Cháo vịt Miền Nam
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Cháo vịt Miền Nam
Ở Mỹ Tho tui hay ăn cháo vịt ở mấy quán dưới chưn cầu Nguyễn Trãi, giá cũng vừa, chất lượng cũng ngon, vệ sinh. Sài Gòn thì hay ra Thanh Đa, nhưng giờ thì Thanh Đa cũng không còn như xưa
Cháo vịt ngon nhứt là nấu ở nhà mình
Ngẫm cũng ngộ, người Tàu là sư phụ vịt quay, mì vịt tiềm, phá lấu vịt , xì pỉn, vịt nấu chao ...Còn người Việt thì trùm cháo vịt, bún măng vịt
Trong những món cháo hiếm hoi mà người Miền Nam cúng ông bà được không hiểu vì sao lại có cháo vịt?Cháo vịt cúng ngày 25 tảo mộ ngon lành!
Đâu phải ai ăn thịt vịt cũng được, nhứt là những ai yếu bụng ăn coi chừng trúng thực vì thịt vịt có tánh hàn, buổi tối gần ngủ cũng không nên ăn vịt vì sẽ khó tiêu, lạnh bụng, đầy hơi
Còn trong cháo vịt người ta cũng hay bỏ tiêu và hành, hành xắt dài bằng nữa ngón tay cũng là khử mùi vịt
Nói về con vịt ngon, thịt dày da mỏng là con vịt Tàu. Vịt Tàu nhỏ con nhưng nhanh chưn, chạy nhảy khắp nơi nên thịt săn chắc, nếu nuôi bằng lúa không thì thịt còn ngon nữa ,ngọt ngất ngây
Vịt chạy đồng là số một, qua một mùa lúa gặt, con vịt nhảy từ đồng này sang đồng khác mà lớn lên, kiên trì lượm từng hột lúa còn sót lại để vun bồi có da có thịt
Người Nam Kỳ nấu cháo vịt thường ít bỏ bột ngọt, nước ngọt từ con vịt luộc mà ra. Người ta có thói quen khi c-ắt cổ vịt thì để dĩa nếp ngỗng hứng vào, huyết nếp vịt rất ngon, nó dẻo quẹo, ăn sực sực dai dai hó quên
Cháo vịt ngon cũng là nhờ dĩa gỏi
Gỏi vịt thường làm bằng cải nồi Đà Lạt bào sợi nhỏ hoặc bằng bắp chuối trộn dấm chua ngọt, cái vị chua chua, ngọt ngọt, béo béo, thêm miếng rau quế, rau răm làm đầu lưỡi không ngán trước cái béo của con vịt. Nhớ cho thêm đậu phộng rang và hành phi vàng rụm
Linh hồn của cháo vịt là nước mắm gừng
Người Nam Kỳ mình khi ăn vịt luộc như cháo vịt, để tránh mùi hôi lông, mùi vịt tanh tanh nên hay chấm vô nước mắm gừng, mùi gừng sẽ át mùi vịt, làm cho miếng thịt hấp dẫn và đậm đà vị hơn. Gừng có tánh cay cũng làm cho dễ tiêu hơn, con người cứng cáp mạnh dạn
Ăn với cháo vịt, gỏi vịt, cá rô, cá trê chiên thì ăn với nước mắm gừng.Cá rô đồng, cá trê vàng chiên dòn chan nước mắm gừng vô là Trời xanh cũng chảy nước miếng
Củ gừng thời có vị cay nồng. Ôn bà chúng ta hay ca ngợi tình vợ chồng là gừng cay nhưng nồng nàn
Cây gừng có nguồn gốc từ châu Á. Nó đã được sử dụng làm gia vị nấu ăn trong hơn 4.000 năm qua. Củ gừng đã được coi như một dược phẩm hữu ích của y học để trị các bệnh về tiêu hóa
Người Việt thì sống kế cây gừng,gừng lúc nào cũng được trồng ở quanh nhà, cần là có
"Tay nâng chén muối,dĩa gừng Gừng cay muối mặn,xin đừng có quên"
Gừng có vị cay nồng nàn, muối có vị mặn nồng, cay nồng hay mặn nồng là một "gia vị" của đời sống con người
Theo phong tục Huế xưa, trong đêm hợp cẩn cô dâu chú rể làm lễ cúng tơ hồng, lễ vật chỉ có khoai lang, muối và gừng
"Gừng già, gừng rụi, gừng cay Anh hùng càng cực càng dày nghĩa nhân"
Người Việt Nam và Tàu còn sử dụng gừng làm nguyên liệu trong y học, gừng có nhiều chất có lợi cho tiêu hóa
Trời lạnh ăn một miếng nhỏ gừng sẽ làm người bạn ấm lại ,cái ấm rất dịu,rất nồng nàn trong những ngày u ám chướng khí
Gừng chống viêm, tiêu sưng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cường tim và chống co thắt ở ruột và bao tử
Nửa đêm nhâm nhi miếng mứt gừng ,uống miếng trà nóng ấm bụng mà ngẫm chuyện thời xưa
Cùng với trà,tiêu,ớt thì gừng cũng là loại gia vị cay mà người Âu Châu ưa chuộng và khi xưa phải mua rất mắc mỏ từ Châu Á qua con đường tơ lụaj Những ngày giá lạnh người Châu Âu có thói quen uống trà gừng
Trong giáng sinh, ngoài bánh kem, người Châu Âu làm bánh gừng nữa
Nước mắm gừng là món tuyệt chiêu của ẩm thực Miền Nam. Ẩm thực Miền Nam chúng ta không thể thiếu nước mắm gừng
Nước mắm gừng là nước mắm Phú Quốc pha cùng với gừng đăm nhuyễn và ớt, thêm chút đường
Chẳng biết bao giờ cái óng ánh, sêt sệt của chén nước mắm gừng lại đồng hành cùng cháo vịt để rồi hòa quyện mùi thơm ngây ngất ở đầu lưỡi của người ăn?
Chúng ta ca ngợi cháo vịt Nam Kỳ Lục
Nguồn từ : https://www.facebook.com/Conduongthienly.vi/posts/2006780006360089