Mùng 9 vía trời - mùng 10 vía đất.
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Mùng 9 vía trời - mùng 10 vía đất.
Tui đã từng được nghe một câu hò đối đáp như thế này.
- “Thấy anh hay chữ, em hỏi thử đôi lời,
Chứ từ thuở tạo thiên lập địa ông trời tròn ai xây ?”
Không biết trời sanh ra do đâu và sanh ra từ lúc nào. Nhưng theo quan niệm dân gian thì lại cho ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch là ngày vía trời.
Theo Paulus Huỳnh Tịnh Của thì ngày vía có nghĩa là ngày sanh. “Mùng 9 vía trời, mùng 10 vía đất: Ngày mùng 9 mùng 10 tháng giêng thói tục hay cúng trời cúng đất, tự hiểu là ngày trời đất sinh”.
Trong dãy số tự nhiên, số 9 là số cao nhất của dương, được xem là số lão dương, con số hoàn hảo. Thế nên dùng số 9 để chỉ cho ngôi cao nhứt. Ngôi vua vì vậy còn được gọi là cửu trùng. Và người xưa đã rất tinh tế chọn mùng 9 tháng giêng đầu năm để làm lễ vía trời là vậy.
Sâu sắc hơn, người xưa quan niệm đã có trời thì ắt phải có đất, mùng 9 là dương tượng trưng cho ngày sanh của trời thì mùng 10 là âm sẽ nối tiếp theo là ngày sanh của đất. Đối với người Việt vốn xuất phát từ văn hóa gốc nông nghiệp, trồng trọt là chánh nên đất đai được xem là quan trọng nhất.
Trong ngũ hành, hành Thổ "đất" thuộc hành trung tâm, hành cai quản các phương. Có lẽ vì vậy, người làm nông nghiệp xem đất là tài sản duy nhất, ai có đất sẽ đồng nghĩa với việc có tài chính "thời hiện đại ngày nay vẫn vậy hen, ngay cả cuộc sống đô thị, tấc đất là tấc vàng !".
Đây có thể là nguồn gốc phát sinh ngày Thần tài - vốn văn hóa người Hoa "mà người dân hay có thói quen mua vàng vào ngày này" được tích hợp trong quá trình giao thoa văn hóa giữa các dân tộc.
Đó cũng là sự thể hiện một nét đặc trưng trong tư duy của người Việt, một loại tư duy lưỡng phân, lưỡng hợp theo nguyên lý âm dương hài hòa mà người Việt luôn thể hiện trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống hằng ngày.
Như vậy, mùng 10 vía đất cũng có xem là ngày “sanh thần” của ông Địa "Địa là đất, nên vị trí thờ của ông thường để dưới đất" vậy nếu bạn là người Việt thì nên hiểu rằng mùng 10 chánh xác là ngày vía đất hay cũng có thể gọi là vía Ông Địa, còn với các dân tộc khác thì em không dám lạm bàn, bởi ông Thần tài "một vị thần của người Hoa, là văn hóa ngoại sinh" chúng ta cũng đã kính trọng và tôn thờ trong quá trình giao thoa văn hóa qua hàng trăm năm.
Nếu bà con thấy được mâm cúng ngày mùng 10 tháng giêng của người Tiều, thì bà con sẽ hiểu được, người Tiều họ thừa nhận cả hai ý nghĩa văn hóa là Việt và Hoa, bởi trên mâm cúng ngày mùng 10 của họ ngoài "tam sên" như heo quay, trứng, tôm, để cúng ông thần tài. Thì họ cũng không quên cúng củ cải, bắp cải hay một loại rau củ nào đó để dâng lên cho ông địa, hay cho mẹ đất. Vì người Tiều ngày xưa nổi tiếng là những người làm nông nghiệp cực kỳ giỏi và chỉ chuyên về làm nông nghiệp, bởi thế trên mâm cúng của họ, họ luôn biết mình đang dâng lễ vật cho ai.
Nguồn :