Phạm Hoài Nhân - Nhà thờ Tân Triều
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Nhà thờ Tân Triều
Có lẽ bạn đã từng ghé thăm Làng bưởi Tân Triều, hoặc ít ra đã từng nghe nói đến bưởi Tân Triều, một giống bưởi ngon nổi tiếng ở Biên Hoà. Thế nhưng nhà thờ Tân Triều thì chắc bạn ít hoặc chưa nghe nhắc đến.
Tân Triều Church
You may have visited Tân Triều Village, or at least heard of Tân Triều grapefruits, a famous and delicious grapefruit variety in Bien Hoa. However, Tân Triều Church is probably less well-known or even unheard of
Tân Triều là một cù lao trên sông Đồng Nai, cách trung tâm TP. Biên Hoà khoảng 10 km về phía Bắc, thuộc huyện Vĩnh Cửu (tức là nói một cách chính xác về mặt địa lý hành chánh thì Tân Triều không phải ở Biên Hoà!). Du khách phương xa đến Biên Hoà thường ghé thăm khu du lịch sinh thái Làng Bưởi Tân Triều, hay còn được gọi là Vườn bưởi Năm Huệ.
Đến khu vực vườn bưởi Năm Huệ thì bên trái là lối vào vườn bưởi, bên phải là Nhà thờ Tân Triều. Đây là một ngôi nhà thờ nhỏ, kiến trúc cũng không nổi bật, do đó dễ bị bạn đi ngang qua mà không chú ý, nhất là nếu bạn đang nôn nao bước vào vườn bưởi, và không là tín đồ công giáo. Tuy nhiên, nếu bạn biết vài điều lý thú về lịch sử ngôi nhà thờ này có lẽ bạn sẽ dừng chân để nhớ về quá khứ...
Đây là một trong những ngôi nhà thờ cổ nhất miền Nam.
Trên tháp chuông nhà thờ có 2 quả chuông, được đúc ở châu Âu từ giữa thế kỷ 19
Nhà thờ có một thánh tích vô giá đối với người công giáo. Đó là tượng chúa Jesus trên thập giá trong nhà thờ có gắn một mảnh thánh giá thật.
Bưởi Tân Triều nổi tiếng vốn có xuất xứ từ... nhà thờ Tân Triều.
Tân Triều Church
Tân Triều is an island on the Đồng Nai River, about 10 km north of Bien Hoa city center, in Vĩnh Cửu district (meaning that, geographically and administratively speaking, Tân Triều is not actually in Bien Hoa!). Tourists often visit the Làng Bưởi Tân Triều eco-tourism site, also known as Năm Huệ Orchard. When you arrive at the orchard, the entrance to the orchard is on the left, and Tân Triều Church is on the right. This is a small church with unremarkable architecture, making it easy to overlook, especially if you're eager to enter the orchard and aren't a Catholic.
However, if you knew some interesting facts about the church's history, you might stop to reflect on the past... This is one of the oldest churches in the South. The church's bell tower has two bells cast in Europe in the mid-19th century. The church has a priceless relic for Catholics: the statue of Jesus on the cross inside the church has a piece of the true cross attached. The famous Tân Triều grapefruits originated from... Tân Triều Church
1.
Nhà thờ Tân Triều có từ năm 1778, nghĩa là có trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn gần 100 năm! (nhà thờ Đức Bà Sài Gòn xây dựng xong năm 1865). Lược sử giáo xứ được ghi nhận lại như sau:
Từ đầu thế kỷ XVIII, thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, từng đoàn lưu dân vào Phương Nam lập nghiệp và các Cha Thừa sai cũng theo để truyền giáo. Năm 1777, chúa Huệ Vương Nguyễn Phúc Thuần và cả gia đình bị sát hại; hậu duệ duy nhất có quyền nối nghiệp ngôi chúa còn sống sót là Nguyễn Ánh. Cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 1778, sau khi đã chiếm lại được Gia Định thì Nguyễn Ánh (Gia Long) lập triều đình mới tại Đá Lửa. Trong số những người theo Nguyễn Ánh vào Đá Lửa, có cả những người theo đạo Công Giáo.
Từ ngày Nguyễn Ánh (năm 1778) đóng đô tại đây và tự xưng là chúa, lấy niên hiệu là Gia Long, Đá Lửa được đổi tên thành Tân Triều. Từ đó tên họ đạo này được gọi là họ Tân Triều (theo bản phúc trình của Tòa Giám Mục Sài Gòn năm 1891 của Cha Sở Le Golf).
Khi Nguyễn Ánh đến Tân Triều, người Công Giáo đã theo các Cha thừa sai qui tụ về đây khá đông và lập thành một họ đạo có nề nếp, vững chắc. Vì thế, trước khi Nguyễn Ánh lập triều đình tại đây (1778), Đức Cha Pigneaux đã đến đặt trụ sở (Tòa Giám Mục và Chủng Viện) sát nhà thờ, đồng thời còn cất một nhà nguyện để cử hành việc thờ phượng công khai, vì ở đây yên ổn hơn cả Cao Miên và Hà Tiên (là những nơi mà Đức Cha đã có ý lập trụ sở ). Đức Cha Pigneaux ở Tân Triều gần 4 năm (1778 – 1782) tương đối yên ổn. Từ nơi đây, Đức Cha có thể đi kinh lý khắp nơi ở Nam Bộ. Thời gian ở Tân Triều, Đức Cha đã truyền chức cho một số linh mục Việt Nam. (*)
Theo tư liệu này thì cái tên Tân Triều có nghĩa là triều đại/triều đình mới xuất phát từ việc Nguyễn Ánh đóng đô tại đây. Hiện nay có một số nhà nghiên cứu không đồng ý với giả thuyết này, tui chỉ xin trích dẫn để mọi người tham khảo.
Từ ngày xây dựng đầu tiên (1778) đến nay nhà thờ Tân Triều đã nhiều lần xuống cấp hoặc quy mô không đủ cho sự phát triển của giáo dân nên được xây mới vào các năm 1850, 1873, 1994... Ngôi nhà thờ với kiến trúc hiện nay được xây dựng năm 2003. Chính vì vậy, về kiến trúc ngôi nhà thờ hiện nay không phải nhà thờ cổ dù đã xuất hiện từ rất sớm (1778). Đây cũng không phải ngôi nhà thờ lớn, do đó ít được mọi người biết đến.
Tân Triều Church was established in 1778, meaning it predates Notre Dame Cathedral in Saigon by nearly 100 years! (Notre Dame Cathedral was completed in 1865). The parish's brief history is as follows:
In the early 18th century, during the Trịnh-Nguyễn conflict, many migrants came to the South to settle, and missionaries followed to spread the gospel. In 1777, Lord Huệ Vương Nguyễn Phúc Thuần and his family were killed; the only surviving heir to the throne was Nguyễn Ánh. In late July and early August 1778, after recapturing Gia Định, Nguyễn Ánh (Gia Long) established a new court at Đá Lửa. Among those who followed Nguyễn Ánh to Đá Lửa were Catholics.
From the day Nguyễn Ánh (1778) established his court here and proclaimed himself lord, taking the era name Gia Long, Đá Lửa was renamed Tân Triều. From then on, the parish was called Tân Triều parish (according to the 1891 report of the Saigon Bishop's Office by Father Le Golf). When Nguyễn Ánh arrived in Tân Triều, Catholics had gathered here under the missionaries, forming a well-established parish.
Therefore, before Nguyễn Ánh established his court here (1778), Bishop Pigneaux arrived and set up his headquarters (Bishop's Office and Seminary) near the church, and even built a chapel for public worship, as it was more peaceful than Cambodia and Hà Tiên (where the bishop had considered setting up his headquarters). Bishop Pigneaux stayed in Tân Triều for nearly four years (1778-1782) relatively peacefully.
From here, the bishop could travel to various places in the South. During his time in Tân Triều, the bishop ordained several Vietnamese priests. (*) According to this document, the name Tân Triều means "new court" or "new dynasty", originating from Nguyễn Ánh's establishment of his court here. Currently, some researchers disagree with this hypothesis, and I merely cite it for reference.
From its initial construction (1778) to the present, Tân Triều Church has undergone several renovations or expansions due to deterioration or insufficient space for the growing Catholic community, with new constructions in 1850, 1873, and 1994... The current church building, with its present architecture, was constructed in 2003. Therefore, the current church is not an ancient one, despite its early establishment (1778). This is also not a large church, which is why it is not well-known.
2.
Trên tháp chuông nhà thờ có 2 quả chuông, được đúc ở châu Âu từ giữa thế kỷ 19, trong đó có 1 quả chuông đúc từ năm 1867 đã được dùng tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Lai lịch quả chuông đã được dùng tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn như sau:
Sau khi Biên Hòa thất thủ, quân Pháp lập lại trật tự tại đây. Cha Besombes được cử đến coi sóc Tân Triều (ngài ở đây cho đến 1864). Công việc đầu tiên là quy tụ các giáo hữu tản mác khắp nơi trở về và xây cất lại ngôi thánh đường. Việc xây cất gặp rất nhiều khó khăn, phải đi nhặt các vật liệu từ các mái nhà, đình chùa sụp đổ hoặc bị bỏ hoang … Và trong khi thu nhặt đã lượm được một cái chiêng và một quả chuông chùa (chuông Việt). Cái chiêng hiện vẫn còn nhưng đã cũ lủng hư, còn quả chuông Việt thì đem đổi lấy một quả chuông Tây của nhà thờ Sài Gòn (nhà thờ chánh tòa cũ) quả chuông hiện còn đang dùng. (*)
On the church's bell tower, there are two bells cast in Europe in the mid-19th century. One of the bells, cast in 1867, was previously used at Notre Dame Cathedral in Saigon. The history of this bell is as follows:
After Bien Hoa fell, the French restored order in the area. Father Besombes was sent to take care of Tân Triều (he stayed there until 1864). His first task was to gather the scattered parishioners and rebuild the church. The construction faced many difficulties, and they had to collect materials from collapsed or abandoned roofs of houses, temples, and pagodas... During the collection, they found a bell and a temple bell (Vietnamese bell). The bell is still there but has become old and useless, while the Vietnamese bell was exchanged for a Western bell from Saigon Cathedral (the old cathedral). The bell is still in use today
3.
Tui đọc trong một tài liệu thấy nói rằng nhà thờ Tân Triều có một thánh tích vô giá đối với người công giáo. Đó là tượng chúa Jesus trên thập giá trong nhà thờ có gắn một mảnh thánh giá thật, tức mảnh gỗ trên cây thánh giá mà chúa Jesus đã tuẫn nạn ngày xưa. Tuy nhiên, sau khi dọ hỏi từ nhiều người thì không ai xác nhận thông tin này cả. Do vậy tui nghĩ rằng đây là thông tin không đúng sự thật. Tui vẫn đăng thông tin này lên như một câu hỏi: Do đâu lại phát xuất thông tin này? Ắt phải có một nguyên nhân nào đó chớ!
I read in a document that Tân Triều Church has a priceless relic for Catholics. It's the statue of Jesus on the cross inside the church, which is attached to a piece of the true cross, meaning the wood from the cross on which Jesus was crucified. However, after asking many people, no one confirmed this information. Therefore, I think this is incorrect information.
I still post this information as a question: Where did this information originate from? There must be some reason for it, right?
4.
Điều thú vị cuối cùng về nhà thờ Tân Triều lại có liên quan đến... nguồn gốc của bưởi Tân Triều. Người ta nói rằng năm 1869, một cha xứ ở nhà thờ Tân Triều đã mang hai cây bưởi gốc từ Brazil về trồng trong sân nhà thờ, hằng năm cho trái sum suê. Thấy vậy, người dân ở đây xin chiết nhánh bưởi về trồng. Và cứ thế nhân rộng ra cùng với một số giống bưởi khác... Không ngờ, hơn một thế kỷ sau, Tân Triều trở thành làng bưởi nổi tiếng.
Về việc này, có thêm một thông tin khá thú vị như sau:
Vào đầu thế kỷ 20, Tân Triều không hẳn là nơi trồng nhiều bưởi nhất mà trồng nhiều loại cây ăn trái khác, trong đó thu huê lợi nhiều nhất là trồng trầu. Lúc bấy giờ nơi đây phong thổ độc hại vì những lý do:
Vườn cây rậm rạp: Dân trồng nhiều cây ăn trái và các loại cây khác nữa. Họ tiết kiệm đất đến nỗi không chừa chỗ để làm đường đi, lối đi là những đường mòn chật hẹp xuyên qua vườn sát nhà ở, làm cho bầu khí ngột ngạt, ẩm thấp, sinh nhiều giống muỗi gây bệnh sốt rét giết người.
Ô nhiễm: Nguồn lợi lớn nhất của họ là trồng trầu, trầu thì cần rất nhiều phân bón. Do đó, họ sử dụng hàng tấn phân khiến cho không khí bị ô nhiễm, giếng nước bị nhiễm độc.
Đường nước sình lầy: Con rạch trước kia rất sâu dần dần bị lấp đầy; thủy triều lên xuống không lưu thông được, sỉnh lầy bốc mùi hôi thối thành chướng khí sinh bệnh.
May mà năm 1952 trận lụt năm Thìn đã ngập lụt cả vùng rửa sạch đất và trầu cau chết hết, nên sau đó không khí trở lại trong lành, người khỏi bị ô nhiễm. Người dân lập lại vườn bưởi, trồng bắp thay cho vườn trầu cho đến ngày nay.
Tương truyền rằng, trong trận lụt năm 1952, tất cả các loại cây cối đều chết vì úng nước. Riêng có cây bưởi ở nhà thờ Tân Triều do các Cha Thừa sai mang sang là sống sót. Từ đó, người ta chiết nhánh và nhân rộng giống bưởi này. Cũng theo các cụ kể lại thì chỉ có bưởi ở gần khu vực nhà thờ Tân Triều mới ngon, ngọt và đem lại giá trị kinh tế cao. (*)
_________
(*) Trích từ bài viết của Linh mục Chánh xứ Giuse Vũ Đức Hiệp trên website VietCatholic.
The last interesting fact about Tân Triều Church is related to... the origin of Tân Triều grapefruits. It's said that in 1869, a priest at Tân Triều Church brought two grapefruit trees from Brazil and planted them in the churchyard, which bore fruit every year. Seeing this, local people asked to take cuttings from the trees and plant them. And so, the grapefruit trees spread, along with other varieties...
Unbeknownst to them, over a century later, Tân Triều would become a famous grapefruit village. There's an additional interesting fact: In the early 20th century, Tân Triều wasn't necessarily the place with the most grapefruit trees, but rather many other types of fruit trees. The most profitable crop was betel nuts. At that time, the environment was hazardous due to:
Dense gardens: People planted many fruit trees and other types of trees, saving space to the point where there were no paths or roads, only narrow alleys through the gardens, near the houses, making the air stifling, humid, and breeding many mosquitoes that spread diseases like malaria.
Pollution: The main source of income was betel nuts, which required a lot of fertilizer. As a result, they used tons of manure, polluting the air, and contaminating the wells.
Marshy waterways: The canal, once deep, gradually became filled up; the tide couldn't flow, and the stagnant water emitted a foul odor, creating a toxic atmosphere that caused diseases. Fortunately, the 1952 flood washed away the polluted soil and dead betel nut trees, and the air became clean again. The people replanted grapefruit trees and corn, replacing the betel nut gardens, up until today.
According to legend, during the 1952 flood, all the trees died from drowning. Only the grapefruit tree at Tân Triều Church, brought by the missionaries, survived. From then on, people took cuttings and propagated this grapefruit variety. The elderly also said that only the grapefruits near the Tân Triều Church area were delicious, sweet, and brought high economic value. (*)
(*) Excerpt from an article by Father Giuse Vũ Đức Hiệp on the VietCatholic website
Phạm Hoài Nhân