Người Miền Nam nói rõ vú sữa, bác sĩ, sầu riêng. Cấm kêu là "quả sầu", "quả vú", "bác"
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Người Miền Nam nói rõ vú sữa, bác sĩ, sầu riêng. Cấm kêu là "quả sầu", "quả vú", "bác"
Tự nhiên vài năm trở lại đây thấy trên truyền thông xuất hiện những chữ rất tào lao, kiểu kêu sầu riêng là "quả sầu", kêu vú sữa là "quả vú", kêu bác sĩ là "bác" ngon ơ mà những người có văn hóa nghe xong rất bực bội, khó chịu
1-Vú sữa là một thứ trái cây của Miền Nam, của Lục Tỉnh chúng ta, nổi tiếng vì thơm ngon, ngọt và mát
Vú sữa có tên là vì nó nhìn như bầu cái vú của người phụ nữ, nhưng là cái vú có sữa vì trái này có rất nhiều sữa ngọt. Phải nói cái tên là quá hay đặng chỉ một thứ trái cây ngon nổi tiếng của Nam Kỳ mình
Nhưng trái vú sữa không hề tục tằn, tục tỉu gì hết. Nó là do ông bà mình đặt ra. Vú sữa Lò Rèn lại là một cái tên đóng đinh trong làng ẩm thực của Miền Nam
Tây ghi vú sữa là “Star apple” hoặc "Milk apple", nhưng nó là vô duyên, vú sữa sao có bà con với táo?
"Tròn căng vú sữa Lò Rèn
Bóp cho nhũn nhão,ngọt mèng đéc ơi!"
2-Sầu riêng là trái cây của Miền Nam chúng ta, thứ trái này xuất xứ từ Mã Lai và Thái Lan đem qua
Tên Mã lai của nó là Doerian hay Durian, dân Miền Nam qua Tiếng Việt thành ra Dâu-riăng rồi thành Sầu Riêng cho dễ nhớ
"Sầu riêng ai khéo đặt tên
Ai sầu không biết nhưng em không sầu"
Vị sầu riêng thơm, ăn vài lần sẽ ghiền, nhưng không phải ai ăn cũng được. Cái tên Sầu Riêng kể như nỗi lòng của người đang buồn rầu, có chữ sầu là buồn, riêng là ôm lòng một mình, đó là mấu chốt của chơi chữ
"Trái chi hương vị lạ đời
Sầu Riêng đó trái dễ mời khó ăn"
3- Người Nam Kỳ mình bình dân xưa quen kêu cái ông làm nghề cứu người bằng y thuật là ông thầy thuốc, cái nhà người bị bịnh vô là nhà thương
Trong bài hò cổ Nam Kỳ sau có câu:
“Vốn em cũng chẳng bơ thờ
Em đã hằng chọn trong lóng đục, nhưng vẫn còn chờ nợ duyên
Vốn em muốn lấy ông thầy thuốc cho giàu sang, nhưng lại sợ ổng hay gia hay giảm”
Người Miền Nam kêu ông thầy thuốc Tây y là đốc tờ. Người Nam Kỳ dịch chữ Hôpital thành "Nhà thương” vì trong này có nhiều bà phước coi sóc,mà người bịnh bức rức trong lòng họ cần tình thương ,sự xoa dịu tinh thần của đốc tờ, y tá và các soeur
Kêu "Hospital" là nhà thương, rồi bịnh viện vì có "bịnh đau" phải đi vô nhà thương,bịnh viện
Người Miền Nam kêu docteur (doctor) nguyên bổn, bằng cách đọc trai qua tiếng Việt là Đốc tờ thẳng thừng
Trong thư tịch Tàu có nhiều danh xưng về ông thầy thuốc:
-Y Sanh : Người Tàu kêu ông thầy thuốc là Y Sanh
-Y Sĩ : Ông thầy thuốc trị bịnh gọi là Y Sĩ
Ta đọc truyện Tàu thấy có nhiều “Thần Y” và “Danh Y” trứ danh. Người Tàu cũng gọi thầy thuốc là “Đại Phu”
Đại Phu nguyên thủy là một chức quan lớn,sau thầy thuốc làm quan đại phu Y Viện, thành ra đại phu được tôn xưng là thầy thuốc luôn
-Vậy tại sao gọi thầy thuốc là Bác Sĩ?
博士 Bác Sĩ là gì? Bác 博 là kiến thức rộng, chữ Sĩ 士 là tiếng vinh danh người có phẩm hạnh hoặc tài nghệ riêng. Thí dụ; Nghệ sĩ, Họa sĩ, Nghị sĩ, Tấn sĩ, Viện sĩ…
Bác sĩ là người có kiến thức uyên thâm,dạng quý hiếm của xã hội
Thực ra trong thư tịch Tàu thì bác sĩ cũng chỉ là một chức quan như đại phu mà thôi. Thí dụ quan giáo dục gọi là Thái học bác sĩ. Rồi bên Y Học cũng có quan Thái y bác sĩ
Thời nhà Nguyễn,trước năm 1859 tại Việt Nam,tại Nam Kỳ không có danh xưng bác sĩ chỉ ông thầy thuốc
Người Pháp đem y khoa kiểu Tây Y vô Nam Kỳ
Khái niệm docteur và docteur en médicine trong tiếng Pháp hoặc physician,medical doctor hay doctor trong tiếng Anh cần dịch ra một chữ tiếng Việt
Trong ngôn ngữ Pháp-Anh thì chữ docteur-doctor cũng chỉ một cấp bậc học vị sau thạc sĩ
Cái người Nam Kỳ đầu tiên dịch ra chữ docteur-doctor đó đã mặc định theo ý tiêng của ông ta
Ông này dịch chữ docteur-doctor trong Y Khoa ra thành ”Bác Sĩ”, và mặc định docteur-doctor trong học vị giáo dục là Tiến Sĩ
Tại sao không dịch ra “đại phu” hay “thầy thuốc”? là vì đó là danh xưng của Đông Y,Nam Y .Tây Y thì tìm từ khác khác một chút
Nhưng lại bỏ chữ Đốc Tờ của người Miền Nam
Một cái sai lầm nữa là chữ thầy thuốc đúng ra phải là Y Sĩ 醫士, tuy nhiên y sĩ được gọi một chức danh có học thức sau bác sĩ ,trên y tá
Kết luận:
Kêu sầu riêng là "quả sầu" là sai, là bậy. Kêu vú sữa là "quả vú" là mất dạy, vô văn hóa. Kêu bác sĩ là "bác" là lộn xộn khi xưng hô
Kiểu kêu bác sĩ thành "bác" là kiểu của người Miền Bắc, rất xô bồ và luông tuồng, không biết cách xưng hô
Bây giờ vô phòng khám, vô bịnh viện, đi phòng mạch nghe các nhân viên y tế kêu "bác" gần hết, nghe như nịnh mà liếm vậy
Bác sĩ Thanh Hùng thì bác sĩ Hùng, Bác sĩ Ngọc Ngà thì bác sĩ Ngà. Mắc mẹ gì thành "bác Hùng", "bác Ngà" kiểu bề trên, làm chú bác thiên hạ?
Nghe bác tưởng già chát khú đế, ai dè nhìn ra thì còn trẻ măng, mặt búng ra sữa, da còn mùi thơm của mẹ
Kêu bác là "bác sĩ" là do đám dưới nó nịnh hay do làm biếng kêu chữ sĩ, bỏ chữ sĩ, kêu bác cho gọn. Vậy là nguyên cái bịnh viện bác lềnh trời, bác búa xua
Cái thói gặp ai cũng bác là thói của người Miền Bắc khi "bác" nghe như lớn và đụng ai cũng bác, gặp ai cũng kiểu "tớ là bác nhé", "bố là bác nhé"
Cách xưng hô "bác-em" là cách nói chuyện của người Hà Nội và phía Bắc
Bác sĩ đã đủ ý, Sĩ là giỏi, mắc mẹ gì bỏ chữ sĩ chỉ còn chữ bác có mùi mắm tôm vậy mấy anh chị nhân viên y tế?
Nói nghe nha hôn! bớt lại đi cho bà con đỡ nhức đầu.
[ ]