NGUYÊN CỚ "BIẾN LOẠN THÀNH PHIÊN AN" THEO MỘT SỐ GHI CHÉP
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
NGUYÊN CỚ "BIẾN LOẠN THÀNH PHIÊN AN" THEO MỘT SỐ GHI CHÉP
Sau khi Tả quân Lê Văn Duyệt qua đời, một nhóm quan lại được cử ra để cai trị tỉnh Phiên An (bao gồm tỉnh Gia Định và thành phố Sài Gòn sau này), đứng đầu là Tổng đốc Nguyễn Văn Quế, kế đến là Bố chánh Bạch Xuân Nguyên, Án sát Nguyễn Chương Đặt... Nguyễn Văn Quế từng làm quan dưới thời Tả quân Lê Văn Duyệt; riêng Bạch Xuân Nguyên không rõ trước làm gì, nhưng theo Giá Sơn Kiều Oánh Mậu, tác giả bộ "Bản triều bạn nghịch liệt truyện", thì: "Quan Bố chánh Bạch Xuân Nguyên, người rất tham lam tàn bạo, vì mới đầu được đặc cách bổ nhiệm, nên hết sức nịnh hót triều đình, sau khi tựu chức, tự xưng là phụng mật chỉ tìm xét lại việc tư của Duyệt, bày nhiều nhân chứng để trị tội các thuộc hạ dưới trưởng của Duyệt, tra hỏi lại bọn Khôi để kết tội, cùng để buộc tội luôn cả Duyệt nữa. Tên Khôi sợ tội đến mình, nên mưu làm loạn và nói là để báo thù cho Duyệt. Vợ của Duyệt là bà họ Đỗ hiểu rõ mưu mô của hắn, ngăn hắn rằng: "Tướng quân của ngươi lòng son vì nước như thế, nếu có điều gì đáng khiển trách, thời đã có triều định xử trí; nếu anh làm như vậy, thì chỉ nặng tội Ngài thôi, chứ đâu có thù gì phải báo!". Khôi im lặng đi ra"
Việc làm của Bạch Xuân Nguyên có thừa lệnh triều đình hay không, không có sử liệu nào khẳng định điều này hết. Tuy nhiên, nếu là lệnh của triều đình thì sẽ có điều vô lý ở chỗ việc tra vấn, bắt bớ phải thuộc thẩm quyền của Án sát Nguyễn Chương Đạt là người phụ trách việc hình pháp cấp tỉnh, còn chức vụ Bố chánh của Bạch Xuân Nguyên chỉ phụ trách các vấn đề hành chính, thuế khóa mà thôi. Và một phẩm trật, tuy Bố chánh (chánh tam phẩm) cao hơn Án sát (chánh tứ phẩm), nhưng Án sát chỉ thống thuộc Tổng đốc (chánh nhị phẩm) mà thôi. Chính vì thế mà việc Kiều Oánh Mậu cho rằng hành vi của họ Bạch nhằm "nịnh hót triều đình" cũng có phần khả tín.
Trong lúc các bộ sử của ta không nêu rõ chi tiết những diễn biến dẫn đến việc nổi dậy của binh lính thành Phiên An dưới quyền Lê Văn Khôi thì bài viết của Silvestre kể ra khá rành mạch. Theo tác giả người Pháp này, một trong những việc làm đầu tiên của Bạch Xuân Nguyên là bắt giữ Lê Văn Khôi, con nuôi Tả quân Lê Văn Duyệt đang giữ chức Phó Vệ úy (võ quan, chánh tứ phẩm). Việc tra xét Khôi kéo dài, có thể dẫn đến việc bắt tội Lê Văn Duyệt và những binh lính dưới quyền Khôi nên Khôi quyết ra tay trước. Ngày 18 tháng 5 AL năm 1833, trong ngục Khôi xin Án sát Nguyễn Chương Đạt cho về nhà dự lễ giỗ thân phụ, xong giỗ sẽ trở và ngục tiếp. Án sát Đạt là người đồng hương với Khôi tại miền Bắc, ở cách nhau một làng nên đây có thể là lý do khiến Đạt dễ dãi, cho Khôi về nhà. Hẳn nhiên là vị Án sát này cũng không thể ngờ được những việc Khôi sẽ làm.
Về được nhà, Khôi tập hợp những bạn hữu là Huỳnh, Khả, Trắm và khoảng 20 thủ hạ trung thành cũ của là quân Lê Văn Duyệt đến dự tiệc. Tại cuộc họp mặt này, họ bàn tán về cuộc điều tra được Bạch Xuân Nguyên tiến hành để chống lại ông Duyệt và những người thân tín của ông. Cuối bữa tiệc, họ quyết định khởi loạn vào tối hôm sau. Đêm đó, theo kế họach đã định, Khôi cùng một nhóm thủ hạ đột nhập vào chỗ ở của các quan lại cao cấp tỉnh Phiên An, giết chết Tổng đốc Nguyễn Văn Quế, Bố chánh Bạch Xuân Nguyên; riêng Án sát Nguyễn Chương Đạt do được báo trước nên đã tẩu thoát. Trong những chi tiết trên, chi tiết về Nguyễn Chương Đạt không được sử Việt đề cập đến. Đạt là đồng hương với Khôi, đã cho Khôi về nhà để dự (đám giỗ) nên việc Khôi tha giết Đạt là hợp lý.
Trong khi đó những chi tiết trong đêm nổi dậy lại được sử Việt miêu tả rõ hơn Silvestre. Theo Bản triều bạn nghịch liệt truyện:
"Năm thứ 14 (1835), ngày 18 (tháng 5), vào ban đêm, Khôi lén dụ các quan binh của các đội Hồi lương, Bắc thuận, Thanh thuận, An thuận, đột nhập vào thành, thẳng tới Phiên đường, giết Bạch Xuân Nguyên, bó người làm đuốc tế trước mộ của Duyệt. Tổng đốc Nguyễn Văn Quế, nghe có biến loạn, vội vã ra bắt giặc, cũng bị Khôi giết nốt. Tự biết mình tội năng, khi chiếm cứ lấy thành để làm phản. Ngay đêm ấy, Khôi phái các chiến thuyền tấn công và hạ được hai tỉnh Biên Hòa, Định Tường; không đầy bà ngày đã đánh lấy An Giang, Hà Tiên và Vĩnh Long..."
Một chi tiết quan trọng được Silvestre nêu lên phù hợp với sử Việt Nam, đó là trong những tháng đầu tiên của cuộc nổi dậy, khi binh triều đình được huy động để đánh đẹp, Lê Văn Khôi đã cử người sang Xiêm để cầu viện. Quân Xiêm lợi dụng cơ hội, trận qua Việt Nam nhưng đã bị quân triều đình dưới quyền Trương Minh Giảng đánh cho đại bại. Tuy vậy, phải chờ đến ngày 13/7 AL năm 1835, tức sau 2 năm, 2 tháng được kiên trì bảo vệ thành Phiên An đã bị phá vỡ. Trước đó, quân triều đình đã và dùng súng thần công bắn vào thành ba ngày ba đến bên tiếp rồi đợi đến khi quân cố thủ đã quá mệt mỏi, quân triều đình bắc thang leo lên chiếm được thành, chém đầu 554 người, trong đó có Hữu quân Nguyễn Văn Hàm, Trung quân Nguyễn Văn Quế, Hậu quân Nguyễn Văn Từ. Con số bị bắt giữ là 1.278 người..."
Ad: Thế Anh
Nguồn tham khảo:
- Xã hội Việt Nam qua bút ký người nước ngoài.
- Bản triều bạn nghịch liệt truyện.
- Cour d'histoire à l'usage des écoles de la Basse-Cochinchine (Giáo trình lịch sử sử dụng cho các trường học ở Nam Kỳ)...
https://www.facebook.com/vanminhvietsu/posts/318650167586723