6 NGÀNH NGHỀ Ở VIỆT NAM MÀ CÁC CÔNG TY NƯỚC NGOÀI CÓ THỂ RỜI ĐI SAU KHI MỸ ÁP THUẾ NHẬP KHẨU 46%
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
6 NGÀNH NGHỀ Ở VIỆT NAM MÀ CÁC CÔNG TY NƯỚC NGOÀI CÓ THỂ RỜI ĐI SAU KHI MỸ ÁP THUẾ NHẬP KHẨU 46% (Việt Nam chịu mức thuế đối ứng 46%, thuộc hàng cao nhất trong số hàng chục nền kinh tế bị áp thuế đối ứng theo sắc thuế do ông Trump ký vào rạng sáng 3-4-2025 theo giờ Việt Nam) :
(Tác giả : Phạm Hoàng Thái Dương)
🔴 1. Ngành Điện tử & Linh kiện bán dẫn
Lý do: Đây là ngành xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Mỹ (~41 tỷ USD), chủ yếu do doanh nghiệp nước ngoài (Samsung, Intel, Foxconn, Luxshare) sản xuất.
Khả năng di dời: Cao, vì doanh nghiệp điện tử thường dễ chuyển đổi địa điểm sản xuất.
Các quốc gia thay thế: Ấn Độ, Mexico, Malaysia, hoặc quay về Mỹ (chính phủ Mỹ đang khuyến khích sản xuất chip và thiết bị bán dẫn nội địa).
🟠 2. Ngành Dệt may
Lý do: Việt Nam xuất khẩu dệt may sang Mỹ đạt khoảng 14 tỷ USD mỗi năm. Ngành này vốn có biên lợi nhuận thấp (~5-8%), nếu tăng thuế lên 46% thì không thể cạnh tranh nổi về giá.
Khả năng di dời: Cao, do dễ dịch chuyển nhà máy sản xuất.
Các quốc gia thay thế: Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Mexico.
🟡 3. Ngành Giày dép
Lý do: Giá trị xuất khẩu vào Mỹ lớn (~8 tỷ USD). Các thương hiệu như Nike, Adidas đang sản xuất rất lớn tại Việt Nam.
Khả năng di dời: Rất cao, Nike, Adidas, Puma có thể dễ dàng chuyển sản xuất sang Indonesia, Ấn Độ hoặc thậm chí Mexico, Brazil để tránh thuế.
Đã từng xảy ra với các thương hiệu khi Mỹ áp thuế lên Trung Quốc.
🟢 4. Ngành Đồ nội thất (Furniture)
Lý do: Việt Nam là một trong những nhà cung cấp đồ gỗ nội thất lớn nhất cho thị trường Mỹ (gần 12 tỷ USD). Việc áp thuế cao làm giảm tính cạnh tranh.
Khả năng di dời: Trung bình-cao, do vẫn có sự gắn bó nhất định với chuỗi cung ứng nguyên liệu gỗ nội địa Việt Nam.
Tuy nhiên, khả năng các công ty sản xuất đồ nội thất có vốn nước ngoài (FDI từ Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ) chuyển sản xuất sang Mexico hoặc các nước Nam Mỹ là khá cao.
🔵 5. Ngành Đồ chơi & dụng cụ thể thao
Lý do: Việt Nam là nhà cung cấp lớn các sản phẩm đồ chơi, đồ thể thao cho thị trường Mỹ (~3 tỷ USD), điển hình như Lego, Hasbro, Mattel.
Khả năng di dời: Rất cao, vì đồ chơi và dụng cụ thể thao là ngành dễ dịch chuyển sản xuất.
Các quốc gia thay thế: Mexico, Indonesia, Philippines, hoặc thậm chí quay lại Mỹ nhờ các chính sách ưu đãi của chính phủ Mỹ.
🟣 6. Các ngành sản xuất sản phẩm nhựa, hóa chất
Lý do: Sản phẩm nhựa, hóa chất xuất khẩu sang Mỹ cũng lớn (~3 tỷ USD/năm), chịu áp lực lớn khi tăng thuế.
Khả năng di dời: Cao, có thể chuyển sang các nước Đông Nam Á khác (Indonesia, Thái Lan, Malaysia) hoặc gần thị trường Mỹ hơn như Mexico, Colombia.
...
Việt Nam xuất khẩu gần 120 tỷ USD vào Mỹ trong năm 2024, còn nhập khẩu chỉ 15 tỷ…
Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu gồm:
Máy tính và linh kiện :23,2 tỷ USD (19,4%).
Máy móc thiết bị : 22 tỷ USD (18,5%)
Dệt may : 16,2 tỷ (13,5%).
Điện thoại : 9,8 tỷ USD
Gỗ 9 tỷ USD
Giày dép 8,3 tỷ USD.
Phương tiện vận tải và phụ tùng: 3,2 tỷ.
Máy ảnh + hạt điều + đồ chơi + túi + thủy sản : 8 tỷ.
… --> Nhìn số liệu các mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ trên ta có thể thấy phần của khối FDI là rất lớn …
....
CHÁNH ... CHỊ HỌC
1 - Donald Trump bất hủ có lẽ không phải là người đọc sách, chắc chắn chưa đọc Michel Foucault, nhưng hóa ra, ông dường như lại là hiện thân cho tuyên bố của triết gia Pháp rằng “ chính trị là sự tiếp diễn của chiến tranh bằng những phương tiện khác”.
Thời Trump 1.0, ông đã khai trương cuộc chiến thương mại với Tung của bằng cú áp thuế nhập khẩu hàng hóa. Giờ đây, thời 2.0, ngài Trump cao bồi đã phạng khắp toàn cầu. Có thể nói, món chơi của anh là “ chính sách thuế” tựa như Quan Công múa long đao và Lữ Bố dùng phương thiên họa kích vậy!
Ông dùng chiêu “đánh thuế nhập khẩu nước ngoài” như một cách để xây dựng lại nền kinh tế Hoa Kỳ có lợi cho những người lao động chân tay bị bỏ lại phía sau bởi thương mại tự do và toàn cầu hóa.
Ngay cả với các đồng minh lâu đời, như nước Anh, nếu Trump áp thuế 20% đối với tất cả hàng nhập khẩu, tăng trưởng của Anh sẽ bị ảnh hưởng.
Và, nếu Anh không trả đũa thì GDP sẽ hụt đi hơn 0,4% trong năm nay và 0,6% vào năm sau.
Cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu sẽ khai trương...
2 - Tổng thống Hoa Kỳ đã công bố mức thuế quan toàn diện đối với một số đối tác thương mại lớn nhất của nước này.
Trung Quốc bị đánh thuế 34%, ngoài mức thuế 20% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã áp dụng, trong khi EU hiện sẽ bị đánh thuế 20% và Nhật Bản là 24% .
Vân vân...
Trump cho biết nước Mỹ đã bị các đối tác thương mại của mình "cướp bóc, cướp bóc và cưỡng hiếp" trong thời gian dài, và "trong nhiều trường hợp, bạn còn tệ hơn kẻ thù", giờ đến lúc bố mày lấy lại, không bạn bè gì sất...
Cổ phiếu lao dốc sau cú thông báo bất hủ về chính sách thuế , trong đó cổ phiếu công nghệ bị ảnh hưởng nặng nề nhất , trong khi giá vàng đạt mức cao kỷ lục khi các nhà đầu tư tranh giành sự an toàn .
Nikkei của Nhật Bản giảm 2,8% khi mở cửa, Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,6%, Kospi của Hàn Quốc giảm 2% và cổ phiếu Úc giảm 2%.
3 - Thuế quan của Hoa Kỳ là một "đòn giáng mạnh" vào nền kinh tế thế giới và EU đang chuẩn bị các biện pháp đối phó ...
Người đứng đầu Ủy ban EU Ursula. Leyen cho biết . "Nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, sự bất ổn sẽ gia tăng và kích hoạt sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ hơn nữa", bà nói.
Bộ thương mại Trung Quốc kêu gọi Mẽo "hủy bỏ ngay lập tức" các mức thuế quan mới, cảnh báo rằng chúng "gây nguy hiểm cho sự phát triển kinh tế toàn cầu" và sẽ gây tổn hại đến lợi ích của Hoa Kỳ và chuỗi cung ứng quốc tế
"Không có bên nào chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại, và không có lối thoát cho chủ nghĩa bảo hộ." Vẫn Tung Của tuyên bố
4 – Các quốc gia lìu tìu đang chịu khó khăn kinh tế và có chiến tranh như Myanmar, hay quê mình, Ai lao, Căm pốt thì sao?
Thì phải chịu mức thuế cao nhất, thế mới thảm chứ!
Myanmar 44%. Sri Lanka 44%, Lesotho 50%...
Quê mình, căm pốt, ai lao... các bạn biết rồi nhỉ?
Nhưng, quê mình vốn truyền thống bất khuất, cần thì phạng lại Mẽo 60%, cho nó “sằng phẳng, sợ đếu gì...”
P?S: Cứ phải phạng nhau thôi, chỉ là không dùng vũ khí nguyên tử mà dùng kinh tế, văn hóa, và ... xèng, là được!