Phần 01-Chủ đề "Có nên đi học từ Cao Đẳng,Đại Học hoặc bỏ học?!!"
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
[Lưu ý : các nội dung trong đây mình tổng hợp từ rất nhiều nguồn từ báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Facebook, Youtube v.v....]
"Nhặt nắng vàng ướp tình em mùa hạ Đợi trăng về dệt cả mộng Hằng Nga Nhớ thương anh khẽ dạo bản tình ca Khúc giao mùa tình em miền cỏ cháy"
Hôm qua,tui có dịp ngồi cạnh anh Hùng và lại cùng nhau có nên làm chủ đề "Có nên đi học từ Cao Đẳng,Đại Học hoặc bỏ học?!!"
Có nên học từ Cao Đẳng,Đại Học và có điều kiện vừa học,vừa đi làm tiếp, thay vì hô hào bỏ học từ cấp 2 đi làm xuất khẩu lao động (XKLĐ) như đi Hàn Quốc-Đài Loan-Trung Quốc-Nhật Bản-Úc-Mỹ (E3), chạy Grab/chạy GSM v.v... để kiểm tiền. Đây là 1 số nhận định từ tui, các anh và từ sưu tầm. Nội dung khá dài. Nhiều người khinh thường hay không để trong tai những gì tui hay chia sẻ. Thì nay,tui chỉ chia sẻ lại chủ đề này lần cuối. Xin mời xem qua.
0.Từ tui, tức Lộc đẹp trai :
Vừa qua tui có đăng 1 câu hỏi nên học Cao Đẳng/Đại Học hay bỏ để học chuyên ngành thì nay tui chia sẻ thêm đôi chút.
Sau mùa COVID thì thị trường IT rất khốc liệt:
Thực tế hiện nay cho thấy, các công ty công nghệ thông tin (IT) đang ưu tiên tuyển dụng những ứng viên có kinh nghiệm thực tế (thực chiến,biết làm việc) đặc biệt là ở cấp độ mid-level (trung cấp) hoặc senior (cao cấp). Điều này đặt ra một thách thức lớn cho các bạn sinh viên mới ra trường, khi mà cơ hội việc làm dành cho fresher (người mới vào nghề) ngày càng ít đi.
Để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường việc làm IT, tui đã qua hơn 20 năm đi làm IT (từ thời Pentium IV cho tới nay, và tui vấp 1 sự sai lầm thời còn trẻ là bỏ học Đại Học nên bây giờ tui phải học đủ thứ mà tui cảm thấy thích thú) nên nay chia sẻ lời khuyên ngắn dành cho các bạn sinh viên, các bạn mới ra trường là nên :
1.Phải đi học xong cấp 3, tiếp đến Đại học là tối thiểu. Không nên bỏ học các lớp này. Vì đây là nền tảng cơ bản,là khung sườn vững chắc cho các bạn đi lên.
2.Học các kỹ năng mềm,giao tiếp,cách viết email,cách nói chuyện trước đám đông,không viết chữ kiểu teencode,viết phải đủ rõ ngữ nghĩa. Chỗ này,hầu hết các bạn trẻ bây giờ khá là yếu.
3.Học ngoại ngữ. Đây là điều bắt buộc. Đặc biệt tiếng Anh. Nếu bạn không có ngoại ngữ thì đây điều rất thiệt thòi cho bản thân của bạn. -Không công ty nào nhận dù bạn học cao -Nếu nhận,lương của bạn khá thấp -Nếu nhận thì bạn Ít được tôn trọng từ các sếp của bạn hoặc bạn sẽ không được cân nhắc lên vị trí cao hơn.
4.Học thêm chuyên ngành cùa mình cho khá,giỏi qua các trang web đào tạo miễn phí,hay qua các lớp học cộng đồng có phí hoặc không phí -Nếu làm về hệ thống ERP (Microsoft Dynamic 365,SAP,Oracle v.v...) thì nên học 1 lớp ngắn về Nhân Sự,Kế Toán,Quản trị sản xuất
5.Học các công cụ về trí tuệ nhân tạo (AI), Robotics (Robot - vận hành Robot), tự động hoá (Automation)
6.Đọc sách về nhiều về các chủ đề để có những tư duy tốt hơn.
7.Bắt đầu đi làm thực tập tại các công sở để có thêm kinh nghiệm. Lý tưởng nhất là từ năm thứ 2 đại học.
8.Không chê việc,không thoả thuận lương 1 cách quá cao trong khi công việc của bạn ở mức trung bình.
Việc đi làm sớm không chỉ giúp các bạn tích lũy kinh nghiệm thực tế quý báu, mà còn giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề, xác định được thế mạnh và sở thích của bản thân, từ đó định hướng phát triển sự nghiệp một cách hiệu quả.
Ngành IT rất rộng lớn và đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như lập trình, thiết kế web, quản trị mạng, an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo,... tăng khả năng cạnh tranh và có cơ hội thăng tiến cao hơn trong tương lai.
Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn sinh viên IT sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi bước vào thị trường việc làm đầy cạnh tranh. Việc thiếu kinh nghiệm thực tế và không có chuyên môn sâu sẽ khiến các bạn khó tìm được việc làm phù hợp, hoặc phải chấp nhận những công việc với mức lương thấp và không có cơ hội phát triển.
Trân trọng chia sẻ LocPT - #Ventech
1.Từ anh Nguyễn Quốc Vương :
Khi học đại học thanh niên cần phải lĩnh hội được hai thứ:
Những gì liên quan đến nghề nghiệp
Những gì liên quan đến văn hóa nói chung và nhận thức xã hội.
Thất bại của đại học không chỉ nằm ở (1) mà còn thể hiện rõ rệt ở (2).
Rất nhiều cử nhân, kĩ sư sau khi tốt nghiệp đã không mài sắc được nhận thức của mình dẫn đến sức mạnh tinh thần của họ không đủ thuyết phục cộng đồng để chứng minh CÓ HỌC ĐẠI HỌC CÓ HƠN.
Trái lại, vì không có cái thứ hai, nên sau khi tốt nghiệp, rời khỏi thành phố về quê sống, họ lại bị cồng đồng đồng hóa ngược. Hoặc cũng có thể họ trút bỏ lốt "sinh viên" hay "trí thức" để sống không khác gì người sống ở quê. Mà sức mạnh đồng hóa ở quê thì các bác rõ rồi đấy.
Đó là lý do giải thích một phần tại sao nông thôn trì trệ.
2.Từ anh Hà Quang Minh :
-Đại học không phải con đường duy nhất, ưu việt nhất để sau này ra đời lập nghiệp. Nhưng đại đa số những người có học đại học chắc chắn khác rất nhiều những người không học đại học, hoặc không có điều kiện để học đại học. Một trong những điểm khác chính là tư duy và phương pháp luận.
Tất nhiên, phải là học nghiêm túc chứ không phải góp mặt cho có rồi chạy điểm lấy cái bằng.
Và cũng không bàn đến những cá biệt xuất chúng, những người mà có khi tỷ người may ra có 1 vài.
Học đại học hay không học đại học là quyết định của mỗi người nhưng có đại học hay không thì bước vào đời vẫn phải học, tự thân thôi. Và một trong những thứ mà những người có chịu học khác với những người không chịu học chính là đã biểu đạt ý mình muốn là biểu đạt được một cách mạch lạc bằng ngôn ngữ dù có thể nói không được nịnh tai người nghe cho lắm. Còn nói xong mà vẫn phải chữa cháy diễn dịch lại thêm một vài lần nữa thì chắc cũng nên tự xem lại cái sự học của bản thân mình tới đâu.
Cháu Negav nhớ nhé.
-Học và thành đạt, thành công
Nhiều người rất hay lấy chuyện vài tấm gương hiếm hoi không họ đại học mà thành công, thành đạt ra để nguỵ biện cho chuyện không nhất thiết phải học đại học.
Thực sự, thành đạt hay thành công là còn tuỳ theo tiêu chí riêng. Người thì thấy sự nổi danh là thành đạt, thành công; kẻ lại lấy chuyện tạo nên gia sản lớn là thành đạt, thành công. Và bản thân thành công cũng khác thành đạt. Thành công chỉ là dấu mốc của một tiến trình ngắn còn thành đạt là đánh giá cả một sự nghiệp. Trong yang-hồ vẫn có câu nói cửa miệng vui vui trêu chọc mấy thành phần clutch hàng hiệu cắp nách, áo hoă văn Lê Vân Lê Vi Vui Tươi này kia là “lưu manh thành đạt”. Đấy, lưu manh mà lắm tiền thì cũng được xem là thành đạt mà, có cần học đại học đâu. Nhưng trong yang-hồ, phàm kẻ nào từng qua ngưỡng cửa đại học, kẻ đó ghê gớm hơn những đối tượng cùng ngành nhiều.
Cái sự học ở đại học thường gắn với học để theo đuổi con đường sự nghiệp cả quãng đường dài sau này. Còn cái sự học phổ quát, cả trên giảng đường lẫn khi bước ra đời sống bên ngoài thì khác hơn nhiều. Đó là học để thành người, một thứ THÀNH còn khó khăn gấp tỷ lần thành công hay thành đạt.
Có một vài bản hit hay top trending có thể xem là thành công nhưng chưa hẳn là đã có 1 sự nghiệp thành đạt. Sự nghiệp âm nhạc thành đạt phải nhìn vào những người như ông Thanh Tùng, với di sản để lại rất lớn lao. Và ông Thanh Tùng học đại học âm nhạc bài bản, đàng hoàng, chất lượng chứ không phải học bản năng theo kiểu nghề dạy người. Tất nhiên, không phải ai cũng được học nhạc viện bài bản như ông Tùng nhưng nếu một người đam mê âm nhạc nhưng không học nhạc viện mà tốt nghiệp đại học khác rồi sau đó mới lần mò học nhạc thêm từ bên ngoài (nhờ cha chú, đàn anh dạy dỗ, nhờ nghiên cứu tài liệu, tư liệu…) chắc chắn sẽ có tư duy tiếp cận tốt hơn những ai không qua bất kỳ một giảng đường đại học nào. Thế nên, chớ vội xem vài ví dụ thành công hiếm hoi mà xem thường giảng đường đại học. Nhất là ở lĩnh vực giải trí, cái gọi là “qua thời” (out trend) nó nhanh lắm. Hot - hit hôm nay, mai chạy xe ôm công nghệ là chuyện đầy rẫy ra rồi.
Nói thêm, cái công ty tổ chức chương trình hot - hit mà cháu Negav tự mãn chứng minh cho cha mẹ thấy bỏ học là quyết định chuẩn xác ấy cũng là nơi tổ chức chương trình mà một danh hề, MC nói “VN không có trường đạo tạo diễn xuất ra hồn” đấy. Và cái anh danh hề, MC đó cũng bỏ ngang trường Sân khấu Điện ảnh, nơi vốn dĩ đã tạo nên những lẫy lừng như Thành Lộc, Công Ninh, Quyền Linh… Và giới chủ công ty đó, dù cho có khen ngợi cháu Negav là “hay lắm, xuất sắc lắm, cá tính lắm” đi nữa thì họ vẫn cho con họ đi học đại học ở Âu, Mỹ chứ không phải nghỉ ngang muốn theo đuổi gì thì theo đâu ạ.
Tóm lại, sự học là để thành người, và thước đo cho sự học là việc thành người. Còn để thành công, thành đạt thì đừng mang nó ra làm thước đo cho sự học làm gì. Có đại học hay không thì ai cũng từng phải ít nhất vài ngày qua tay một người thầy nào đó trong đời, dưới một mái trường nào đó. Nói ra hồ đồ thế, chẳng sợ thầy, cô mình, cha, mẹ mình thấy buồn sao mấy cháu, mấy em.
3.Từ anh Đoàn Hiếu Minh :
KHÔNG HỌC ĐẠI HỌC
Nếu nói đến việc các tỷ phú không học đại học, nhiều người sẽ bảo đấy là câu chuyện cũ rích, lại là Bill Gate hay Steve Jobs... Nhưng đấy là ở bên tây.
Hôm nay, các chiến sỹ hải quân đoàn tàu không số hiện ở Hà Nội, tổ chức kỷ niệm 62 năm mở đường Hồ Chí Minh trên biển. Sự kiện này làm em nhớ đến một tỷ phú không học đại học, đó là ông Đào Hồng Tuyển.
Ông Đào Hồng Tuyển sinh ra ở Quảng Yên, Quảng Ninh. Nghe nói rằng ông tham gia làm chiến sỹ đoàn tàu không số khi mới 15 tuổi và sau đó tham gia chiến đấu ở chiến trường Cambodia.
Sau khi xuất ngũ, ông Đào Hồng Tuyển ở lại Sài Gòn lập nghiệp, nhưng khi ấy hành trang của ông chỉ là chiếc ba lô với vài bộ quân phục. Ông không có tiền bạc, không có người quen nên phải lang thang, ngủ vỉa hè, làm đủ nghề để mưu sinh.
May mắn khi ông được một sĩ quan hải quân cho ở nhờ tạm tại một gara cũ. Ông tự thề với chính bản thân mình sẽ thoát nghèo để trở thành người giàu có.
Ngày hôm sau, ông cùng với một số bạn bè thành lập một nhóm mua bán ve chai. Lúc đó sau chiến tranh nên phế liệu tràn ngập thành phố. Nhanh chóng bắt lấy thời cơ, ông đã vận dụng một số kiến thức về máy móc khi được học trong quân ngũ, mua lại máy móc rồi sửa chữa để tái sử dụng. Đồng thời, ông còn tìm kiếm một số người có chuyên môn tốt về cơ khí, hóa học rồi tập hợp họ lại. Ông Đào Hồng Tuyển bắt đầu cùng các cộng sự sản xuất bia, nước giải khát để cung cấp cho thành phố.
Chỉ sau một thời gian ngắn, ông đã tạo nên 34 cơ sở kinh doanh nước giải khát, và chiếm 80% thị phần nước giải khát ở Sài Gòn. Ngoài ra, ông còn lấn sân sang các lĩnh vực khác như phân bón, bất động sản.
Năm 1997, ông quyết định rời Sài Gòn về Quảng Ninh đầu tư. Ông Đào Hồng Tuyển thành lập Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh, trụ sở ở đảo Tuần Châu, TP. Hạ Long, Quảng Ninh.
Với tầm nhìn nhanh nhạy, ông Tuyển đã đề nghị tỉnh Quảng Ninh được đầu tư đảo Tuần Châu thành một khu du lịch. Việc đầu tiên ông làm là dốc hết tiền mình có, vay ngân hàng để đổ rất nhiều xi măng đá sỏi xuống biển, tạo thành con đường dài khoảng 2km nối đất liền với Tuần Châu.
Sau khi con đường hoàn thành, giá đất ở Tuần Châu tăng cao. Cũng nhờ đó ông Tuyển bán được đất, thu được tiền để đầu tư tiếp. Giờ ở Tuần Châu, Công ty Âu Lạc có 2 bến cảng du thuyền quốc tế, rất nhiều khách sạn, có công viên, nhà hàng,...Tiền của ông Tuyển càng nhiều thêm và giờ ông vẫn còn rất nhiều đất để bán. Nghe đồn rằng tổng tài sản của ông Tuyển cũng phải đến 5 hay 7 tỷ đô la.
Không chỉ ông Tuyển, ông Huỳnh Uy Dũng công ty Đại Nam, bà Chu Thị Bình công ty thuỷ sản Minh Phú, bà Trần Thị Lâm tập đoàn Hoa Lâm, cũng đều là những tỷ phú không học đại học. Họ đều xuất thân nghèo khó nhưng bằng ý chí, sự ham học hỏi, sự nhạy bén, tính kiên trì, chịu thương chịu khó mà vươn lên.
Nhưng họ là những người kiệt xuất, hàng chục triệu người mới có một. Vậy nên vẫn cần phải chăm học!
4.Từ sưu tầm 4 phương :
Tại sao bằng đại học của Việt Nam Cộng Hòa có giá trị ở hơn 60 quốc gia trên khắp thế giới trước 1975?”
Nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa dựa trên 3 yếu tố : Tự Do - Nhân Bản - Khai Phóng. Trong việc học tập hàng ngày, giá trị cá nhân, thế mạnh của từng em học sinh đều được chú trọng để phát huy, đào tạo và phát triển thành tài năng trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.
Tuyệt đối tôn trọng tính tự do tư tưởng của các em học sinh ngay từ tuổi thiếu niên.
Lấy các giá trị đạo lý dân tộc và nhân bản làm nền tảng để phát triển xã hội, xây dựng đất nước văn minh.
Ngay từ lớp 7 đến lớp 9 các em học sinh đã được làm quen với nghệ thuật và khả năng thuyết trình để bảo vệ các quan điểm cá nhân độc lập và logic của mình.
Từ lớp 10 học sinh sẽ bắt đầu trâu dồi về khả năng hùng biện để khi lên đại học hoàn toàn có thể trình bày, diễn thuyết trước đám đông về một đề tài khoa học - xã hội nào đó của mình một cách chặt chẽ, thuyết phục.
Anh ngữ tuy không phải là ngôn ngữ thứ hai nhưng số tiết học Anh ngữ rất cao. Rất nhiều học sinh lớp 11 và 12 hoàn toàn có thể đọc sách, tạp chí nước ngoài ngay từ nguyên bản.
Đến lớp 11 - 12, học sinh bắt đầu làm quen với môn triết học, được tiếp cận và tự do nghiên cứu tất cả các triết thuyết và tư tưởng của những nhà tư tưởng có ảnh hưởng quan trọng nhất của nhân loại và trên thế giới. Giáo dục thời VNCH vẫn giới thiệu các học thuyết đối lập với chủ nghĩa tự do như Các Mác - Ăn-ghen, Lê Nin, Mao Trạch Đông và thuyết cộng sản, chủ nghĩa xã hội…. cùng với tài liệu đầy đủ. Nền giáo dục tự do khai phóng không kiểm duyệt giúp học sinh tiếp thu được những kiến thức mở, từ đó sẽ có tư duy và cách nhìn nhận đa chiều thay vì tìm cách nhồi sọ chỉ với 1 học thuyết cực đoan nào đó.
Con người không ai hoàn hảo và có thể mắc sai lầm. Nhờ xã hội được xây dựng bằng sự bao dung và tính thiện lương nên những ai mắc sai lầm không bị kỳ thị và vẫn được tạo điều kiện tái hoà nhập xã hội một cách công bằng và tự trọng.
Học xong trung học, tất cả các học sinh đều có ý thức về nhân quyền, dân quyền, quyền ứng cử, quyền tranh cử và luôn đặt TỔ QUỐC - DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM lên trên hết.
Thời Việt Nam Cộng Hòa lương giáo viên, bác sĩ, y tá thuộc diện cao nhất. Giáo dục được nâng lên tầm Quốc Sách để xây dựng thành chiến lược phát triển quốc gia. Dù VNCH vẫn chưa hoàn hảo nhưng vẫn là một thể chế Tự Do tốt nhất, nơi đã đào tạo ra được những con người có nhân cách và có tri thức đáng tự hào nhất trong lịch sử dân tộc đương đại. Đó là lý do bằng đại học của Việt Nam Cộng Hòa cấp được công nhận và đánh giá cao ở hơn 60 quốc gia trên khắp thế giới trước năm 1975.
Trầm Mộc Sưu tầm My Lan Phạm
5.Chia sẻ từ bạn Hồng Thơ :
4 năm đại học Luật, thuộc top của Khoa Quốc tế năm đó, và giờ Thơ không làm nghề. Nhưng Thơ thấy: chưa bao giờ việc học là uổng phí. Hồi Thơ nổi tiếng, Thơ ngẩng cao đầu rằng: Thơ là NGƯỜI NỔI TIẾNG CÓ HỌC.
Thì đúng mà, đúng là Thơ không phải là người nổi tiếng thất học.
Và giờ khi Thơ đã có nhiều tiền trong tay, Thơvẫn đi học tiếp những gì còn thiếu để hoàn thiện bản thân và vì Thơ không muốn người ta gọi Thơ là trọc phú. Là GIÀU MÀ NG.U đó.
Nếu bạn có học bạn sẽ biết: HỌC LÀ ĐỂ HOÀN THIỆN BẢN THÂN. Chứ không chỉ để: kiếm tiền.
Nhưng thông cảm cho bạn được, vì bạn thất học nên mới tự hào về sự bỏ học của bản thân và không hiểu được lý lẽ đó
Theo như 1 bạn đi xem concert của bạn ấy về, thì bạn ấy không có ý cổ suý cho việc nghỉ học thật, mà đúng hơn là "chọn con đường đi khác phù hợp với khả năng của bản thân" học ngành khác các bạn ạ.
Túm cái váy: TỤI BAY LO HỌC ĐI. Học không phải để thành công, mà để HOÀN THIỆN BẢN THÂN
6.Từ em Khánh Máy Cày :
Ý kiến cá nhân của Khánh: ( máy cày on mode nghiêm túc )
Do đặc thù văn hóa Việt Nam, chúng ta thường coi trọng bằng cấp. Việc có một bằng cấp sau khi hoàn thành THPT, chẳng hạn như bằng trung cấp, cao đẳng hoặc tốt nhất là đại học, sẽ là một nền tảng vững chắc cho sự nghiệp của chúng ta. Nó đóng vai trò như một bước đệm, là nút "start" cho hành trình nghề nghiệp của mỗi người.
Sau này, khi có điều kiện, chúng ta nên bổ sung thêm các bằng cấp, chứng chỉ quốc tế theo chuyên ngành mà mình đang làm việc, để nâng cao năng lực và cạnh tranh tốt hơn trong thị trường lao động.
7.Từ em Dương dê :
Quay lại điểm cốt yếu của vấn đề đi học thêm (trung cấp, cao đẳng, đại học nói chung) sẽ giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan là ngành có cái gì sau thấy hướng nào hợp với mình hoặc mình hướng thù thì đi theo => tiết kiệm dc rất nhiều thời gian tự mày mò xem có cái gì, học cái gì cần để đáp ứng được nhu cầu.
Đi học các chứng chỉ: trừ khi các bạn trẻ đã được định hướng đúng cái mình thích, và có lộ trình rõ ràng thì việc lấy chứng chỉ chuyên môn mà k cần qua trung cấp, cao đẳng, đại học là bình thường. Thậm chí những ng này còn ngồi trong hàng ghế cao cấp của các công ty nước ngoài. NHƯNG bao nhiêu bạn được may mắn gặp được người định hướng đúng, ng định hướng đủ trình độ và tầm nhìn mà tư vấn cho bạn???? vậy nếu như không có ai hướng dẫn thì cách học câc chứng chỉ không mang lại sự bổ sung cho nhau như học chứng chỉ IT, xong học thêm chứng chỉ cơ khí, rồi bữa sau lại thích chứng chỉ nào đó của hội hoạ….. vậy cũng là chúng chỉ chuyên môn quốc tế nhưng kết quả ở đâu??? giá trị dc bao nhiêu.
Trong hệ trung cấp, cao đẳng, đại học luôn có các môn thuộc đại cương (môn chung và cơ bản, là nền tảng của tất cả các ngành cũng như cơ sở để tư duy, khả năng tự học và trao dồi các kỹ năng ngoài ngành).
Các môn chuyên ngành giúp biết ngành mình có các ngách nào, môn nào sẽ bổ sung cho nhau và đặc biệt học cách tư duy.
=>>Với mình: Việc trong chờ vào may mắn để tìm được người hướng dẫn đang tin cậy thì việc tự học những điều cơ bản là quan trọng nhất. Chưa kể nếu chưa có các kiến thức cơ bản thì làm sao xác định được lời ng hướng dẫn có hợp lý và đáng theo hay không?
Về việc học là bắt buộc và đại học không phải là con đường duy nhất để nâng kiến thức
Có thể như anh Phạm Khánh theo trung cấp để lấy các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho 1 doanh nghiệp thì đã có thể đi làm được. Trong quá trình làm thì anh ấy đã gặp được nhiều cơ hội gặp được nhiều ng khai sáng cho những thiếu xót để rồi nâng cao lên các kỹ năng khác và giờ đang là IT leader chứ thua kém ai đâu?
Em mình lúc trước cũng dc mình “xúi” học cao đẳng để ra đi làm đi mới biết thực tế ra sao thì khi đó liên thông lên đại học mới liên kết được thực tế để đào sâu nghiên cứu. chưa kẻ trong lúc đi làm thì đã có một phần kinh phí để tự trang trải việc học. (vẫn đang học liên thông sau 2 năm đi làm và bắt đầu tiếp con đường liên thông đại học).
7.Từ anh Ba, Sài Gòn (Nguyễn Khanh) :
Tự hào vì bỏ học?
Thỉnh thoảng lại trồi lên một sự kiện gây tranh cãi về việc bỏ học và thành công. Thật ra có cái gì đâu mà phải chia phe cãi nhau?
Nếu anh chị chửi 1 giáo sư toán học là đồ ngu - ông ấy chỉ cười nhạt. Nhưng nếu chửi 1 thằng ngu như thế - nó sẽ đấm vào mặt anh chị ngay.
Nếu anh chị chửi 1 tỷ phú là đồ nghèo đói - ông ấy chỉ cười nhạt. Nhưng nếu chửi câu ấy giữa khu ổ chuột - nha khoa khu phố sẽ có thêm 1 case cấp cứu chỉnh hàm.
Đặc điểm của bọn xem thường bằng cấp ấy là học dốt. Và đặc điểm của bọn học dốt là rất tự ái. Nói thế cho nhanh.
Bọn này tuy mồm ra rả là xem thường bằng cấp nhưng hễ bị ai chê dốt là lồng lộn lên liền dù rằng lý lịch khoa học chỉ có mỗi tấm giấy phép lái xe tạm xem là hợp pháp.
Chúng nó ngu một mình thì không sao nhưng ác ở chỗ nó lây lan cái ngu ấy một cách rất hồn nhiên và ồ ạt. Lý luận căn bản của bọn học ngu có tí tiền ấy là ngành nghệ thuật thì cần gì khoa học kiểu như hoạ sĩ, rapper, nhạc sĩ... hỡi ôi thế công trình nghệ thuật lưu danh của chúng mày là cái gì thế? Tịt mẹ mồm rồi đúng không?
Ví dụ như Leonardo da Vinci với các tác phẩm nghệ thuật như "Mona Lisa" và "Bữa Tiệc Ly" không chỉ là một họa sĩ, mà còn là một nhà khoa học, kỹ sư và nhà nghiên cứu giải phẫu học. Hiểu biết sâu sắc về vật lý và giải phẫu giúp ông tái tạo hình ảnh sống động và chân thực.
Gần hơn là James Cameron đạo diễn của "Titanic" và "Avatar". Ông ấy là một nhà nghiên cứu khoa học, đặc biệt là về công nghệ và đại dương học. Kiến thức này đã giúp ông sáng tạo ra những cảnh quay kỳ vĩ, tạo dấu ấn đậm nét trong ngành điện ảnh.
Chẳng có cái gì trên đời này muốn xuất chúng mà nằm ngoài khoa học cả.
Đúng là học dốt thì cũng sống lâu mà có là giáo sư thì cũng chẳng bao giờ bất tử. Nhưng đời người có học nó sẽ hơn hẳn bọn phàm phu. Xã hội tất nhiên là đa dạng thành phần, nghề nghiệp nào cũng đáng quý cả nhưng đảo điên đến mức bọn thất học lại mỉa mai người học cao, kẻ ngu đần lại bỉ bôi tri thức thì đó là điều đáng báo động vậy.
Bằng cấp nó cũng giống như tiền bạc vậy, khi nào có đủ thì hãy chê.
Thế gian bao la, chúng sanh bình đẳng nhưng trên con đường đưa đất nước đi lên thì tuyệt nhiên không thể có dấu chân của những thằng học dốt. Nhất là tuy học dốt nhưng lại chăm chỉ xạo lầm.