Về cách đọc Nguyễn Phước hay Nguyễn Phúc cho dòng họ vua chúa Nguyễn
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Về cách đọc Nguyễn Phước hay Nguyễn Phúc cho dòng họ vua chúa Nguyễn Cho đến nay, mình vẫn chưa thật sử hiểu tại sao ta đọc tên dòng họ 阮 福 là Nguyễn Phúc. Theo mình được biết, khi đọc tên địa danh hoặc dòng họ, thì cách phát âm tên chuẩn nhất là theo phương ngữ nơi tên đã được đặt. Mình lấy ví dụ đơn giản: 1. Là ở ngoài Bắc thì có tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Vĩnh Yên. Người miền Nam chưa bao giờ đọc lộn tỉnh Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phước cả, lẫn không đọc lộn thành phố Vĩnh Yên thành thành phố Vĩnh An theo giọng miền Nam cả. 2. Là ở trong Nam thì có tỉnh Bình Phước hay tỉnh Long An. Người miền Bắc chưa bao giờ đọc lộn tỉnh Bình Phước là tỉnh Bình Phúc cả, lẫn không đọc lộn tỉnh Long An thành tỉnh Long Yên theo giọng miền Bắc cả. Thế nhưng, không hiểu tại sao ở Huế lại có tên dòng họ là Nguyễn Phúc / Nguyễn Phước rất kỳ cục. Và ngày nay còn có cả Hội đồng Nguyễn Phúc Tộc (ở Huế) và Nguyễn Phước Tộc (ở Nam). Mình ai cũng biết là cụm từ 阮 福 là do từ thời chúa Sãi mà ra. Và cụm từ 阮 福 này đã được dùng từ rất xưa nên chắc ở Huế có cách đọc chữ 福 theo giọng Huế đúng không bạn ? Vậy nếu bạn là người Huế, xin cho biết thời nhà Nguyễn, chữ 福 đọc là gì trong tiếng Việt ở Huế ? Mình không là người Huế nên không biết cách đọc chữ 福 này của người Huế. Thế nhưng mình xin được đưa ra những gì mình đọc trong bộ Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, phần về Huế, do thầy Phan Đăng, một học giả người Huế dịch, để bạn tham khảo các đọc tên các địa danh tại Huế xưa. Để bạn trước khi trả lời chữ 福 đọc là Phúc hay Phước, bạn cũng thấy thời xưa ở Huế đọc tiếng Việt ra sao. Vậy nếu bạn chịu khó coi bộ Hoàng Việt quyển 3 bắt đầu từ trang 107 (Đường Trạm Dinh Quảng Đức đến Trực Lệ Kinh Sư), bạn sẽ thấy: a. Cụm từ 上安 đọc là hành cung Thượng AN, không đọc là hành cung Thượng YÊN. b. Cụm từ 安廛 永安 đọc là cầu hai xã AN Triền Vĩnh AN, không đọc là cầu hai xã YÊN Triền Vĩnh YÊN. c. Cụm từ 富榮 đọc là huyện Phú VANG, không đọc là huyện Phú VINH. d. Cụm từ 安福 đọc là sông Hồng PHƯỚC 安福 (tức ngã 3 Sình), không đọc là sông Hồng PHÚC. f. Cụm từ 福灵 đọc là cầu xã Phước Linh, không đọc là cầu xã PHÚC Linh. Ngoài ra, tra trên mạng còn có làng cổ Phước Tích ở Huế. Làng này đặc biệt là lúc đầu làng có tên gọi là Phúc Giang như mong muốn một vùng gần sông nước nhiều phúc lộc. Đến thời Tây Sơn, Phúc Giang được đổi thành Hoàng Giang, để nhớ đến dòng họ khai canh lập làng (Hoàng là tên dòng họ khai canh, Giang là vùng gần với sông nước). Đến đời Gia Long, làng được đổi tên thành Phước Tích, như là mong muốn của người dân được tích lũy phúc đức cho con cháu. Nguồn tại đây nè bạn >> http://www.baomoi.com/kham-pha-lang-co-phuoc-tich-noi-tieng-cua-xu-hue/c/19783234.epi. Nên mình càng đọc, càng thấy ở Huế cách đọc tên địa danh càng giống với miền Nam hơn là ngoài Bắc. Mình đang tra xem trong bộ Hoàng Việt, thầy Phan Đăng (vốn là người Huế) có dịch địa danh nào ở Huế mang tên là Phúc không và chưa thấy. Bạn cũng coi giúp mình luôn há. Như vậy, khi mà người ta ở Huế đọc tên dòng họ 阮 福 là Nguyễn Phúc, thì họ đã dựa vào lý do gì để mà đưa ra điều này ? Bạn có biết không, xin chia sẻ. Mình nghe là có các lý do sau: 1. Lý do là tên dòng họ đọc đúng là Nguyễn Phúc chứ không là Nguyễn Phước. Thế nhưng mình không hiểu thuyết này đến từ đâu, vì như mình đã đưa ra như trên và có thể kiếm thêm nhiều nữa, là ở Huế chữ 福 đọc là Phước cả trăm năm rồi kìa. Còn nếu chữ 福 đọc là Phúc ở Huế cả trăm năm nay, thì mình rất muốn biết là đã có các sử liệu, văn bản nào để chứng minh cho việc này không ? 2. Lý do là dòng họ từ chốn Gia Miêu Thanh Hóa vô nên vì thủy tổ ngoài Bắc mà ta cần đọc theo giọng Bắc là Nguyễn Phúc. Thế nhưng, mình lại xin được hỏi là nếu đúng là như vậy, thì các danh từ rất Huế xưa nay vẫn dùng như mệ, như eng thì ta nên đối xử với nó như thế nào ? Ta có đi theo thuyết thủy tổ ngoài Bắc nên phải đọc theo tiếng Bắc, do đó mà dẹp luôn việc gọi anh chị ngoài Huế là mệ, là eng, và đổi luôn qua thành anh, chị hoặc ví dụ gọi luôn các mệ, các eng là những đồng chí như ở ngoài Bắc luôn không ? Ví dụ đồng chí Nguyễn Phúc Vĩnh Duy chẳng hạn ? 3. Lý do là theo tiếng Việt chuẩn, thì chữ 福 đọc là Phúc. Điều này rất đúng, thế nhưng, đã có luật nào cho rằng tên một dòng họ hơn cả năm trăm năm, giờ lại phải đọc theo tiếng Việt chuẩn không ? Nếu ta áp dụng những gì ngày nay vào cách đọc tên dòng họ còn xưa hơn hay bằng lịch sử chữ Quốc Ngữ, thì nếu ai đó nói là ta cũng có thể áp dụng luôn cách gọi ngày nay là thay vì gọi vua Tự Đức thì ta đổi thành cách gọi đồng chí Tổng bí thư Tự Đức là có vấn đề không ? Trên thế giới hình như chỉ có nước ta là cổ võ cho việc đọc chuẩn này phải không bạn ? Như vậy mình không hiểu những quý vị nào theo thuyết này, có đọc tỉnh Bình Phước ở miền Nam là tỉnh Bình Phúc không ? Vì như vậy, chắc người miền Nam hiện này sẽ cười các quý vị này hơi nhiều đúng không ? 4. Lý do là do thời xưa kỵ húy nên đọc trại Phúc là Phước, nên nay ta cần đổi lại từ Phước thành Phúc. Thế nhưng nếu bạn đọc kỹ, thì hình như dòng họ Tôn Thất 尊室 ngày nay, thời xưa là Tông Thất 宗室 và do kỵ húy thời vua Thiệu Trị mà đổi từ Tông Thất ra Tôn Thất. Như vậy ta có đổi dòng họ Tôn Thất thành ra Tông Thất như xưa không ? Mà nếu thuyết đổi lại trước khi kỵ húy, thì coi bộ ở Việt Nam mình, viết một núi sách cũng chưa hết vụ này, và mình chưa thấy ai đưa ra đề nghị đầy nguy hiểm này cả, ngoại trừ một vài vị nào đó nêu lên lý do này cho việc đổi Phước thành Phúc. 5. Lý do là đây là việc nội bộ và là quyết định của dòng họ Nguyễn Phúc. Lý do này theo mình là rất chính đáng. Thế nhưng nếu đây đúng là việc riêng của dòng họ Nguyễn Phúc, thì có lẽ từ nay ta cũng nên ít có những bài viết nêu lên về dòng họ này là dòng họ vua chúa, có công với đất nước, hay đáng tự hào gì đó. Vì dòng họ đã chọn đi theo con đường tự mình quyết định, chứ không hề đưa ra lý do nào để cả nước hiểu thêm về dòng họ vua chúa cả qua việc chọn tên. Nếu dòng họ Nguyễn Phúc đã không quan tâm đến cả nước, thì tại sao cả nước lại cần quan tâm đến dòng họ Nguyễn Phúc ? Mình rất thương dòng họ vua chúa Nguyễn, nên đang ráng tìm đọc và hiểu. Xưa nay mình chưa thấy có ai viết bài hay chia sẻ kiến thức về vụ Nguyễn Phúc / Nguyễn Phước này, mặc dù có nhiều người nói trong riêng tư, nhưng mỗi người nói một kiểu, tựa như tiếng Mỹ gọi là hearsay hay nôm na còn gọi là nói kiểu bà tám vậy. Nếu bạn có biết link, sách hoặc bài viết nào, do người có ăn học, tức là có kiến thức vững vàng về ngữ thuật, về sử, thông hiểu Hán Nôm, có ít nhất trình độ đại học, viết và phân tích về cụm từ Nguyễn Phúc / Nguyễn Phước này, xin bạn share để mình học hỏi. Còn sao mà mình thấy không đúng. Vì khi ta nói mà không có bằng chứng hoặc văn bản để chứng minh cho việc ta nhận xét, thì có phải là cách trình bày như vậy là chưa nghiêm túc và đầy vẻ mê tín hoặc cuồng tín không ? Vậy bạn có biết về việc Nguyễn Phúc / Nguyễn Phước này, xin chia sẻ với mình để mình được nâng cao kiến thức nha bạn. Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi. Cheers, Brian ...... Lại về Nguyễn Phúc vs Nguyễn Phước Ở Việt Nam thời nay, chả ai có thể khẳng định chắc chắn rằng chúng ta nên đọc 阮福 là Nguyễn Phước hay Nguyễn Phúc. Xem ra, mạnh ai nấy nói, mạnh ai nấy giảng và mạnh ai nấy theo. Vài bạn khuyên nên đọc Phúc vì tiếng Việt thời nay là vậy. Ngược lại, những người khác mạnh miệng cho rằng nên đọc là Phước vì miền Nam xưa nay đã đọc vậy, nên chả có lý do gì phải bỏ theo thiên hạ. Lẫn có rất nhiều người vốn dĩ hòa vi quý, nói là đừng hỏi nữa làm gì, vì đây là vấn đề nhạy cảm. "Người Việt ta vốn yêu chuộng hòa bình mà !!!", mình đã trêu họ như vậy. Mình chưa thấy bạn nào ngon lành cho mình biết, ví dụ bạn mà đem cái tên 阮福 ra thế giới, thế bạn sẽ dạy thiên hạ nên đọc 2 chữ ấy ra sao nhỉ ? Hay là thế giới đọc Nguyễn Phúc hay Nguyễn Phước cũng OK ? Dạng như ở Việt Nam, cứ Minh Mệnh hay Minh Mạng, Ngô Nhân Tĩnh hay Ngô Nhân Tịnh gì đấy, mà chả biết các cụ ấy, tới lễ cúng giỗ, mỗi người "BỊ" gọi một cách khác nhau, thì cụ nào đấy được gọi, có biết là tên của mình không ? Hay là tên của anh hàng xóm nào con cháu gọi lộn ? Mà ví dụ nếu đúng là Nguyễn Phúc hay Nguyễn Phước gì cũng được cả, thì xin bạn cho mình biết, ví dụ khi chúng ta đọc bài thơ Đế Hệ Thi, có hai chữ 寶 và 保 này, chúng ta có đọc là Bảo hết không bạn ? Ví dụ, chúng ta có đọc là: "Miên hồng ưng BẢO vĩnh, BẢO quý định long trường" không ? Đây, một bài báo đã viết vậy (xem >> https://baomoi.com/bau-vat-kim-sach-trieu-nguyen/c/25221266.epi), như vậy là OK không bạn ? Mà ví dụ một người nửa chữ Hán Nôm không biết, họ đọc thấy 2 chữ BẢO, họ có nghĩ vua Minh Mạng là dốt chữ không ? Mà có thật là thời xưa, khi người Huế, vâng mình chỉ nói người Huế thời xưa, như vua Minh Mạng chẳng hạn, chứ không là bà con người Bắc hay người Nam hay người Huế bây giờ ở thế kỷ 21, đọc bài Đế Hệ Thi, ngài có thoải mái mà đọc bô bô "Miên hồng ưng BẢO vĩnh, BẢO quý định long trường" rồi cả triều đình khen là ngài làm sao mà lại có bài thơ tuyệt chiêu quá không ? Mình không thấy có ai viết về điều này cả, mình rất muốn biết. Mà ví dụ ngay ở Huế mà nhiều người còn cho là Nguyễn Phúc hay Nguyễn Phước gì cũng được, thế thì người Huế tại sao cứ ngày nào cũng mãi "Miên hường ưng bửu vĩnh, bảo quý định long trường" làm gì thế ? Sao họ không thống nhất luôn là bài thơ Đế Hệ Thi ấy, cả nước nên đọc là "Miên hồng ưng BẢO vĩnh, BẢO quý định long trường" như bài báo này nhỉ ? Hay họ sợ, phát biểu như vậy, có ai đó cười họ ? Mà thời nay đâu còn sự kỵ húy nữa đâu (theo nhiều người đã giảng vậy), sao vẫn còn những người Huế cứ "Miên hường ưng bửu vĩnh, bảo quý định long trường" làm gì thế nhỉ ? Sao họ không dùng logics rằng là thời nay phải đọc thứ tiếng Việt chuẩn nào đó, rồi cứ mà chuẩn hóa luôn cả câu là "Miên hồng ưng BẢO vĩnh, BẢO quý định long trường" đi ? Còn những người cho là Nguyễn Phước mới đúng, thế sao họ không dùng logics "Miên hường ưng bửu vĩnh, bảo quý định long trường" trên để hỏi vặn người cho rằng Nguyễn Phúc đọc mới đúng ? Hay họ sợ, họ nói ra nhạy cảm, nên họ mất bạn, mất bè, mất chén cơm mới đáng sợ, chứ tên ông bà, đứa nào đó bên Mỹ đọc Phúc thành Fuck cũng OK, miễn mình còn đọc "Phước" là được ? Mà mình thấy, ví dụ bạn đừng cười, nếu ông bà bạn ở Vình Phúc ngoài Bắc, mà bạn trong Nam tới giỗ cứ hò lên "mời cụ tổ ở Vĩnh Phước về hưởng". Không chừng có ông nào đó ở Vĩnh Phước tỉnh An Giang về, chứ cụ tổ của bạn ở Vĩnh Phúc ngoài Bắc có được hưởng đâu ? Mà ví dụ bên Mỹ, những đứa trẻ ngọng tiếng Việt, thế chúng sau này cứ gọi "mời các cụ Nguyen Fuc về hưởng", mà chữ Fuc rất gần chữ Fuck, thì chúng có tội không ? Mà ví dụ chúng nói "ủa, thế hệ cha anh người Việt công nhận Phúc / Phước gì cũng được mà, tụi con bên Mỹ đọc Fuc tại các bác bên Việt Nam nghe không rõ thôi, Fuc khác Fuck lắm, đây là bên Mỹ mà", thế thì chúng ta nên giảng cho chúng ra sao nhỉ ? Bạn nói thời nay Phúc / Phước điều đúng mà, thế tại sao chúng ở bên Mỹ, đọc Fuc là không đúng vậy bạn ? Có khi bạn OK với tất cả những gì xung quanh bạn, không có nghĩa là tất cả OK. Có khi bạn để sách bị dịch bậy, để tiếng Việt bị nói bậy, để kiến thức bị đầu độc bậy, các bạn OK với tất cả, các bạn không đấu tranh chống lại chúng ở đời này, thì con cháu của chúng ta sẽ trả lại bao nhiêu đời khác thôi, và trả nhiều gấp trăm lần nữa. Có khi bạn đang né tránh những sự độc hại về văn hóa đời này và không muốn lên tiếng, thì con cái của chúng ta ở những đời sau, chúng sẽ mãi mãi mang trên vai chúng những căn bệnh ung thư văn hóa ngàn đời mà thôi. Mình nghĩ là vậy. Có khi mình sai nhưng như thường lệ, mời bạn cứ tự nhiên đem logics ra để giải thích. Xin miễn vụ "tiếng Việt giàu và đẹp hay văn hóa người Việt là vậy" bạn há. Người Việt thời nay, còn có những người Việt sống ngoài Việt Nam và sống với thế giới nữa đó bạn. Thanks Brian [ https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2174572096127074&id=100007229136959 ]