2 luồng ý kiến về công cuộc phục dựng:
Thứ nhất: theo linh mục chính xứ là Giuse Phạm Ngọc Đồng, và các ông trùm là nhân thể nhà thờ cháy thì đập đi xây dựng lại nhà thờ lớn, đẹp, hoành tráng hơn.
Thứ hai: theo tầng lớp trí thức, giới trẻ và đa phần người dân là trùng tu lại nhà thờ mà không phá dỡ, hai bức tường đầu cuối nhà thờ vẫn còn vững chãi và có giá trị lịch sử nên giữ lại và phục dựng lại phần nội thất và mái bị cháy, quan điểm gìn giữ những gì còn lại.
Sau khi trưng cầu dân ý lần 1 thì 90% chọn theo luồng ý kiến thứ hai. Nhưng sau đó theo linh mục Phạm Ngọc Đồng thì ý của Giám mục chính tòa Giáo phận Bùi Chu là Tôma Vũ Đình Hiệu quyết định là chọn theo phương án phá dỡ, xây mới nhà thờ lớn hơn vì sức chứa nhà thờ cũ không đủ cho một xứ lớn như Trung Lao.
Với những ý kiến trái chiều về việc phục dựng thánh đường, đã có những cuộc biểu tình của tầng lớp những người trẻ, quyết tâm gìn giữ di sản của tổ tiên, không cho phép phá dỡ thánh đường. Người dân Trung Lao bị phân hóa rõ rệt với 2 nhóm: nhóm thứ nhất đồng ý nghe theo hướng dẫn của linh mục giáo xứ cũng như Giám mục Vũ Đình Hiệu, mong muốn phá dỡ, xây dựng lại; nhóm thứ hai lại cho rằng không nên phá dỡ mà nên giữ lại và phục dựng.
Đến ngày 10 tháng 12 năm 2017, việc phá dỡ khung nhà thờ đã diễn ra, các cây cột cháy xém được cẩu mang đi, hai bức đầu cuối bắt đầu bị phá dỡ, song việc phá dỡ 2 bức đầu cuối khá khó khăn vì hai bức đầu cuối nhà thờ vẫn còn rất vững chãi do kết cấu gạch xây trát bằng vữa trộn mật mía - một loại bê tông rất chắc chắn của kỹ thuật xây dựng thế kỷ 19. Những cần cẩu lớn đã được huy động để phá dỡ hai bức đầu cuối của ngôi thánh đường.
Trong ảnh là nhà thờ ngày nay
Nam Định,29/11/2024
Đức Phật nói...
"Cái gì thuộc về con, con từ chối cũng không được.
Cái gì vốn không thuộc về con, con mưu tính cũng vậy thôi.
Của mình trân trọng, của người trả người, để hoa là hoa, cổ thụ là cổ thụ.
Nhân duyên là sợi chỉ, kéo mãi sẽ căng rồi đứt, thuận duyên bình đạm đối đãi thôi, mà lâu dài..."
Mẫu Tượng Phật thời nhà Lý,đặt tại Bảo Tàng tỉnh Nam Định | cuối tháng 11.2024
When you visit Hàng Bạc Street, a street famous for its centuries-old jewelry-making tradition, you certainly won't want to miss an interesting sightseeing spot: Kim Ngân Temple.
Kim Ngân Temple was built during the Later Lê Dynasty and is dedicated to Hiên Viên, the ancestor of a hundred crafts. According to Hanoi scholar Nguyễn Vinh Phúc, Kim Ngân Temple dates back to the late 15th and early 16th centuries. It was established by Lưu Xuân Tín from Châu Khê Village, Thúc Kháng Commune, Bình Giang District, Hải Dương Province, who served as the Minister of Personnel during the reign of King Lê Thánh Tông. He brought the entire village here to work as silversmiths for the royal court and built the temple.
26/11/2024
---
Tới với phố Hàng Bạc - con phố nổi tiếng nhờ nghề kim hoàn đã có lịch sử lâu đời hàng trăm năm, bạn hẳn sẽ không thể bỏ qua một địa điểm tham quan đầy thú vị: Đình Kim Ngân.
Đình Kim Ngân được xây dựng từ thời Hậu Lê, thờ ông tổ bách nghệ (tổ trăm nghề) Hiên Viên. Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, đình Kim Ngân có từ cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI do ông Lưu Xuân Tín người làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương làm quan Thượng thư bộ Lại thời Vua Lê Thánh Tông đã đưa cả làng ra đây làm nghề đúc bạc cho triều đình, xây dựng nên.
26/11/2024
1. Whether working or traveling, I enjoy recording video and audio. This is the last clip I recorded while I was in Nam Dinh, Hanoi, Noi Bai Airport, and Tan Son Nhat Airport.
2. VJ airline tickets are too expensive for everyone in the country who wants to travel by plane.
3. When I was at Noi Bai and Tan Son Nhat airports, there were very few passengers.
18. Goodbye Nam Dinh, goodbye Hanoi. Returning to the South.
.......
1.Đi làm hay đi du lịch,mình thích ghi hình và âm thanh (quay film). Đây là clip cuối cùng mình quay khi còn ở Nam Định, Hà Nội, sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất.
2.Giá vé máy bay VJ quá mắc. Đối với tất cả mọi người trong nước. Người mà muốn di chuyển bằng máy bay
3.Sân bay Nội Bài & Tân Sơn Nhất lúc mình đi,hành khách quá vắng