VÌ SAO GIA LONG KHÔNG TRẢ THÙ HAY DIỆT TỘC HỌ LÊ - TRỊNH?
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
VÌ SAO GIA LONG KHÔNG TRẢ THÙ HAY DIỆT TỘC HỌ LÊ - TRỊNH? #vmvs #vanminhvietsu
Năm 1802, Gia Long lấy được nước đã trả thù nhà Tây Sơn, về vấn đề này chúng ta không cần phải nói nữa vì hầu như ai cũng đã biết. Tuy nhiên, ngoài Tây Sơn ra còn hai thế lực nữa cũng rất đáng để trừ bỏ khi lên ngôi là dòng dõi chúa Trịnh và dòng dõi nhà Lê. Như ta đã được biết như ở nước Tàu hay ở thậm chí ở nước ta, khi thay triều đổi vị, thường các dòng chính mạch của triều đại trước hoặc bị diệt giống như Tàu hoặc như ta là hạn chế dòng họ triều đại trước được nhắc đến (ví dụ như nhà Trần bắt kiêng cụ tổ Trần Lý, vua Lê Thánh Tông bắt họ Trần phải kiêng huý Cung Từ Hoàng Thái Hậu), còn họ Lê và họ Trịnh tại sao lại không? Theo admin có vài lý do như sau
Đầu tiên là họ Lê, mặc dù nhà Nguyễn lấy được nước nhưng vẫn chưa phải là chính danh, so với các triều đại trước cách lấy được nước của Gia Long hoàn toàn chẳng vẻ vang gì trái ngược hoàn toàn với Lê Thái Tổ “trung hưng lại đất nước”. Nhà Lê lấy được thiên hạ một cách quang minh chính đại khiến trăm họ hướng theo. Nguyễn Kim trung hưng lại nhà Lê được người người hưởng ứng cho dù Trang Tông có đích thực là dòng dõi nhà Lê hay không, kể cả dòng chính mạch Lê Thái Tổ được chúa Trịnh nói là “không còn một ai” để lấy Anh Tông lên ngôi vua thì vẫn được nhân dân dõi theo. Đến tận nửa cuối thế kỉ 18, chúa Trịnh Sâm đi nhiếp tế, chẳng may năm ấy gặp mùa đói kém, người trong thiên hạ đổ lỗi cho họ Trịnh đi nhiếp tế nên mới có cơ sự ấy. Thậm chí sau này khi Gia Long lên ngôi cuộc nổi dậy của Lê Duy Lương vẫn được hưởng ứng vì là Diên Tự Công nhà Lê, đến tận thời Tự Đức, Tạ Văn Phụng lấy danh nghĩa nhà Lê để nổi dậy mà cũng vậy còn được người dân hướng theo vì tự “mạo danh” là con cháu họ Lê. Thế mới thấy cái danh nghĩa nhà Lê không phải là chuyện tầm thường.
Như vậy có thể thấy Gia Long không dại gì lại đi diệt tộc hoặc làm suy yếu họ Lê ngay những ngày đầu lên ngôi, lấy lòng họ Lê cũng chính là làm êm lòng dân Bắc Hà thời đó.
Vậy còn chúa Trịnh? Tại sao ngay đến con cháu họ Trịnh dòng họ lấn quyền vua hơn 200 năm vẫn được Gia Long coi trọng?
Xét chính xác thì mối thâm thù của họ Nguyễn với họ Trịnh mới là chính, không kể những lần giao tranh trước mà chỉ cần kể việc Gia Long mắt thấy tai nghe đã thấy được rồi. Theo chính sử như Cương Mục, Đại Nam Thực Lục Tiền Biên hay như trong Phủ Biên Tạp Lục, thì cuộc tiến công vào Thuận Hoá của chúa Trịnh Sâm cũng góp một phần lớn vào sự sụp đổ của các chúa Nguyễn.
Câu trả lời vẫn chỉ là lòng người hay nói một cách khác là để mị dân như cái cách làm với nhà Lê. Cần phải hiểu rõ tuy cái danh nghĩa là thần tử của nhà Lê nhưng thực chất ra các quan viên trong triều đều là bề tôi trung thành của nhà chúa. Năm 1720, Tham Tụng Nguyễn Công Hãng từng tâu với chúa là mặc áo màu vàng để sánh ngang với thiên tử. Nhìn thì có thể hiểu đây là một cách tâng bốc chúa nhưng đủ thể thấy các quan coi trọng chúa không kém gì cái tính “chính danh” của vua Lê. Phan Huy Chú có nhận định: “Xét: Nhà Lê từ thời Trung hưng sau chúa Trịnh chuyên giữ chính sự, quyền hành về hết phủ chúa, nhà vua chỉ mang hư danh ở trên, gọi là còn phận vị chỉ có khác ở màu áo mặc và nghi vệ mà thôi. Thế mà văn thần các đời ấy xu phụ nhà chúa, thường bày đặt văn sức để chiều ý, không còn biết đến nhà vua là danh nghĩa chính đáng nữa, như việc xin chúa mặc áo vàng do tể tướng nêu ra, tuy An vương từ chối chưa dám làm, nhưng cái việc lẫn lộn danh phận thành việc lấn quyền, các quan thời ấy không thể chối là vô tội được.”, “…Kẻ làm tôi bấy giờ chỉ biết có nhà chúa, cho nên lời văn kim sách tán dương hết lời, danh phận đảo lộn là đã dần dần từ lâu…”. Kể cả đến ghi chép của người nước ngoài trong những cuốn như mô tả vương quốc Đàng Ngoài cũng phải khẳng định rằng “người dân chỉ biết có chúa chứ không biết đến vua”. Nên việc có nhiều dòng họ trung thành với chúa ta thấy cũng là điều dễ hiểu. Họ Trịnh tuy không phải chính danh để tôn phù như nhà Lê nhưng phần lớn những người trung thành đều là người tài giỏi hoặc là con cháu dòng họ của họ, nếu làm mất lòng họ thì cũng khó có thể cai trị một cách dễ dàng.
Cộng với việc họ Nguyễn và họ Trịnh thực sự là có chung một gốc nội-ngoại là Triệu Tổ Nguyễn Kim, các cuộc tiến công vào Thuận Hoá không động chạm đến lăng mộ tiền nhân của họ Nguyễn, cũng không cướp bóc tàn bạo dân chúng, thành thử ra việc đối đãi tốt với họ Trịnh là một kế sách nhân đạo và mị dân hợp lý của Gia Long thời điểm đó.
Ad: Trọng Quang Nguồn Tham Khảo:
Cương Mục
Đại Nam thực lục Chính biên,Tiền biên
Phủ Biên Tạp Lục
Mô tả vương quốc Đàng Ngoài
Lịch triều hiến chương loại chí. Quốc Triều - Chính Biên Toát Yếu
Thể chế Chính Trị đặc biệt nhà nước thời Lê - Trịnh tác giả Trịnh Thị Vịnh
https://www.facebook.com/vanminhvietsu/posts/320817210703352