NGOẠI GIAO VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC LÂN BANG DƯỚI THỜI NHÀ NGUYỄN
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
#vmvs #vanminhvietsu
Trong danh sách các nước láng giềng, Trung Quốc là nước có nhiều ảnh hưởng nhất đối với các triều đại của ta. Ngay thời kỳ đầu của lịch sử dân tộc, hàng ngàn năm Bắc thuộc đã dìm dân Việt trong đời sống bản khai, mò cua, bắt ốc để sống, nhưng với một tinh thần nhẫn nại và bất khuất, tổ tiên ta đã lập một kỳ tích mà không phải dân tộc nào, ở vào hoàn cảnh ấy, cũng làm được, đó là tránh không bị đồng hóa và giành lại được nền độc lập đã mất. Nước nhỏ, thể yếu, cứ sau mỗi lần đánh tan quân xâm lăng phương Bắc, các triều đại xưa của ta thường bày tỏ sự nhún nhường, sai sứ bộ mang phẩm vật sang triều cống và xin nối lại mối giao hảo cũ.
Theo thông lệ, mỗi khi lên ngôi, các vua Đại Việt gửi quốc thư cho triều đình Trung Quốc, xin cầu phong và được hoàng để Trung Quốc phong vương, một dạng vua nước "chư hầu". Tuy nhiên, về mặt nội trị, các vua Việt sau khi nhận sắc chỉ phong vương, vẫn bình thản xưng để hiệu. Điển hình là trường hợp vua Gia Long, năm 1804 được sử thần Trung Quốc Tề Bố Sâm mang sắc chỉ "thiên triều" sang Việt Nam phong cho chức Việt Nam Quốc vương, nhưng hai năm sau (1806), ông đã đường hoàng làm lễ lên ngôi hoàng để.
Trong quan hệ với các lân bang khác ở phía tây và tây nam đất nước, suốt chiều dài lịch sử, nhất là từ thời các chúa Nguyễn trở về sau, vị trí nổi bật của Đại Việt trong quan hệ đối ngoại là điều khá rõ. Các sử liệu cho thấy các vua chúa nhà Nguyễn đã hỗ trợ rất nhiều cho nước láng giềng Chân Lạp (Campuchia ngày nay) trong việc bảo vệ sự bình ổn về chính trị, xã hội, trước các hành vi gây hấn thường xuyên của các lân bang khác. Năm 1621, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái là Công nữ Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp Chư Chetta II và sự kiện này đã tạo nhiều cơ hội cho cư dân phía bắc đi về phía nam khai thác những vùng đất còn hoang phế để sinh cơ lập nghiệp. Năm 1623, với sự ưng thuận của vua Chân Lạp, chúa Nguyễn cho lập đồn ở Sài Gòn để thu thuế. Điều này chứng tỏ rằng ngay từ những thập niên đầu thế kỷ XVII, đã có vết chân của người Việt đến khai phá vùng đất hoang, về sau là Nam kỳ lục tỉnh.
Sau Chân Lạp, Xiêm là nước cũng có một bề dày quan hệ mật thiết với Việt Nam. Trong lịch sử, khoảng thế kỷ XI-XII, vùng đất Thái Lan ngày nay thuộc về hai nước La Hộc và Tiêm. Về sau, La Hộc thôn tính Tiêm, thống nhất thành nước Tiêm La Hộc, đến cuối thế kỷ XV, được hoàng để nhà Minh (Trung Quốc) phong là nước Tiêm La. Các tài liệu sau này của ta thường gọi là nước Xiêm La hay vẫn tắt là Xiêm, người Pháp cũng từ âm này mà viết là Siam. Khi mới thống nhất, Xiêm còn khá suy yếu nên thường bị Chân Lạp uy hiếp. Đến cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, Xiêm hùng mạnh dần và quay sang áp chế Chân Lạp, từ đó, lực lượng quân sự của các chúa Nguyễn có dịp thường xuyên yếm trợ Chân Lạp chống lại quân Xiêm. Năm 1715, mối quan hệ Đại Việt Xiêm trở nên nghiêm trọng khi quân Xiêm kết hợp với quân Chân Lạp đánh chiếm Hà Tiên, vùng đất dưới quyền Tổng binh Mạc Cửu mới thần phục và sáp nhập vào nước ta. Mạc Cửu phải bỏ Hà Tiên mà chạy. Năm 1771, một lần nữa, Xiêm lại thôn tỉnh Hà Tiên, sau liệu không giữ nối bèn trả lại cho Tổng binh Mạc Thiên Tứ.
Về quan hệ với Lào, sử sách thời bấy giờ gọi là nước Vạn Tượng, Hoàng Việt long hưng chí của Ngô Giáp Đậu có viết về khoảng năm 1802: "... Vua Vạn Tượng sai sứ đem quốc thư sang chúc mừng và xin Thế Tổ cho đất Trấn Ninh trả về cho Vạn Tượng. Xứ Trấn Ninh vốn là đất nước Bồn Man thời cổ, vua Lê Thánh Tông thân chinh đi đánh Vạn Tượng, lập phủ Trấn Ninh lệ thuộc vào Nghệ An... Thế Tổ xét Vạn Tượng có công giúp thượng đạo, chuẩn cho lời xin ấy. Bên truyền lệnh cho trấn thành Nghệ An cắt đất Trấn Ninh giao cho người nước Vạn Tượng...". Từ đó nước Vạn Tượng vẫn giữ lệ sai sứ sang triều cống nước ta.
Ad: Thế Anh
Nguồn tham khảo:
- Xã hội Việt Nam qua bút ký của người nước ngoài
- Quốc triều chánh biên toát yếu
- Histoire moderne du pays d'Annam
- Hoàng Việt long hưng chí