Tuệ Sỹ và “Triết học về tánh Không”
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Tuệ Sỹ và “Triết học về tánh Không”
Đức Phật đã nói về giáo pháp của ngài: “Như nước bốn biển chỉ có vị duy nhất là vị mặn, giáo pháp của ta cũng vậy, chỉ có một vị duy nhất là vị giải thoát”. Người theo Phật giáo chỉ nên cầu tìm giải thoát chứ không nên cầu tìm điều gì khác. “Tam giải thoát môn” là 3 cánh cửa giải thoát được tất cả các phái của Phật giáo thừa nhận. Thiền sư Thích Nhất Hạnh - cũng thuộc thiền phái Lâm Tế và Liễu Quán như Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ - đã lý giải về 3 cánh cửa giải thoát này:
“Tam pháp ấn (3 ấn chứng) là những chiếc chìa khóa chúng ta có thể dùng để mở ra 3 cánh cửa giải thoát (tam giải thoát môn): Không giải thoát môn (sunyata – emptiness), Vô tướng giải thoát môn (animitta – signlessness) và Vô tác giải thoát môn (apranihita – aimlessness) - tam giải thoát môn đã được tất cả các phái của Phật giáo thừa nhận. Khi bước qua 3 cánh cửa này, chúng ta sẽ có được sự an lạc và thoát khỏi nỗi sợ hãi, sự lầm lạc và khổ đau.
Cánh cửa giải thoát thứ nhất là “Không” (sunyata). “Không” bao giờ cũng có nghĩa là không còn một cái gì đó: một cái tách không còn nước, một cái tô không còn canh, con người không còn một tự ngã riêng biệt và độc lập. Chúng ta không thể tồn tại một mình mà chỉ tồn tại trong mối tương quan với mọi cái khác trong vũ trụ.
Khi thực hành pháp môn này, chúng ta nhận ra cái không ở mọi vật chúng ta nhìn thấy trong đời sống hàng ngày. Chúng ta nhìn chiếc bàn, bầu trời xanh, những người bạn, ngọn núi, dòng sông, sự giận dữ và niềm hạnh phúc của chúng ta và thấy rằng tất cả đều không có một tự ngã riêng biệt.
Khi tiếp xúc với mọi vật, chúng ta thấy mọi cái đều có những mối liên hệ và thấy sự thâm nhập của tự nhiên vào tất cả mọi thứ. “Không” không có nghĩa là không tồn tại mà là không có tự ngã và vô thường. “Không” là con đường giữa (trung đạo) tồn tại và không tồn tại. Một đóa hoa đẹp không biến thành hư không khi héo tàn: nó tự bản chất chỉ là không. Một đóa hoa được tạo thành bởi những thành tố không phải là đóa hoa: ánh sáng, không gian, mây, trái đất và ý thức, nghĩa là nó không có một tự ngã riêng biệt và độc lập.
Kinh Kim Cương có nói rằng con người không phải là một giống loài tách biệt với những giống loài khác nên muốn bảo vệ loài người, chúng ta cũng phải bảo vệ những giống loài khác.
Ở Việt Nam, chúng ta thường nói: “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”. Niềm hạnh phúc và nỗi khổ của chúng ta là niềm hạnh phúc và nỗi khổ của người khác. Khi hành động với ý thức về vô ngã, những hành động của chúng ta sẽ phù hợp với thực tế và chúng ta sẽ biết mình nên làm gì và không nên làm gì. Khi ý thức được rằng tất cả mọi cái đều có tương quan với nhau, chúng ta sẽ có được ý thức về Không (Sunyata Samadhi)…
Một ngày nào đó, tất cả những người chúng ta yêu thương sẽ bệnh rồi chết. Nếu không bước qua Không giải thoát môn, chúng ta sẽ đau khổ tột cùng khi điều ấy xảy ra. Pháp môn này là một cách để gắn bó với cuộc sống đúng như bản chất của nó.
Chúng ta nhìn thân thể của mình và thấy được tất cả những nguyên nhân và những điều kiện đã làm cho nó tồn tại – những bậc sinh thành của chúng ta, quê hương đất nước của chúng ta, bầu không khí và cả những thế hệ tương lai. Chúng ta vượt qua thời gian, không gian, vượt qua tự ngã của mình và biết được thế nào là sự giải thoát thật sự…”
Năm 1968, khi mới 25 tuổi, Hoà thượng Tuệ Sỹ đã viết cuốn sách “Triết học về tánh Không” (An Tiêm xuất bản, 1970) và có lời giới thiệu trong lần tái bản năm 2013 như sau: “Tánh Không (Sunyata) là một trong số ít chủ đề tư tưởng nan tư nghị trong hệ thống triết học Phật giáo bên cạnh thuyết Bất nhị, Trung quán, Duyên khởi…
Hơn 40 năm trôi qua, ông giáo sư - tu sĩ 25 tuổi ngày nào giờ đã là vị thượng tọa mái đầu sương bạc. Nhìn lại bụi đường dài trong quáng nắng như giấc mộng”.
Bản pdf “Triết học về tánh Không”: [ ]
Ảnh: Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ
Nguồn từ :