Nghĩ về Tết nó như cuốn phim xưa tuôn lại....
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Còn bốn tuần nữa tới Noel, tám tuần nữa tới Tết. Dí dầu có ngán có sợ, có oải chè đậu thì nó vẫn trồi tới, thời gian thoi đưa và chúng ta phải bước qua đành lòng chấp nhận nó
Khổ gì thì khổ, nghèo chứ không hèn, chúng ta cũng phải kho nồi thịt kho hột vịt đón ông bà về
Người Miền Nam đã tự mình bước qua vô số biến cố và thời gian, từ tháng 4 /1975 tới những ngày dịch triền miên đó, bước qua những khu giăng dây trắng toát, lạnh ngắt, im lìm
Biết vì sao sợ Tết hôn? Hông phải sợ già, sợ xấu, sợ nhăn nheo đâu, mà sợ tuổi xuân trôi qua người ta càng già rồi rơi rụng từ từ
Cảm giác sợ cô đơn khi ông bà, người thân lần lượt bỏ ta đi hết
Nghĩ về Tết nó như cuốn phim xưa tuôn lại, hồi đó còn thấy rõ bà ngoại, bà nội cười. Thấy những đêm chong đèn hột vịt ngồi nấu bánh, mơ hồ nghe tiếng lửa lóc bóc, hửi được mùi khói củi
Có cảm giác vui sướng và hồn nhiên của con nít bên ông bà ,gia đình đầy đủ ...Thấy cảm giác xưa mà rất gần cái mùi thịt kho hột vịt ngày Tết, nhớ mùi bánh tét mùng 3 Tết
Nghe tiếng bước chưn của ngoại ngoài hiên, nghe thấy tiếng ho khan của nội
Thấy hết, ký ức lùa qua song rột rẹt như gió thoảng, lấy tay kéo nó về và rất gần, kéo cái rôt
Nghe Tết tới, phải nói là vừa vui vừa sợ cảm giác này. Sợ vì nó đã không còn từ lâu rồi, nhắc lại chỉ là rưng rưng, buồn tủi
Nhưng chúng ta phải đối diện nó, vì chúng ta là con người bình thường
Rèn luyện nhiều, kể cả tư thế nhìn nhận về cái chết, không chờ đợi nó, nhưng bình thản đón nhận nó
Bước qua mọi thứ và chấp nhận mọi thứ sẽ là nền tảng cho chúng ta trưởng thành hơn
Nhớ học giả Nguyễn Hiến Lê từng dạy vầy:
"Văn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào, cũng phải có sống mới hiểu được đời, mới hiểu được văn. Không lịch lãm nhiều thì làm sao tưởng tượng được những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay? Không đau khổ nhiều thì làm sao thấu rõ được những tình tiết kể trong truyện mà thấy nó khéo?
Âu Dương Tu đề bài tựa tập thơ của Mai Thánh Du có câu: “Càng khốn cùng thì thơ càng hay. Không phải thơ làm cho người ta khốn cùng, mà người ta có khốn cùng rồi thơ mới hay”
Nghệ sĩ có từng trải thì văn mới già. Mà độc giả thì cũng vậy, có từng trải mới hiểu được văn. Cho nên quan niệm về cái đẹp thay đổi tùy tuổi tác, đời sống của ta
Nhứt là sau một biến cố quan trọng, tâm trạng ta thường chuyển biến mạnh mẽ và quan niệm về cái đẹp cũng biến chuyển theo
Sống là phải hy vọng
Người ta có thể nghèo gạo nghèo tiền, sống ăn mắm hút dòi nhưng đầu óc lúc nào cũng phải có lý trí, sống với tư tưởng của mình. Cuộc đời này gọi thế nào là thành công thì còn tùy, nhưng tự nhủ lòng, cha mẹ cho mình đi học, bước vô đời, có cái học để thành nhơn trước cũng đã là vui lắm rồi
Mình cứ là chính mình
Các bạn cứ tự nhủ mỗi người trong xã hội này ai cũng là bậc Trời sanh, bậc kỳ tài để làm một sứ mệnh nào đó trong tương lai
Con người là vốn quý của Trời Đất, khi sanh ra ai cũng mang trong mình một Thiên Mệnh dầu ít dầu nhiều, thành ra ai cũng có một sở trường nhứt định
Chưa xài được là do ý Trời. Có thể sớm và có thể trễ, nhưng tự nhủ trước sau gì cũng đem ra thi thố mà thôi
Nhưng trước khi bước vào thì phải qua trăm ngàn gieo neo cực nhọc, thử thách đó. Biết vậy thì phải ráng mà thi gan với đời
Tuổi thanh xuân vẫn tiếp diễn, không ai được coi là già, nhứt là tinh thần
Không sợ tháng năm kéo dài làm phai mờ đi nét thanh xuân, ta chỉ sợ mình mệt mỏi rồi lúc nào đó hờ hững với Xuân, với Tết, khi đó không còn yêu xứ sở này nữa thì thiệt tội cho nó lắm.
Người Nam Kỳ chúng ta cũng như bông mai vàng vậy, bất khuất và kiêu sa bất kể mọi hoàn cảnh
Nguồn bài viết :