Phần 1: Offboarding là gì? Tại sao nó quan trọng?
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
[Series: Nghệ Thuật Offboarding – "Ly hôn" đúng cách nơi công sở] - Phần 1: Offboarding là gì? Tại sao nó quan trọng?
📌 Bạn có từng thấy một công ty phản ứng tiêu cực khi nhân viên giỏi nghỉ việc?
📌 Bạn có từng chứng kiến một nhân viên sau khi rời công ty trở thành người ủng hộ mạnh mẽ – hoặc kẻ chỉ trích nặng nề trên mạng xã hội?
💡 Thực tế là:
- Khi một nhân viên giỏi quyết định rời đi, cách công ty đối xử với họ sẽ quyết định danh tiếng của công ty trong mắt nhân viên hiện tại và tương lai.
- Nếu chúng ta coi việc nghỉ việc như một cuộc ly hôn, thì hãy nghĩ đến: Bạn muốn chia tay trong hòa bình, giữ quan hệ tốt đẹp hay biến nó thành một cuộc chiến dai dẳng?
- Tuyển dụng tốt giúp công ty có nhân tài. Nhưng offboarding tốt giúp công ty giữ danh tiếng và mở ra cơ hội hợp tác trong tương lai. Nhưng thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn xem offboarding như một thủ tục đơn thuần: Ký đơn nghỉ việc, bàn giao công việc, thu hồi tài sản công ty – xong!
🔹 Kết quả?
✅ Một số nhân viên ra đi trong vui vẻ, vẫn ủng hộ công ty sau này.
❌ Nhưng cũng có những nhân viên rời đi trong ấm ức, thậm chí chia sẻ những trải nghiệm tiêu cực lên mạng xã hội hoặc trong các cuộc phỏng vấn.
👉 Vậy offboarding thực sự là gì? Và tại sao công ty cần chú ý đến nó?
1️⃣ Offboarding là gì?
- Offboarding là quá trình quản lý việc một nhân viên rời khỏi công ty, đảm bảo họ ra đi một cách chuyên nghiệp, suôn sẻ và tích cực.
🔹 Nó không chỉ là…Thu hồi laptop, thẻ nhân viên. Chốt sổ bảo hiểm xã hội. Ký quyết định nghỉ việc...
🔹 Mà còn là…
✅ Tạo trải nghiệm tốt cho nhân viên ngay cả khi họ rời đi.
✅ Giữ mối quan hệ dài lâu, thay vì biến chia tay thành cuộc xung đột.
✅ Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng – Vì nhân viên cũ có thể là người giới thiệu ứng viên mới hoặc quay lại công ty sau này.
Hãy nghĩ về offboarding như một cuộc chia tay – bạn muốn nó diễn ra trong êm đẹp hay để lại một mớ hỗn độn?
2️⃣ Vì sao offboarding quan trọng?
1. Employer brading: Nhân viên cũ có thể là người quảng bá hoặc chỉ trích công ty.
2. Alumni Network: Nhân viên cũ có thể trở thành khách hàng, đối tác hoặc sếp tương lai.
3. Legal matters: Một quy trình offboarding chuyên nghiệp giúp công ty tránh rủi ro pháp lý.
4. Exit Interview: Cơ hội để công ty học hỏi và cải thiện.
🎯 Kết luận:
- Offboarding không phải là kết thúc, mà là một bước chuyển
- Một công ty thông minh không chỉ giỏi tuyển dụng, mà còn giỏi nói lời tạm biệt.
- Cách bạn xử lý việc nhân viên rời đi sẽ quyết định liệu họ trở thành người ủng hộ hay kẻ chỉ trích công ty.
- Offboarding không chỉ là trách nhiệm của HR, mà là một chiến lược quan trọng để bảo vệ và phát triển thương hiệu doanh nghiệp.
- Một nhân viên rời đi trong vui vẻ có thể sẽ quay lại hoặc mang đến những cơ hội mới. Nhưng một nhân viên rời đi trong ấm ức có thể sẽ làm tổn hại đến danh tiếng công ty.
📢 Bạn đã từng trải nghiệm một quá trình offboarding chuyên nghiệp hoặc tệ hại chưa? Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn nhé!