Nhập hai tỉnh nếu có, thì đặt tên tỉnh mới là gì?
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Nhập hai tỉnh nếu có, thì đặt tên tỉnh mới là gì?
Người dân Miền Nam nói về chuyện nhập tỉnh, chuyện cái tên luôn làm nhiều người quan tâm, vì nó là bản sắc trăm năm, là lịch sử, là máu và nước mắt, là miếng ăn manh áo ở đời. Nó là quyền được nói về cái ảnh hưởng tới quyền lợi của chính người dân đang sanh sống ở tỉnh đó.
Mọi người nửa nghĩ nửa bất động, vì hiểu, rồi cũng xong, sức mạnh và áp đặt là thói quen của những người vùng miền chiến thắng xưa nay, bao con đường đã từng bị sự thô bạo đẩy ngã ngửa ra, Sài Gòn có còn Sài Gòn đâu!
Đồ Chiểu trong văn tế có câu "Sống làm chi theo quân tả đạo...".
Thế hệ sau 1975 như Nguyễn Ngọc Tư, cô Tư kết cảnh cuối trong Cánh Đồng Bất Tận là gì? khi Nương bị mấy thằng thanh niên dùng sức mạnh đè ra làm bậy. Cô kết rằng "Không nên chống cự."
"Sau đó thử chống cự một lần, rồi thôi, sự vùng vẫy chỉ kích thích lòng ham muốn". Và "tâm" vẫn là thứ cuối cùng Nguyễn Ngọc Tư muốn nói với bạn đọc:
“Chúng mày có lột bỏ cả trăm cả ngàn, tầng tầng lớp lớp những vỏ bọc, cũng chẳng bao giờ thấu đến tận tao.”
"Cuộc sống có nhiều bất trắc và không như ý. Dù trong tình huống nào, đừng quên hít thở thật sâu và cười thật vui tươi."
Người bình dân Nam Kỳ có những chữ kiểu "Thây kệ mồ nó" trong xử thế. Thây kệ"là một cách buông bỏ của người Miền Nam:
-Thây kệ người dưng
-Thây kệ nó đi
-Thây kệ người ta đi
-Thây kệ t-ía mày
-Thây kệ b à nội mày
-Kệ m-ẹ mày
-Kệ c-ha mày.
Dòng nhớ, dòng thương, dòng nước mắt. Lịch sử Miền Nam luôn bị thứ hắc ám thô bạo nó làm nghiêng ngửa.
Với chúng ta, với phận dân thường, với sự yêu thương lịch sử Miền Nam. Thì miền nhớ vẫn da diết trong lòng từng giây từng phút.
Vùng Sài Gòn có hai cái tên xưa là Phiên An và Gia Định:
-Gia Định Thành
Thời vua Gia Long kêu xứ Gia Định có nghĩa là toàn bộ đất Miền Nam. Chữ Gia Định nghĩa là xứ tốt đẹp, an ổn. Đất Sài Gòn xưa thời chúa Nguyễn cũng từng có tên là Phiên An rồi Phiên Trấn. Phiên An là cái hàng rào an bình. Phiên Trấn là cái hàng rào trấn giữ.
Từ năm 1779, phủ Gia Định bao gồm các dinh:
-Dinh Phiên trấn (Sài Gòn)
-Dinh Trấn Biên (Biên Hòa)
-Dinh Trường Đồn (Định Tường)
-Dinh Long Hồ (Vĩnh Long, An Giang)
-Trấn Hà Tiên.
Khái niệm Tổng trấn Thành Gia Định (Tổng trấn Gia Định Thành) là một chức quan vào thời Nguyễn chỉ có từ năm Gia Long thứ 7 năm 1808 đến 1832 thay mặt vua trông coi toàn Miền Nam gồm 5 trấn: Phiên An, Biên Hòa, Ðịnh Tường, Vĩnh Thanh (sau được tách thành Vĩnh Long và An Giang) và Hà Tiên.
Như vậy Gia Định bao gồm hết thảy các tỉnh Miền Nam từ Bình Thuận đến Cà Mau, tức là Nam Kỳ Lục Tỉnh sau nà. Gia Đnh Thành thời đó là cả vùng Nam Kỳ.
Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) Gia Định thành chia ra Nam Kỳ Lục tỉnh 南圻六省, tỉnh Gia Định là vùng Sài Gòn ngày nay.
Sáu tỉnh gồm: Biên Hoà,Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Còn ba tỉnh Miền Tây kêu là miền Lục Tỉnh 六省. Tỉnh Gia Định Sài Gòn là đô thành của Nam Kỳ lục tỉnh.
Năm 1876 Pháp chia Nam Kỳ lục tỉnh ra 21 hạt tham biện arrondissement, trụ sở gọi là dinh tham biện. Người Nam Kỳ quen gọi là Tòa bố vì quan chánh tham biện giống như quan bố chánh của nhà Nguyễn.
Quan chánh tham biện dưới quyền quan thống đốc Nam Kỳ ở Sài Gòn. Các hạt tham biện này là cái riêng của Nam Kỳ, ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ không hề có. Sau đó nghị định ngày 16-01-1899 đổi tên hạt thành tỉnh (province) cho giống với hai xứ kia.
Sáu tỉnh Nam Kỳ được Pháp chia ra 21 hạt tham biện, sau là 21 tỉnh như sau :
-Gia Định chia thành năm tỉnh: Chợ Lớn, Gia Định, Gò Công, Tân An, Tây Ninh.
- Biên Hòa chia thành bốn tỉnh: Bà Rịa, Biên Hòa, Cap Saint-Jacques (tức Vũng Tàu), Thủ Dầu Một.
- Định Tường đổi thành tỉnh Mỹ Tho.
- Vĩnh Long chia thành ba tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long.
- An Giang chia thành năm tỉnh: Cần Thơ, Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Sóc Trăng.
- Hà Tiên chia thành ba tỉnh: Bạc Liêu, Hà Tiên, Rạch Giá .
Tỉnh chia thành tổng (canton), đứng đầu là Chánh tổng (Chef de la canton) hay là cai tổng. Tổng chia thành làng (villages), đứng đầu là hội đồng hương chức (Ban Hội tề).
Tỉnh là trên, dưới là tổng làng, giữa là quận (circonscription), tên quận là do người Việt dịch ra.
Tỉnh ở Nam Kỳ chia thành nhiều quận, đứng đầu là chủ quận. Trong khi đó, ở Bắc Kỳ, tỉnh chia thành nhiều phủ, đứng đầu là tri phủ; phủ chia thành nhiều huyện, đứng đầu là tri huyện.
Ở Nam Kỳ, quận chia thành nhiều tổng, tổng chia thành nhiều làng.
21 tỉnh Nam Kỳ gồm:
1.Gia Định, 2.Châu Đốc, 3. Hà Tiên, 4. Rạch Giá, 5. Trà Vinh, 6. Sa Đéc, 7. Bến Tre, 8. Long Xuyên, 9. Tân An, 10. Sóc Trăng, 11. Thủ Dầu Một, 12. Tây Ninh, 13. Biên Hòa, 14. Mỹ Tho,15. Bà Rịa, 16. Chợ Lớn, 17. Vĩnh Long, 18. Gò Công, 19. Cần Thơ, 20. Bạc Liêu, 21. Cap Saint Jacques (Vũng Tàu).
"Sài Gòn mũi đỏ
Gia Định xúp lê
Giã hiền thê ở lại lấy chồng
Thuyền anh ra cửa như rồng lên mây."
Năm 1920, Pháp đã ra quy định đánh số ghe mỗi tỉnh, có cả thảy 20 tỉnh ở Nam Kỳ ghép thành vần, rồi đặt số theo bài thơ:
“Gia, Châu, Hà
Rạch, Trà, Sa, Bến
Long, Tân, Sóc, Thủ, Tây, Biên
Mỹ, Bà, Chợ, Vĩnh, Gò, Cần, Bạc.“
Thành ra ghe tàu Gia Định là ghe vua ,mang số 1
-Tỉnh Gia Định thời Việt Nam Cộng Hòa:
Đô thành Sài Gòn và Chợ Lớn nhập lại. Còn tỉnh Gia Định như sau:
• Quận Gò Vấp
• Quận Tân Bình
• Quận Hóc Môn
• Quận Thủ Đức
• Quận Nhà Bè
• Quận Bình Chánh.
Tỉnh lỵ Gia Định là Bà Chiểu, có tên là Bình Hòa Xã.
Sau 1975 nhập Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định thành Tp HCM.
Nay nhập Tp HCM và Bình Dương cùng Bà Rịa Vũng Tàu thì nên đặt là tỉnh Gia Định sẽ đẹp nhứt. Nhưng cái lá bùa Tp HCM sẽ không bao giờ lùi bước. Thành ra Tp HCM sẽ là nhập Tp HCM và Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu.
Vậy xin trả Gia Định lại cho Long An và Tây Ninh. Nhập hai tỉnh này lại đặt tên là tỉnh Gia Định, có cũng được là tỉnh Phiên An.
Nếu ép bỏ chữ Long An là tạo ra mối hận cho người Long An.
Còn Tiền Giang và Đồng Tháp có nhập thì đặt là tỉnh Định Tường.
Riêng An Giang:
An Giang là một vùng đất đặc biệt nhứt trong Nam Kỳ lục tỉnh. Xứ này có sông, có núi, có châu thổ, miệt vườn miệt ruộng, có màu sắc tâm linh, có những con người lịch sử nhuộm màu tâm linh huyền bí.
Sách Đại Nam nhất thống chí chép: "Nguyên xưa là đất Tầm Phong Long của Chân Lạp. Năm Đinh Sửu, năm thứ 19 đời Thế Tôn Hiếu Võ Hoàng đế (1757), vua nước Chân Lạp là Nặc Tôn đem dâng, đặt làm đạo Châu Đốc."
Tầm Phong Long rất rộng. Nhà biên sử An Giang Nguyễn Văn Hầu viết:
"Tầm Phong Long choáng cả một vùng lớn bề dài từ biên giới Việt Miên (đường biên thùy ngày nay) chạy dọc theo sông Tiền và sông Hậu xuống tới Trà Vang (Trà Vinh) và Ba Thắc (Sóc Trăng và Bạc Liêu). Bề ngang từ cương vực Hà Tiên sang tận Tầm Bôn (Tân An) và từ Ba Thắc đến đất Long Hồ. Những vùng khác như Tầm Bào (thuộc Vĩnh Long), Trấn Giang (thuộc Cần Thơ) đều nằm cạnh đất Tầm Phong Long, nhưng ở vào tả và hữu biên."
Năm 1789 phủ Đông Xuyên được lập trên vùng đất của An Giang. Khi vua Minh Mạng lập Nam Kỳ lục tỉnh thì thủ phủ tỉnh An Giang là Châu Đốc, trước đó thời chúa Nguyễn thủ phủ vùng này là Tân Châu. Châu Đốc là thành phố biên thùy sát biên giới Cam Bốt của xứ Nam Kỳ, thời nhà Nguyễn Châu Đốc là thủ phủ của tỉnh An Giang.
Thành Châu Đốc cũng là nơi đêm 20 rạng 21 tháng 5 năm 1867 chứng kiến cảnh Pháp chiếm thành, vụ này có dính tới cụ Phan Thanh Giản. Bây giờ thành Châu Đốc trong quyền quản lý của 4 ông quan sau :
-Tổng đốc Phan Khắc Thận
-Tuần phủ Nguyễn Xuân Ý
- Bố chánh Nguyễn Hữu Cơ
-Án sát Phạm Hữu Chánh -Phạm Viết Chánh.
Pháp qua chiếm Nam Kỳ lục tỉnh đã chia tỉnh An Giang ra nhiều khúc. Năm 1876, hạt Long Xuyên được thành lập,rồi hình thành chợ Long Xuyên tại thôn Mỹ Phước, trung tâm Tp Long Xuyên ngày nay.
Pháp chia An Giang ra làm hai hạt tham biện, sau đó là hai tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên. Tỉnh Long Xuyên có thủ phủ đặt ở chợ Đông Xuyên, tức làng Mỹ Phước.
Thời Nguyễn, tỉnh Hà Tiên là toàn bộ đất đai của tỉnh KiênGiang cộng với Cà Mau, Bạc Liêu và Cần Thơ.
Mạc Thiên Tứ hời xưa lập ra bốn đạo (sau đó là huyện) gồm:Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (bắc Bạc Liêu).
Vùng đất huyện Long Xuyên của Hà Tiên xưa, ngày nay là toàn bộ địa bàn tỉnh Cà Mau.
Thủ phủ Hà Tiên ngày xưa đặt tại Mán Khảm là Hà Tiên.
Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập ra huyện Kiên Giang, đặt trấn lỵ tại Rạch Giá. Chợ Sái Phu xưa, nay là chợ Rạch Giá.
Năm 1867, khi chiếm được tỉnh Hà Tiên người Pháp đã lập một đồn binh ngay vàm sông Rạch Giá, gọi là đồn Kiên Giang. Năm 1900 lập tỉnh Rạch Giá từ tên cái chợ, tỉnh lỵ đặt ở ngay chợ Rạch Giá.
"Vui tình hứng cảnh xứ Kiên Giang
Dâu bể đổi đời khéo sửa sang
Chánh bố đường, lầu đài tráng lệ
Vĩnh Thanh Vân phố xá nghiêm trang
Chôn bùn ngọn bút ngời màu chữ"
(Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca)
“Hoả hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạc Kiên Giang khấp quỷ thần.”
Rạch Giá có thời rất hoang vu:
"Đất Cần Thơ nam thanh, nữ tú
Đất Rạch Giá vượn hú, chim kêu."
Sau 1955 thời Việt Nam Cộng Hoà bỏ tỉnh Rạch Giá, lập tỉnh Kiên Giang.
Nay có tin sẽ nhập An Giang và Kiên Giang lại làm một. Vậy tên sẽ là gì? Chắc không phải tên tỉnh chung là Chắc Cà Đao, Mặc Cần Dưng rồi!
Thời Nguyễn từng có Tổng Đốc An Hà, tức Tổng Đốc An Giang và Hà Tiên, thí dụ Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn.
Nếu An Giang nhập vào Kiên Giang thì đặt tên là tỉnh An Hà. Hy vọng Kiên Giang sẽ đem lại chút hiện đại của biển cho vùng đất tâm linh An Giang.
Còn vụ tỉnh Vĩnh Long mới bao gồm Trà Vinh, Bến Tre là chính xác. Vì hồi xưa tỉnh Vĩnh Long đã bao gồm ba vùng đất này rồi.
Tóm lại:
Nhập An Giang và Kiên Giang nếu đặt tên An Hà thì tốt, còn không kêu An Kiên cũng tốt.
Còn việc nhập tỉnh Long An và Tây Ninh cùng Tiền Giang và Đồng Tháp thì phải đặt tên chung, không thể áp đặt tên tỉnh này cho tỉnh kia vì Mỹ Tho Tiền Giang và Long An có lịch sử, phong thổ, văn hoá rất khác hai tỉnh kia.