P.1 - Nhà Thờ Tân Triều (Quê hương của Thánh Tử đạo Phaolô Trần Văn Hạnh)
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Vietnamese - English
LỜI GIỚI THIỆU:
Vào sáng ngày 04.10.2014, trong thánh lễ Khai mạc Năm Thánh Kim Khánh Giáo phận Xuân lộc, Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh đã cho công bố 14 địa điểm hành hương trong toàn giáo phận, bắt đầu từ 04.10.2014 đến hết tháng 10.2015, gồm 11 nhà Thờ của các Linh mục quản Hạt, Nhà Thờ Chánh Tòa Giáo phận, Nhà Nguyện TGM Xuân Lộc và Nhà Thờ Tân Triều (Quê hương của Thánh Tử đạo Phaolô Trần Văn Hạnh). Có lẽ chúng ta nghe nói đến Tân Triều qua thương hiệu Bưởi Tân Triều nhiều hơn là qua một bề dày lịch sử mang nhiều nét đặc trưng Nam Bộ, gắn liền với những thăng trầm của lịch sử đất nước, của Giáo hội Việt Nam, cùng với những cuộc bách hại đạo Công Giáo gắt gao đã diễn ra tại đây. Vì vậy mà hôm nay Ban Truyền Thông xin trân trọng giới thiệu bài viết của Linh mục Chánh xứ Giuse Vũ Đức Hiệp giới thiệu đôi nét về Giáo xứ Tân Triều và về người con ưu tú của Giáo xứ : Thánh Phaolô Hạnh, để nhờ biết biết thêm về Tân Triều, chúng ta có thêm tâm tình yêu mến Chúa và Giáo Hội khi hành hương lãnh nhận ơn Toàn xá tại ngôi thánh đường đặc biệt này.
INTRODUCTION:
On the morning of October 4, 2014, during the opening Mass of the Jubilee Year of the Xuan Loc Diocese, Bishop Dominic Nguyen Chu Trinh announced 14 pilgrimage sites throughout the diocese, from October 4, 2014, to the end of October 2015. These sites include 11 churches of parish priests, the Cathedral of the Diocese, the Archbishop's Chapel of Xuan Loc, and Tan Trieu Church (the hometown of Martyr Saint Paul Tran Van Hanh).
Perhaps we have heard of Tan Trieu more through its brand of Tan Trieu grapefruits than through its rich history, which bears many characteristic features of the South, linked to the ups and downs of the country's history, the Vietnamese Church, and the intense persecution of Catholics that took place here.
Therefore, today the Communications Committee would like to introduce an article by Father Giuse Vu Duc Hiep, parish priest of Tan Trieu, which presents some features of Tan Trieu Parish and its distinguished son, Saint Paul Hanh. Through this, we can learn more about Tan Trieu and deepen our devotion to God and the Church when making a pilgrimage to receive plenary indulgence at this special holy site
ĐÔI NÉT VỀ GIÁO XỨ TÂN TRIỀU
Giáo hạt Biên Hòa – Giáo phận Xuân Lộc
Địa chỉ : Giáo xứ Tân Triều, Ấp Vĩnh Hiệp Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai. Đt : 0613.965328
I/ NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH GIÁO XỨ:
1/ Những ngày đầu thành lập: (Từ năm 1709 – 1850)
Tân Triều nằm trên một hòn đảo nhỏ của sông Đồng Nai, cách Biên Hòa chừng 10km về phía Bắc, là một trong những xứ đạo cổ ở Phương Nam. Từ đầu thế kỷ XVIII, thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, từng đoàn lưu dân vào Phương Nam lập nghiệp và các Cha Thừa sai cũng theo để truyền giáo. Năm 1777, chúa Huệ Vương Nguyễn Phúc Thuần và cả gia đình bị sát hại; hậu duệ duy nhất có quyền nối nghiệp ngôi chúa còn sống sót là Nguyễn Anh. Cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 1778, sau khi đã chiếm lại được Gia Định thì Nguyễn Ánh (Gia Long) lập triều đình mới tại Đá Lửa. Trong số những người theo Nguyễn Ánh vào Đá Lửa, có cả những người theo đạo Công giáo.
Từ ngày Nguyễn Ánh (năm 1778) đóng đô tại đây và tự xưng là chúa, lấy niên hiệu là Gia Long, Đá Lửa được đổi tên thành Tân Triều. Từ đó tên họ đạo này được gọi là họ Tân Triều (theo bản phúc trình của Tòa Giám Mục Sài Gòn năm 1891 của Cha Sở Le Golf).
Trong lúc chiến đấu với nhà Tây Sơn, Gia Long đã được Đức Cha Bá Đa Lộc (Mgr.Pigneaux de Béhaine) bảo trợ trên hòn đảo này. Gia Long vốn đa nghi và e dè với đạo Thiên Chúa, nhưng vì nhiều lý do nên làm ngơ cho việc truyền bá đạo giáo : nội tình chưa yên lắm, guồng máy cai trị chưa nề nếp, bản thân nhà vua đang mệt mỏi vì những năm dài chiến tranh ngang dọc… Đàng khác vua lại đang cần các giáo sĩ Tây Phương hỗ trợ về mặt khoa học kĩ thuật, văn hóa. Nhất là lại được Đức Cha Bá Đa Lộc tận tình giúp đỡ. Thấy được điều đó nên vua để cho người Công giáo được thoải mái tự do hành đạo .
Khi Nguyễn Ánh đến Tân Triều, người Công giáo đã theo các Cha thừa sai qui tụ về đây khá đông và lập thành một họ đạo có nề nếp, vững chắc. Vì thế, trước khi Nguyễn Ánh lập triều đình tại đây (1778), Đức Cha Pigneaux đã đến đặt trụ sở (Tòa Giám Mục và Chủng Viện) sát nhà thờ, đồng thời còn cất một nhà nguyện để cử hành việc thờ phượng công khai, vì ở đây yên ổn hơn cả Cao Miên và Hà Tiên (là những nơi mà Đức Cha đã có ý lập trụ sở ). Đức Cha Pigneaux ở Tân Triều gần 4 năm (1778 – 1782) tương đối yên ổn. Từ nơi đây, Đức Cha có thể đi kinh lý khắp nơi ở Nam Bộ. Thời gian ở Tân Triều, Đức Cha đã truyền chức cho một số linh mục Việt Nam.
Trong cuốn sách “La belle histoire des Missions Etrangères de Paris”, “Một trang sử đẹp của Hội Thừa Sai Paris” có kể lại rằng :
Khoảng giữa năm 1778, có một sự kiện mang tính quyết định xảy đến : những tên cướp người Cao Miên tấn công cộng đoàn Hà Tiên, thảm sát 4 chủng sinh của chủng viện, đốt nhà nguyện và nhà ở, tàn sát nhiều người công giáo, trong đó có 7 nữ tu người An Nam. Vùng đất Hà Tiên không còn là nơi an toàn cho các nhà truyền giáo. Vì thế Đức cha Pigneaux cùng với cả chủng viện đã tìm đến một nơi trú ẩn ở Tân Triều, gần Biên Hòa, nằm ở phía Bắc Sài Gòn, nơi mà chúa Nguyễn Ánh đang trú ngụ.
Cũng từ ngày đó, mối quan hệ bạn bè giữa hoàng tử Nguyễn Ánh và Đức cha Pigneaux trở nên thắm thiết. Khi nào hoàng tử Nguyễn Ánh không đi chinh chiến xa, hoàng tử thường mới Đức Cha đến nhà, cùng với hai hoặc ba quan viên. Hoàng tử cũng có lần đến thăm nhà của Đức Cha, ngồi trò chuyện rất đơn sơ và thân thiện. Thế nhưng Đức Cha không thể thuyết phục chúa Nguyễn Ánh theo đạo Công giáo.
Sau 4 năm yên ổn tại Tân Triều, thì vào tháng 4/1782, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đem quân vào Gia Định đánh bật Nguyễn Ánh ra khỏi đất liền. Đức Cha Pigneaux cùng với chủng sinh lánh qua Cao Miên. Sau đó, khi Nguyễn Ánh đánh chiếm lại được Nam Bộ, thì lại đem chủng sinh về Mặc Bắc ( thuộc địa phận Vĩnh Long – nơi có hai thánh tử đạo Giuse trùm Lựu và cha Philipphê Minh ).
Tân Triều có dân số khá đông và an bình. Chính vì thế mà Đức Cha Pigneaux mới lập tòa Giám Mục và chủng viện tại đây. Từ lúc Đức Cha Pigneaux ra đi (1782) cho tới ngày quân Pháp chiếm đóng (1861), người ta không biết gì thêm về Tân Triều. Chỉ biết một điều là khi hòa bình trở lại, đời sống đạo rất hưng thịnh, có tự do tôn giáo. Nếu Tân Triều là một họ đạo tốt như vậy, đó là nhờ có các linh mục lui tới thường xuyên, nhất là các linh mục bản xứ.
SOME INFORMATION ABOUT TÂN TRIỀU PARISH
Bien Hoa Deanery - Xuan Loc Diocese Address: Tan Trieu Parish, Vĩnh Hiệp Hamlet, Vĩnh Cửu District, Dong Nai Province. Tel: 0613.965328
I/ ORIGIN OF THE PARISH:
1/ Early days: (From 1709 to 1850) Tan Trieu is located on a small island in the Dong Nai River, about 10 km north of Bien Hoa, and is one of the oldest parishes in the South. In the early 18th century, during the Trinh-Nguyen conflict, many migrants came to the South to settle, and missionaries followed to spread the gospel. In 1777, Lord Hue Vuong Nguyen Phuc Thuan and his family were killed; the only surviving heir to the throne was Nguyen Anh. In late July and early August 1778, after recapturing Gia Dinh, Nguyen Anh (Gia Long) established a new court at Đá Lửa. Among those who followed Nguyen Anh to Đá Lửa were Catholics.
From the day Nguyen Anh (1778) established his court here and proclaimed himself lord, taking the era name Gia Long, Đá Lửa was renamed Tan Trieu. From then on, the parish was called Tan Trieu parish (according to the 1891 report of the Saigon Bishop's Office by Father Le Golf). During his fight against the Tay Son dynasty, Gia Long was supported by Bishop Pigneaux de Béhaine on this island. Gia Long was initially suspicious and cautious of Catholicism, but for various reasons, he turned a blind eye to the spread of the faith: the internal situation was not yet stable, the government machinery was not yet in order, and the king himself was exhausted from years of war...
Moreover, the king needed the support of Western priests in terms of science, technology, and culture. Above all, he received wholehearted support from Bishop Pigneaux. Seeing this, the king allowed Catholics to practice their faith freely. When Nguyen Anh arrived in Tan Trieu, Catholics had gathered here under the missionaries, forming a well-established parish. Therefore, before Nguyen Anh established his court here (1778), Bishop Pigneaux arrived and set up his headquarters (Bishop's Office and Seminary) near the church, and even built a chapel for public worship, as it was more peaceful than Cambodia and Ha Tien (places where the bishop had considered setting up his headquarters). Bishop Pigneaux stayed in Tan Trieu for nearly four years (1778-1782) relatively peacefully. From here, the bishop could travel to various places in the South. During his time in Tan Trieu, the bishop ordained several Vietnamese priests.
In the book "La belle histoire des Missions Etrangères de Paris" ("A Beautiful History of the Paris Foreign Missions"), it is written that around mid-1778, a decisive event occurred: Cambodian pirates attacked the Ha Tien community, killing four seminarians, burning the chapel and houses, and massacring many Catholics, including seven Vietnamese nuns. The land of Ha Tien was no longer safe for missionaries. Therefore, Bishop Pigneaux and the seminary sought refuge in Tan Trieu, near Bien Hoa, north of Saigon, where Lord Nguyen Anh was residing. From that day on, the friendship between Prince Nguyen Anh and Bishop Pigneaux became close. Whenever Prince Nguyen Anh was not away fighting, he would visit Bishop Pigneaux at home with two or three officials. The prince also visited the bishop's house, sitting and chatting simply and friendly. However, the bishop could not persuade Lord Nguyen Anh to convert to Catholicism. After four years of peace in Tan Trieu, in April 1782, Nguyen Nhac and Nguyen Hue brought their army into Gia Dinh, driving Nguyen Anh out of the mainland. Bishop Pigneaux and the seminarians fled to Cambodia. Later, when Nguyen Anh recaptured the South, he brought the seminarians back to Mặc Bắc (in the territory of Vĩnh Long - where the two martyrs, Joseph Luu and Father Philip Minh, lived).
Tan Trieu had a relatively large population and was peaceful. This is why Bishop Pigneaux established the Bishop's Office and Seminary here. From the time Bishop Pigneaux left (1782) until the French occupation (1861), nothing more is known about Tan Trieu. Only one thing is certain: when peace returned, religious life flourished, and there was religious freedom. If Tan Trieu was a good parish, it was thanks to the frequent visits of priests, especially native priests."
Hơn nữa, Tân Triều là trung tâm thuận tiện cho các giáo dân từ các nơi như Cù Lao Phố, Bến Gỗ và các nơi khác đến để lãnh nhận các bí tích.
2/ Bị bách hại và phát triển : ( Từ năm 1850 -1920 )
Năm 1850, Cha Martin Hiển đến Tân Triều. Sau khi tình hình tôn giáo yên ổn lại, Cha lo xây cất một nhà thờ thay thế nhà nguyện cũ đã bị phá hủy. Cha còn cho xây một Nữ tu viện. Ngoài ra Cha còn giúp dân canh tác đất đai trồng cau trầu và nuôi tằm.
Nhưng khi Pháp chiếm được Đà Nẵng vào năm 1858, thì lệnh bắt đạo được thi hành dữ dội. Các cơ sở tôn giáo lập tức bị phá hủy, Cha Hiển phải chuyển đi nơi khác, các con chiên cũng phải tìm cách ẩn náu. Nếu ai không may mắn bị bọn lính bắt đi thì bị chúng giải về giam trong nhà ngục ở Biên Hòa, sau đó tuyên án tử hình và đem đi chặt đầu tại Dốc Sỏi (tức sân bay Biên Hòa hay phi trường Biên Hòa ngày nay). Tuy thế, giáo hữu ở đây vẫn kiên trì với đức tin. Trong thời gian này có hai Cha Phêrô Tri (chịu chức khoảng năm 1844) và Cha Gabriel Thành (gốc Tân Triều chịu chức năm 1859) luôn ẩn lánh và có mặt trong họ đạo để lo lắng cho giáo dân.
Lại một lần nữa tai họa ập đến với họ đạo Tân Triều khi quân Pháp chiếm được Mỹ Tho vào năm 1861. Điều đó có nghĩa là trước sau gì Biên Hòa cũng bị đánh chiếm. Chính vì vậy mà người công giáo bị coi là kẻ thù trước mắt. Các nhà thờ, các cơ sở công giáo đều bị phá hủy. Người công giáo bị tập trung, bất luận đàn ông, đàn bà, trẻ nhỏ đều bị giải về Biên Hòa. (Có một số bà mẹ gửi con em mình cho những đồng bào lương dân tốt bụng ở địa phương che chở; sau khi tai nạn qua khỏi các em được trả lại cho gia đình). Những người bất hạnh này bị giam chung trong một ngục và trước ngày 16/12/1861 (tức ngày quân Pháp chiếm được Biên Hòa) một cuộc thiêu sát khổng lồ đã được diễn ra. Ai chạy thoát ra khỏi đám lửa thiêu sát sẽ bị lính bên ngoài bao vây hạ sát. Duy chỉ có một thiếu nữ chạy thoát khỏi đám lửa thiêu sát, liền bị một anh lính cho một đao ngay ở cổ, tưởng cô đã chết nên bọn lính bỏ đi. Nhưng khi bọn lính bỏ đi hết cô ta dần hồi tỉnh và trốn thoát. Đây chính là nhân chứng cho cuộc thảm sát đẫm máu này, sau đó cô qua đời tại Tân Triều.
Sau khi Biên Hòa thất thủ, quân Pháp lập lại trật tự tại đây. Cha Besombes được cử đến coi sóc Tân Triều (ngài ở đây cho đến 1864). Công việc đầu tiên là quy tụ các giáo hữu tản mác khắp nơi trở về và xây cất lại ngôi thánh đường. Việc xây cất gặp rất nhiều khó khăn, phải đi nhặt các vật liệu từ các mái nhà, đình chùa sụp đổ hoặc bị bỏ hoang … Và trong khi thu nhặt đã lượm được một cái chiêng và một quả chuông chùa (chuông nam). Cái chiêng hiện vẫn còn nhưng đã cũ lủng hư, còn quả chuông nam thì đem đổi lấy một quả chuông tây của nhà thờ Sài Gòn (nhà thờ chánh tòa cũ) quả chuông hiện còn đang dùng. Và cũng do Tân Triều là một nơi biệt lập không mấy được bình yên, nên cha Besombes còn kiêm thêm việc tổ chức tự vệ. Nhờ đó mà mới đẩy lui được những cuộc tấn công của những đám người đến đây khủng bố uy hiếp, giữ được sự ổn định cho họ đạo. Nhưng đến năm 1864 thì Bề Trên đổi Cha đi nơi khác, để lại nhiều mến tiếc và ân tình cho họ đạo Tân Triều.
Năm 1865, Cha Bernad đến cùng với Cha Creuse làm phụ tá, nhưng đến tháng 6/1866 Cha phụ tá qua đời tại bệnh viện Biên Hòa. Hai năm sau vào tháng 9/1868 Cha Bernard cũng qua đời. Thi hài hai Cha được an táng tại Biên Hòa.
Moreover, Tan Trieu was a convenient center for Catholics from places like Cu Lao Pho, Ben Go, and other places to come and receive sacraments.
2/ Persecution and Development: (From 1850-1920) In 1850, Father Martin Hien arrived in Tan Trieu. After the religious situation stabilized, Father Hien built a new church to replace the old chapel that had been destroyed. He also built a convent. In addition, Father Hien helped the people cultivate the land, plant betel nuts, and raise silkworms. However, when the French occupied Da Nang in 1858, the anti-Catholic decree was brutally enforced. Religious establishments were immediately destroyed, and Father Hien had to leave. The Catholics also had to find ways to hide. Those who were unfortunate enough to be caught by the French soldiers were imprisoned in Bien Hoa, sentenced to death, and beheaded at Doc Soi (now Bien Hoa Airport).
Despite the persecution, the Catholics in Tan Trieu remained faithful. During this time, two priests, Father Pham Tri (ordained around 1844) and Father Gabriel Thanh (a native of Tan Trieu, ordained in 1859), remained in hiding and took care of the Catholics. Another disaster struck the parish of Tan Trieu when the French occupied My Tho in 1861. This meant that Bien Hoa would soon be occupied. As a result, Catholics were considered enemies. Churches and Catholic establishments were destroyed, and Catholics were rounded up and taken to Bien Hoa. Some mothers sent their children to sympathetic local people for protection, and after the disaster, the children were returned to their families.
The unfortunate Catholics were imprisoned together and, before December 16, 1861, a massive massacre took place. Those who escaped the massacre were surrounded and killed by French soldiers. Only one young woman escaped the massacre, was stabbed in the neck by a French soldier, and left for dead. However, after the soldiers left, she regained consciousness and escaped. She became a witness to the bloody massacre and later died in Tan Trieu.
After Bien Hoa fell, the French restored order. Father Besombes was sent to take care of Tan Trieu (he stayed until 1864). His first task was to gather the scattered Catholics and rebuild the church. The construction faced many difficulties, and materials had to be collected from destroyed houses, temples, and abandoned buildings. During the collection, a bell and a temple bell (Nam bell) were found. The bell is still in use, but the Nam bell was exchanged for a Western-style bell from the Saigon Cathedral (the old cathedral). The bell is still in use today.
As Tan Trieu was an isolated and not very peaceful place, Father Besombes also organized self-defense forces. Thanks to this, the parish was able to repel attacks from hostile groups and maintain stability. However, in 1864, Father Besombes was transferred to another place, leaving behind many fond memories and affection for the parish of Tan Trieu.
In 1865, Father Bernard arrived with Father Creuse as his assistant. However, Father Creuse died in June 1866 at the Bien Hoa hospital. Two years later, in September 1868, Father Bernard also died. The remains of the two priests were buried in Bien Hoa.
Sau đó Bề Trên cử Cha Vincent tới, nhưng đến tháng 5/1869 lại đổi Cha Delpech thay thế. Cha Delpech không chịu được phong thổ ở đây, luôn bị những cơn sốt rét hành hạ. Tuy vậy ngài rất thương những tín hữu tại đây. Nhận thấy Tân Triều nằm chơi vơi phải vượt qua một con rạch sình lầy, người dân địa phương phải qua lại bằng một cây cầu tre lỏng chỏng rất nguy hiểm, nên ngài tìm cách bắc cho được một cây cầu. Một hôm ngài đến thăm ông Tỉnh Trưởng Biên Hòa – ông De Lanessan và ngỏ ý mời ông đến thăm Tân Triều. Ông Tỉnh Trưởng vui vẻ nhận lời mời này. Đúng hẹn, các vị khách đã cưỡi ngựa từ Biên Hòa đến thăm Tân Triều. Đến được bờ của con rạch, nhưng vượt qua được con rạch không phải là chuyện dễ dàng. Sau một hồi khó nhọc và vất vả, họ mới qua được tới bờ bên kia. Tuy đến được nhà Cha sở nhưng ai cũng thấy mệt mỏi và chán nản. Sau cuộc viếng thăm này, chính ông Tỉnh Trưởng đã đề nghị làm cho Tân Triều cây cầu chắc chắn. Đây chính là ước muốn của Cha xứ Tân Triều. Đầu năm 1871 một cây cầu bằng gỗ thật đẹp được hoàn thành (cầu được tu sửa nhiều lần và hiện nay được thay thế bằng cây cầu đúc xây 2001).
Tháng 7/1870 Cha Delpech thuyên chuyển đi nơi khác và Cha Duquesnay đến thay thế, ngài lo việc xây cất nhà thờ bằng gạch đá, lợp ngói. Năm 1873 nhà thờ được khánh thành lấy tên Thánh bổn mạng là Gioan Baotixita. Ngôi nhà thờ này có sự cộng tác quan trọng của Cha Errard (Cha sở Biên Hòa). Nhà thờ xây cột và tường bằng gạch tô vữa; kèo đà bằng gỗ lợp ngói. Với thời gian nhà thờ này đã được sửa chữa nhiều lần, nhất là thay đổi mặt tiền. Sau cùng nhà thờ xuống cấp trầm trọng và ngày 24/3/2003 được phá đi để xây lại. Ngôi nhà thờ mới này nằm trên nền nhà thờ cũ.
Một thời gian sau, Cha Duquesnay bị sốt rét nên phải rời khỏi Tân Triều. Sau đó Đức Cha cử Cha Briant và Cha Grezet coi sóc họ đạo được một năm.
Năm 1875 Cha Michel Ducle (cha Dư) đến làm Cha sở Tân Triều. Ngài để hết tâm trí lo cho bổn đạo, chú tâm trong việc dạy giáo ly . Lý do vì trong thời kỳ bắt đạo mọi người đều học giáo lý một cách sơ sài đủ để biết Chúa mà thôi. Ngài mở trường dạy học cho thiếu nhi, lập Hội con Đức Mẹ …. Ngoài ra ngài còn hợp tác với bổn đạo Bến Gỗ lập thêm họ đạo Tân Uyên nằm bên bờ sông Đồng Nai và hai họ đạo ở Lạc An và Chai Sà …. Nhờ vậy chỉ trong một thời gian ngắn họ đạo sinh hoạt rất sống động và đạo đức. Đời sống vật chất cũng ngày càng sung túc nhờ đất đai màu mỡ, trồng cây ăn trái và nhất là cây trầu.
Đến tháng 12/1891 Cha Dư đổi đi và Cha Le Goff đến thay thế, nhưng hai năm sau ngài qua đời.
Tiếp đó, Cha Anrê Huỳnh Công Thể coi sóc họ đạo đến 10 năm. Thế nhưng chính căn bệnh kiết lỵ đã làm tiêu hao sinh lực và Cha qua đời ngày 26/8/1903. Sau khi Cha Thể qua đời, Cha Phêrô Nguyễn Nghi Sao đến. Làm Cha sở được 6 năm thì một cơn bệnh hiểm nghèo đã cướp đi tính mạng của ngài. Ngài qua đời ngày 4/1/1910 tại Sài Gòn.
Bẵng đi một thời gian, cha Bề Trên bổ nhiệm Cha Tranier một vị Thừa sai trẻ tuổi có nhiều tâm huyết. Ngài tu sửa lại nhà xứ đã hư hại và nuôi hy vọng sẽ làm việc ở Tân Triều được lâu dài. Nhưng chỉ sau 6 tháng Cha bị sốt rét dữ dội và đã qua đời khi đang làm Cha sở Tân Triều. Sau Cha Tranier là Cha Nhơn đến thay thế ngày 12/8/1910.
Lúc đó Tân Triều là nơi phong thổ độc hại nhất từ trước đến nay, nơi thử thách cam go đối với các vị Linh mục, nhất là đối với những người lớn tuổi. Lý do gồm có :
Đất đai rậm rạp : ngày xưa, phần lớn các gia đình có đất vườn rộng. Vì không còn sợ bị bắt bớ nữa, họ trồng nhiều cây ăn trái và các loại cây khác nữa. Dân tiết kiệm đất đến nỗi không chừa chỗ để làm đường đi, thậm chí lối đi là những đường mòn chật hẹp xuyên qua vườn sát nhà ở, làm cho bầu khí ngột ngạt, ẩm thấp, sinh nhiều giống muỗi gây bệnh sốt rét giết người.
Ô nhiễm : Nguồn lợi lớn nhất của họ là trồng trầu, trầu thì cần rất nhiều phân bón. Do đó, họ sử dụng hàng tấn phân khiến cho không khí bị ô nhiễm, giếng nước bị nhiễm độc.
Đường nước sình lầy : Con rạch trước kia rất sâu dần dần bị lấp đầy; thủy triều lên xuống không lưu thông được, sỉnh lầy bốc mùi hôi thối thành chướng khí sinh bệnh.
Đó là những nguyên nhân gây bệnh sốt rét cho những người dân Tân Triều. Chỉ có một thứ thuốc chữa là thuốc Quinine; nhưng họ không muốn dùng vì “nóng quá”. Họ đạo Tân Triều vì thế bị đe dọa sẽ biến mất. Hồi Cha Ducle (Dư – 1875), số giáo hữu là 1.000 người, đến thời Cha Tranier (1910) chỉ còn 300. lẽ ra sau 30 năm (1875 – 1910) họ đạo phải tăng lên đến 2.000 người. Sở dĩ số giáo hữu giảm đi không phải vì họ bỏ đi nơi khác mà là do chết vì bệnh sốt rét, có lúc chết hàng loạt. Các Linh mục sở tại chỉ còn biết phó thác cho Chúa.
May mà năm 1952 trận lụt năm Thìn đã ngập lụt cả vùng rửa sạch đất và trầu cau chết hết, nên sau đó không khí trở lại trong lành, người khỏi bị ô nhiễm. Người dân lập lại vườn bưởi, trồng bắp thay cho vườn trầu cho đến ngày nay.
After that, the Bishop sent Father Vincent, but in May 1869, he was replaced by Father Delpech. Father Delpech couldn't withstand the climate here and was constantly tormented by fevers. Nevertheless, he loved the faithful in Tan Trieu. Seeing that Tan Trieu was isolated and required crossing a muddy stream, the locals had to use a rickety bamboo bridge, which was very dangerous. Father Delpech sought to build a bridge.
One day, he visited the Provincial Governor of Bien Hoa, Mr. De Lanessan, and invited him to visit Tan Trieu. The Governor happily accepted the invitation. On the appointed day, the guests rode horses from Bien Hoa to visit Tan Trieu. Upon arriving at the stream, they found it difficult to cross. After much difficulty and effort, they finally reached the other side. Although they arrived at the priest's house, everyone was tired and disheartened.
After this visit, the Governor himself proposed building a sturdy bridge for Tan Trieu. This was the desire of the parish priest of Tan Trieu. In early 1871, a beautiful wooden bridge was completed (the bridge was repaired many times and replaced with a concrete bridge in 2001).
In July 1870, Father Delpech was transferred, and Father Duquesnay replaced him. Father Duquesnay oversaw the construction of a brick and stone church with a tiled roof. In 1873, the church was inaugurated and named after Saint John the Baptist. The construction of the church was greatly assisted by Father Errard (parish priest of Bien Hoa).
The church had brick and stone columns and walls, with a wooden frame and tiled roof. Over time, the church underwent many repairs, especially the facade. Eventually, the church deteriorated severely and was demolished on March 24, 2003, to build a new one. The new church was built on the old church's foundation.
After Father Duquesnay left Tan Trieu due to illness, the Bishop sent Father Briant and Father Grezet to take care of the parish for a year. In 1875, Father Michel Ducle (Father Dư) arrived as the parish priest of Tan Trieu. He devoted himself to caring for the faithful, focusing on teaching catechism.
During the persecution, people learned catechism hastily, just enough to know God. Father Ducle opened a school for children, established the Association of the Children of the Virgin Mary, and cooperated with the faithful in Ben Go to establish the parish of Tan Uyen, located on the banks of the Dong Nai River, and two parishes in Lạc An and Chai Sa.
Thanks to this, the parish's activities became very lively and devout in a short time. Material life also became more prosperous, thanks to the fertile land, fruit trees, and especially the betel nut trees. By December 1891, Father Dư was transferred, and Father Le Goff replaced him, but he died two years later.
Father André Huynh Cong The took care of the parish for 10 years. However, dysentery drained his energy, and he passed away on August 26, 1903. After Father The's death, Father Pierre Nguyen Nghi Sao arrived. He served as parish priest for six years until a severe illness took his life. He passed away on January 4, 1910, in Saigon.
After a period, the Bishop appointed Father Tranier, a young and zealous missionary. He repaired the damaged presbytery and hoped to stay in Tan Trieu for a long time. However, after only six months, Father Tranier contracted severe malaria and passed away while serving as parish priest of Tan Trieu.
Father Nhon replaced Father Tranier on August 12, 1910. At that time, Tan Trieu was the most unhealthy place, a severe test for priests, especially the elderly. The reasons included:
Dense gardens: In the past, most families had large gardens. Since they no longer feared persecution, they planted many fruit trees and other plants. People were so thrifty with land that they didn't leave space for roads, making the air stifling, humid, and breeding many mosquitoes that spread diseases like malaria.
Pollution: The main source of income was betel nuts, which required a lot of fertilizer. As a result, they used tons of manure, polluting the air and contaminating the wells.
Marshy waterways: The canal, once deep, gradually became filled up; the tide couldn't flow, and the stagnant water emitted a foul odor, creating a toxic atmosphere that caused diseases.
The only remedy for malaria was quinine, but people didn't want to use it because it was "too hot." The parish of Tan Trieu was thus threatened with disappearance. During Father Ducle's time (1875), there were 1,000 faithful, but by Father Tranier's time
Tương truyền rằng, trong trận lụt năm 1952, tất cả các loại cây cối đều chết vì úng nước. Riêng có cây bưởi ở nhà thờ Tân Triều do các Cha Thừa sai mang sang là sống sót. Từ đó, người ta chiết nhánh và nhân rộng giống bưởi này. Cũng theo các cụ kể lại thì chỉ có bưởi ở gần khu vực nhà thờ Tân Triều mới ngon, ngọt và đem lại giá trị kinh tế cao.
3/ Tân Triều qua những năm tháng chiến tranh : ( 1920 – 1975 )
Từ năm 1920 đến 1945:
Thời gian này, sinh hoạt tôn giáo của Tân Triều gặp nhiều khó khăn do chiến tranh: vẫn có các linh mục quản xứ nhưng các ngài phải kiêm hai hai họ đạo: mỗi tháng họ Tân Triều được hai tuần có thánh lễ Chúa Nhật và các ngày trong tuần, còn hai tuần kia dành cho họ Bến Gỗ.
Các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm phụ trách dạy giáo lý cho các em thiếu nhi, tập hát cho ca đoàn.
Các Bí tích do Cha sở ban, còn Đức Giám Mục thỉnh thoảng đến ban Bí tích thêm sức tại họ đạo. Trong thời gian này đời sống giáo dân tuy nghèo nhưng tương đối ổn định.
Từ năm 1945 – 1954 –1975:
Thời chiến tranh Việt – Pháp , rồi chiến tranh giữa hai miền đất nước Bắc – Nam Việt Nam.
Tình hình chính trị an ninh bất ổn , dân chúng hoang mang lo sợ. Nên có một số bổn đạo bỏ nhà cửa, ruộng vườn đi đến các thành thị. Số còn lại thì vất vả và nghèo, sống bằng nghề nông, trồng trầu cau. Sau trận lụt năm Thìn ( 1952 ) người dân bắt đầu trồng bắp và bưởi.
Để giữ vững đời sống đạo cho giáo dân, các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, tiếp tục dạy giáo lý và phụ trách ca đoàn. Suốt hơn 40 năm, từ năm 2013 trở về trước, vì số các em rất ít nên để lãnh bí tích thêm sức, các em phải ra nhà thờ Biên Hòa.
4/ Tân Triều sau biến cố 30/4/1975 :
Đất nước thống nhất.
Đời sống kinh tế và tôn giáo của dân gặp nhiều khó khăn, đó cũng là tình hình chung của cả nước. Nên nhiều gia đình bỏ quê đi lập nghiệp tại các vùng kinh tế mới, theo phong trào nhà nước phát động và một ít người đi “vượt biên” sang Hoa Kỳ. Nhiều năm sau, đời sống vật chất mới từ từ được cải thiện nhờ các điều kiện như sau:
a/. Từ năm 1952: đặc sản của Tân Triều là bắp nếp và bưởi, từ năm 1995 giá bưởi được nâng cao vì được biết rằng: bưởi chữa được bệnh Cholesterol và bưởi Tân Triều (cùng bưởi Năm Roi) thuộc loại ngon bậc nhất Việt Nam.
Thấy thế, dân chúng từ từ ngưng trồng bắp để chuyên trồng bưởi. Nhưng mỗi gia đình chỉ có khoảng từ 1 đến 3 sào đất, trong đó vừa cất nhà vừa làm vườn.
b/. Một số gia đình có thân nhân đã vượt biên ra nước ngoài gởi tiền về để xây cất nhà cửa.
c/. Theo đà phát triển của đất nước vừa mở cửa, các nước ngoài đến đầu tư, mở các nhà máy xí nghiệp ngày càng nhiều. Biên Hòa trở thành khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai.
Nhờ đó, giới trẻ có thể đi làm công nhân tại các công ty xí nghiệp. Số thanh niên khác đi làm thợ hồ ở thành phố Hồ Chí Minh hay ở Biên Hòa.
Kinh tế phát triển, nhà xây bắt đầu thay thế nhà ván, nhiều gia đình có xe gắn máy (xe 2 bánh) làm phương tiện di chuyển, nếp sống văn minh bắt đầu đi vào làng quê Tân Triều. Còn tình hình tôn giáo, khoảng từ 1990, đời sống đức tin từng bước phát triển, nhờ chính sách tôn giáo của nhà nước có phần nào thông thoáng hơn.
Từ năm 1956 đến 1975, họ đạo Tân Triều chỉ có các Cha quản nhiệm từ Biên Hòa vào. Sau ngày 30/4/1975 Tân Triều vui mừng đón tiếp Cha sở mới, Gioakim Nguyễn Văn Quới. Trong những năm đầu, cuộc sống còn rât nhiều vất vả khó khăn, Cha phải làm ruộng, nuôi dê, trồng tiêu, trồng bưởi trong khuôn viên đất nhà xứ để mưu sinh. Do thiếu thốn các linh mục, ngài còn phải quản nhiệm thêm 2 giáo xứ: Gò Xoài và Đại An cách xa Tân Triều hơn 25 km. Mỗi tuần ngài về Tân Triều dâng thánh lễ Chúa Nhật và các ngày thứ hai, thứ ba, thứ tư. Năm 1994 ngài cho xây tháp chuông nhà thờ Tân Triều, hiện nay vẫn còn đang sử dụng .
Năm 1977, do hoàn cảnh khó khăn, các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm rút về nhà Dòng. Trong hoàn cảnh khó khăn và thiếu người đó, có bà chín Isave Đỗ Thị Diệu, kế tiếp là cô Nguyễn Thị Thu Thủy, là giáo dân trong họ đạo đã lãnh trách nhiệm dạy giáo lý và tập hát cho ca đoàn trong 20 năm. Để phát triển phong trào giáo lý, Cha Gioakim Quới và Ban Hành Giáo đã xin các nữ tu Dòng Nữ Tử Bác Ai Vinh Sơn đến giúp.
Legend has it that during the 1952 flood, all the trees died from drowning. Only the pomelo tree at Tan Trieu Church, brought by the missionary priests, survived. From then on, people grafted branches and propagated this pomelo variety.
According to the elderly, only pomelos near Tan Trieu Church were delicious, sweet, and economically valuable.
3/ Tan Trieu during the war years (1920-1975)
From 1920 to 1945: During this time, Tan Trieu's religious activities faced difficulties due to war. There were priests managing the parish, but they had to take care of two parishes: Tan Trieu and Ben Go. The parishioners of Tan Trieu had Mass on Sundays and weekdays for two weeks, while the other two weeks were for Ben Go.
The Sisters of the Holy Cross of Thu Thiem taught catechism to children, trained the choir, and administered sacraments. The Bishop occasionally visited to administer the sacrament of confirmation.
From 1945 to 1954 to 1975: During the Vietnam-France war and the Vietnam War, the political and security situation was unstable, causing people to feel anxious and fearful. Some parishioners left their homes and farms to move to cities.
Those who remained lived in poverty, relying on agriculture and betel nut farming. After the 1952 flood, people started planting corn and pomelos.
To maintain the parishioners' spiritual life, the Sisters of the Holy Cross of Thu Thiem continued teaching catechism and leading the choir.
For over 40 years, from 2013 backward, due to the small number of children, they had to go to Bien Hoa Church to receive the sacrament of confirmation.
4/ Tan Trieu after April 30, 1975:
After the country's reunification, the people's economic and religious lives faced many difficulties, a situation common throughout the country. Many families left their homeland to settle in new economic zones or migrated to the United States.
Years later, living standards gradually improved due to several factors:
a. From 1952: Tan Trieu's specialty was glutinous corn and pomelos. From 1995, pomelo prices increased because they were found to cure cholesterol, and Tan Trieu pomelos (along with Nam Roi pomelos) were considered among the best in Vietnam.
People gradually stopped planting corn to focus on growing pomelos. However, each family had only about 1-3 sao (a unit of land measurement) of land, which was used for both housing and gardening.
b. Some families received remittances from relatives who had migrated abroad to build houses.
c. As the country opened up, foreign investors established factories, and Bien Hoa became an industrial zone. Young people could work as laborers in companies or as construction workers in Ho Chi Minh City or Bien Hoa.
As the economy developed, houses began to replace wooden shacks, and many families owned motorbikes. Modern living standards gradually entered Tan Trieu village.
Regarding religious life, from around 1990, spiritual life gradually developed as the government's religious policies became more relaxed.
From 1956 to 1975, Tan Trieu Parish only had priests from Bien Hoa. After April 30, 1975, Tan Trieu welcomed a new parish priest, Gioakim Nguyen Van Quoi.
In the early years, life was very difficult, and Father Quoi had to farm, raise goats, plant pepper, and grow pomelos within the church's compound to make a living. Due to the shortage of priests, he also managed two other parishes, Go Xoi and Dai An, over 25 km away from Tan Trieu.
Each week, he would visit Tan Trieu to celebrate Sunday Mass and weekdays Mass. In 1994, he built the church's bell tower, which is still in use today.
In 1977, due to difficult circumstances, the Sisters of the Holy Cross of Thu Thiem withdrew from Tan Trieu. In this challenging situation, Mrs. Isave Do Thi Dieu and later Nguyen Thi Thu Thuy, parishioners, took responsibility for teaching catechism and leading the choir for 20 years.
To develop the catechetical movement, Father Gioakim Quoi and the Parish Council requested the Sisters of the Daughters of Charity of St. Vincent de Paul to assist
Năm 1998, nhà dòng cử khi thì 2 khi thì 3 người, đi từ nhà dòng Mẹ Sài – Gòn đến dạy giáo lý vào ngày Chúa Nhật trong nhà thờ. Tháng 11/1998, nhà dòng Nữ Tử Bác Ai Vinh Sơn giúp đỡ xây cho 01 nhà giáo lý (dài 24m x rộng 8m). Từ đó, các nữ tu này còn góp phần đào tạo thêm một số giáo lý viên, để dạy giáo lý theo chương trình của giáo phận.
Năm 1999, Cha Gioankim Nguyễn Văn Quới bị bệnh cao huyết áp, rất nguy hiểm khi phải đi đường xa bằng xe Vespa đến các họ đạo Đại An và Gò Xoài. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho ngài, Đức Giám Mục đã thuyên chuyển ngài làm Cha sở giáo xứ Tân Thành ngày 14 tháng 10 năm 1999, sau 24 năm làm Cha sở Tân Triều.
Thay thế Cha Quới, là Cha Giuse Nguyễn Ý Định làm Cha sở Đại An và Gò Xoài, quản nhiệm họ Tân Triều. Về chưa được một năm thì vào ngày 03/09/2000, Đức Giám Mục giao cho Cha Philipphê Lê Văn Năng, Cha sở Biên Hòa, quản nhiệm Tân Triều.
Đến năm 2007, lần đầu tiên sau nhiều năm không có Cha xứ, nay Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh đã cử cha Gioan.B Nguyễn văn Thành về làm chính xứ Tân Triều. Trong thời gian hơn một năm phụ trách giáo xứ, cha Gioan. B đã mở mang giáo xứ, sửa chữa lại đất thánh, mua 4 sào đất đất tại xã Thạnh Phú để dành làm nhà nguyện sau này. Đặc biệt trong thời gian cha Gioan.B làm cha xứ, có hai sự kiện lớn đến với giáo xứ Tân Triều :
1/ Mừng 300 năm giáo xứ và 150 năm ngày sinh nhật trên trời của Thánh Phaolô Trần văn Hạnh ( 1759 – 2009 ) .
2/ Thánh lễ truyền dầu của giáo phận tại giáo xứ Tân Triều.
In 1998, the convent sent 2-3 sisters from the Mother Sai Convent in Saigon to teach catechism in Tan Trieu Church on Sundays. In November 1998, the Daughters of Charity of St. Vincent de Paul helped build a catechetical center (24m x 8m). Since then, the sisters have also contributed to training additional catechists to teach according to the diocese's program.
In 1999, Father Gioakim Nguyen Van Quoi suffered from high blood pressure, which made it dangerous for him to travel long distances by Vespa to the parishes of Dai An and Go Xoi. To ensure his health and safety, the Bishop transferred him to be the parish priest of Tan Thanh on October 14, 1999, after 24 years of serving as parish priest of Tan Trieu.
Father Giuse Nguyen Y Dinh replaced Father Quoi as parish priest of Dai An and Go Xoi, managing Tan Trieu parish. However, after less than a year, on September 3, 2000, the Bishop assigned Father Philipphê Le Van Nang, parish priest of Bien Hoa, to manage Tan Trieu.
In 2007, for the first time in many years without a parish priest, Bishop Dominic Nguyen Chu Trinh appointed Father Gioan B Nguyen Van Thanh as the parish priest of Tan Trieu.
During his tenure of over a year, Father Gioan B expanded the parish, renovated the holy land, and purchased 4 sao (a unit of land measurement) of land in Thạnh Phu commune to build a future chapel.
Notably, during Father Gioan B's tenure, two significant events occurred in Tan Trieu parish:
Celebrating the 300th anniversary of the parish and the 150th anniversary of the heavenly birthday of Saint Paul Tran Van Hanh (1759-2009).
The diocese's Chrism Mass was held at Tan Trieu parish