P.2- Nhà Thờ Tân Triều (Quê hương của Thánh Tử đạo Phaolô Trần Văn Hạnh)
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Vietnamese - English
Từ năm 2009, Cha Tôma Lâm văn Kinh được cử về làm cha xứ Tân Triều, thay cho cha Gioan.B Nguyễn văn Thành, được cử về làm Cha xứ Thái Xuân. Mặc dù tuổi cao, sức yếu, nhưng Cha Cố Tôma vẫn không ngừng nỗ lực cống hiến và chăm lo đến đời sống đức tin của giáo xứ. Cha đã xây dựng tượng đài Đức Mẹ thật khang trang và thông thoáng. Hơn nữa còn thành lập ca đoàn Cêcilia (ca đoàn mắt kiếng) để phục vụ trong các thánh lễ nhất là ngày Chúa Nhật và lễ trọng. Hiện nay ca đoàn đang góp lời ca tiếng hát từng ngày, giúp giáo dân sốt sắng cầu nguyện mỗi khi đến với Chúa.
Đầu tháng 08 / 2013, đến tuổi hưu và do bệnh tật và đau yếu, Cha Cố Tôma đã xin Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh cho ngài được về hưu tại nhà hưu các Cha ở giáo xứ Gia Viên. Hiện nay Ngài đang sống tại nhà hưu quí cha, và vẫn thường xuyên được con dân Tân Triều mến yêu và thăm nom.
Nhận thấy Tân Triều là chiếc nôi đức tin hơn 300 năm, có bề dầy lịch sử cả về tôn giáo lẫn chính trị của đất nước, lại có Thánh Phaolô Trần Văn Hạnh, vị Thánh duy nhất được tuyên phong vào 19/ 06/ 1988, nên Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh đã cử cha Giuse Vũ Đức Hiệp về làm chính xứ Tân Triều thay cho Cha cố Tôma đã nghỉ hưu. Một năm đã qua, kể từ ngày nhậm chức Chính xứ Tân Triều ( 07.10.2013 – 07.10.2014 ), Cha Giuse tiếp tục công việc của các Cha tiền nhiệm, từng bước củng cố lại nhân sự, phân chia các họ, hướng dẫn các đoàn thể và quan tâm đặc biệt đến vấn đề truyền giáo. Nhờ đó số giáo dân xứ Tân Triều hiện nay đã lên đến 1.562 người với 453 hộ gia đình công giáo, sống giữa 50 ngàn lương dân. Địa bàn giáo xứ trải dài trên 4 xã thuộc huyện Vĩnh Cửu, với chiều dài 10 cây số và chiều ngang là 12 cây số. Đây quả là một vùng đất mới, đang rất cần được quan tâm, đặc biệt trong công cuộc truyền giáo
II. THÁNH PHAOLÔ TRẦN VĂN HẠNH (1827-1859) – NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA TÂN TRIỀU
Phaolô Trần Văn Hạnh sinh năm 1827 tại Tân Triều, Biên Hòa, Giáo dân, bị xử trảm ngày 28/05/1859 tại Chí Hòa, Nam Việt dưới đời vua Tự Ðức. Đức Piô X đã suy tôn chứng nhân Phaolô Hạnh lên hàng Chân Phước ngày 02/5/1909. Ngày 19/6/1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 28/05.
In 2009, Father Tôma Lâm Văn Kinh was appointed as the parish priest of Tan Trieu, replacing Father Gioan B Nguyễn Văn Thành, who was appointed as the parish priest of Thái Xuân.
Despite his advanced age and frail health, Father Tôma continued to work tirelessly for the spiritual well-being of the parish. He built a magnificent and spacious statue of the Blessed Virgin Mary. Furthermore, he established the Cecilia Choir (the blind choir) to serve during Mass, especially on Sundays and major feast days. Currently, the choir contributes to the parish's spiritual life with their daily singing and praying.
In early August 2013, due to his retirement age and health issues, Father Tôma requested Bishop Dominic Nguyễn Chu Trinh to allow him to retire to the priests' retirement home in Gia Viên parish. He currently resides there and is frequently visited by the faithful of Tan Trieu.
Recognizing Tan Trieu as a cradle of faith with over 300 years of history, both religious and political, and being the birthplace of Saint Paul Trần Văn Hạnh, the only Vietnamese saint canonized on June 19, 1988, Bishop Dominic Nguyễn Chu Trinh appointed Father Giuse Vũ Đức Hiệp as the new parish priest of Tan Trieu, succeeding Father Tôma.
One year has passed since Father Giuse took office as the parish priest of Tan Trieu (October 7, 2013 - October 7, 2014). He continued the work of his predecessors, gradually consolidating personnel, dividing the parish into smaller groups, guiding various organizations, and paying special attention to evangelization.
As a result, the number of faithful in Tan Trieu parish has increased to 1,562 people with 453 Catholic households, living among 50,000 non-Catholic people. The parish covers four communes in Vĩnh Cửu district, spanning 10 kilometers in length and 12 kilometers in width. This is indeed a new and challenging mission field, especially in the context of the Second Evangelization.
II. SAINT PAUL TRAN VAN HANH (1827-1859) - THE BELOVED SON OF TAN TRIEU
Paul Tran Van Hanh was born in 1827 in Tan Trieu, Bien Hoa, to a Catholic family. He was beheaded on May 28, 1859, in Chi Hoa, South Vietnam, during the reign of Emperor Tu Duc.
Pope Pius X beatified Paul Tran Van Hanh on May 2, 1909. On June 19, 1988, Pope John Paul II canonized him as a saint. His feast day is celebrated on May 28
Tiểu sử thánh Tử đạo Phaolô Trần Văn Hạnh:
“Việc Chúa làm cho tôi, ôi vĩ đại! Tôi thấy mình chan chứa một niềm vui.” (Tv 126,3)
Vâng, đó là lời ca chúc tụng Chúa trên quê trời của thánh Phaolô Trần Văn Hạnh và của tất cả chúng ta, những người lắng nghe hay đọc tiểu sử của ngài.
Cây lúa trổ bông
Nước Thiên Chúa ví như khi một người kia gieo giống xuống đất, dù người ấy ngủ hay thức, đêm hay ngày hạt giống cứ nẩy mầm, lớn lên mà người ấy không biết. Tự dưng cây mọc mạ rồi trổ đòng đòng và thành những hạt lúa chắc nịch, cho đến khi mùa gặt tới” (Mc 4, 26-29).
Đoạn Tin Mừng trên ứng nghiệm cuộc đời thánh Phaolô Hạnh.
Cậu Hạnh chào đời tại Tân Triều, tỉnh Biên Hòa khoảng năm 1827. Lớn lên cậu cùng hai người anh đến vùng Cầu Muối, Chợ Quán, Sài Gòn để buôn bán. Nói tới Cầu Muối là nói tới những băng đảng. Dư luận đồn đại về anh nhiều điều xấu. Trong nghề buôn bán, anh giao dịch với một số tay anh chị chuyên lường gạt, bắt chẹt những người cô thế cô thân. Hạnh đã từng quy tụ một nhóm đàn em choai choai trong vùng, lang thang đây đó, cướp giật khắp vùng. Hạnh sống ung dung, rượu chè trai gái với tiền cướp giật do đàn em cung phụng. Sống trong tội lỗi với cái nghề bất lương, nhưng anh lại luôn cảm thấy lương tâm bất ổn. Nhiều lần anh tìm cách thoát khỏi con đường dìm đời anh vào vũng lầy nhầy nhụa, ghê tởm, nhưng không dễ dàng vì chốn giang hồ có luật giang hồ: Ai lật tẩy đường dây thì phải đền mạng!
Hạt mầm đức tin được gieo thuở ấu thơ vẫn âm thầm nẩy nở trong anh dù chính anh không hay biết. Một lần kia, chứng kiến đàn em bóc lột một thiếu phụ nghèo khổ không thương tiếc, anh bỗng xúc động, ra tay can thiệp. Anh dùng áp lực bắt đàn em phải trả lại cho nạn nhân tất cả của cải chiếm đoạt, dù biết trước thái độ hào hiệp ấy sẽ mang lại cho mình hậu qủa không may theo luật giang hồ.
Kitô hữu đến chết
Đàn em tức giận quyết tâm trả thù bằng giải pháp hèn hạ “ném đá giấu tay” là đi tố cáo với chính quyền rằng: tên Hạnh là người Kitô hữu và gán cho anh tội tiếp tay với quân đội Pháp.
Khi bị bắt nộp cho quan toà ở Bà Quẹo và bị tra hỏi: “Có phải anh đã liên lạc với người Pháp âm mưu làm loạn không?”, thì Hạnh trả lời: “Tôi không bao giờ liên lạc hay giúp người Âu Châu.” Thế mà khi bị hỏi: “Anh có phải là người theo đạo Gia Tô không?”, thì Hạnh, dù biết mình không giữ đạo tử tế, biết nguy hiểm đến tính mạng, vẫn can đảm nhìn nhận: “Phải, tôi là người theo đạo Gia Tô!”
Suốt thời gian bị giam, các quan tìm đủ cách dụ anh bỏ đạo. Họ áp dụng những hình khổ dã man nhất đã được vua Tự Đức cho phép. Người ta căng thân thể anh ra đánh đòn, người ta dùng kìm nguội để kẹp vào đùi anh tóe máu, dùng những thanh sắt nung đỏ dí vào người anh xông mùi khét nồng nặc. Vậy mà anh vẫn cương quyết tuyên bố: “Tôi là một Kitô hữu, dù có phải chết tôi cũng không bao giờ bỏ đạo.” Phaolô Hạnh đã yếu đuối trong đường tội lỗi, nhưng khi đã trở về lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa thì lại nhận được sức mạnh lạ lùng.
The Martyrdom of Saint Paul Tran Van Hanh: "The Lord has done great things for me; I am filled with joy." (Psalm 126:3)
These words of praise to God are the heavenly hymn of Saint Paul Tran Van Hanh and of all of us who listen to or read his biography.
The Parable of the Growing Seed
The kingdom of God is like a man who scatters seed on the ground. Night and day, while he sleeps or wakes, the seed sprouts and grows, though he does not know how. First the blade, then the ear, and after that the full grain in the ear. When the grain is ripe, he wields the sickle, because the harvest has come. (Mark 4:26-29)
This Gospel passage is fulfilled in the life of Saint Paul Tran Van Hanh. Paul was born in Tan Trieu, Bien Hoa province, around 1827. Growing up, he and his two brothers moved to Cau Muoi, Cho Quan, Saigon to do business. Cau Muoi was notorious for its gangs, and public opinion was that Paul was involved in many bad things. In his business dealings, he associated with some shady characters who cheated and exploited the weak.
Paul had a group of younger followers who roamed the area, stealing and extorting money. He lived a life of luxury, drinking and womanizing with the money stolen by his followers. However, despite his life of sin, he always felt a nagging sense of guilt.
Many times he tried to escape the life that was dragging him down, but it was not easy. The underworld had its own laws, and anyone who betrayed the gang would have to pay with their life. The seed of faith planted in his childhood continued to grow quietly within him, even though he did not realize it.
One day, witnessing his followers exploit a poor woman mercilessly, he was moved to intervene. He used his influence to force his followers to return all the stolen goods to the victim, even though he knew this act of chivalry would bring him dire consequences according to the gang's laws.
A Christian to the Death
His followers, angry at his intervention, decided to take revenge by denouncing him to the authorities, accusing him of collaborating with the French. When arrested and brought before the judge in Ba Queo, he was asked: "Have you been in contact with the French to plot against the government?" Paul replied: "I have never been in contact with or helped the Europeans."
However, when asked: "Are you a Christian?", Paul, despite knowing the danger to his life, courageously admitted: "Yes, I am a Christian!" Throughout his imprisonment, the authorities tried to persuade him to renounce his faith. They used every means to break his spirit, including cruel tortures authorized by Emperor Tu Duc.
They stretched his body to beat him, used cold pincers to clamp his thighs, and applied hot iron rods to his body, filling the air with the stench of burning flesh. Yet, Paul remained resolute, declaring: "I am a Christian, and even if I must die, I will never renounce my faith."
Paul had been weak in his sinful life, but once he returned to God's mercy, he received extraordinary strength
Bông hoa ngát hương.
Không làm anh chối bỏ đức tin, vua Tự Đức đã chuẩn tấu án xử trảm Phaolô Hạnh. Ngày 28/5/1859, anh Hạnh bị trảm quyết tại Chí Hòa khi mới 32 tuổi. Thi thể vị Tử đạo được mai táng ở Chợ Quán. Đức Piô X đã suy tôn chứng nhân Phaolô Hạnh lên hàng Chân Phước ngày 02/5/1909. Ngày 19/6/1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn Ngài lên bậc Hiển thánh.
Sử gia Rodriguez đã viết thật ý nhị: Cuộc đời của Phaolô Hạnh ví “như một bông hoa tím dại bên đường, cho đến ngày có người đi ngang qua dẫm nát, thì mới tỏa hương thơm. Phaolô Hạnh quả là bông hoa bị che khuất bên vệ đường Hội Thánh, cho đến khi bị vò nát trong cuộc bách bại, mới tỏa ra hương thơm ngào ngạt khiến chúng ta phải ngây ngất, lâng lâng…”
Kitô giáo là một tôn giáo của ân sủng, một tôn giáo dạy chúng ta mở lòng ra để cho Thiên Chúa hành động. Ngài có thể tái tạo mỗi người chúng ta thành một kiệt tác của Ngài như một Augustinô, một Phaolô Hạnh, miễn là chúng ta làm như thánh Margaret Mary Alacoque dạy: “Chúa Kitô sẽ làm mọi sự cho tôi miễn là tôi cho phép Ngài hành động. Ngài yêu thương tôi, bù đắp mọi sự mà tôi còn thiếu. Phó thác hoàn toàn bản thân cho Thiên Chúa là hình thức cao nhất của sự tín nhiệm vào Ngài, cậy dựa vào Ngài.”
Ước gì lắng nghe tiểu sử của thánh Phaolô Hạnh hôm nay, lòng mỗi người chúng ta được bừng cháy khao khát sống thánh thiện giữa cuộc đời ô trọc, được thôi thúc thể hiện đức tin giữa thế giới vật chất đang cố át đi tiếng gọi thần linh, được thúc đẩy yêu thương giữa bao tăm tối hận thù, tranh giành, ghen ghét, đố kỵ. Điều quan trọng là: “Chúng ta cần có một ước muốn duy nhất là làm sao để người đời nhìn thấy chúng ta như là những kẻ yêu mến Chúa thật sự, mặc cho những giới hạn của mình; làm sao để người đời nhìn thấy chúng ta say mê Chúa Giêsu, đến độ không còn có khoảng cách nào giữa những gì chúng ta nói và những gì chúng ta là”[1]. Chính Chúa sẽ làm cho cuộc đời chúng ta nên ý nghĩa, đẹp đẽ.
Mỗi sáng thức dậy, ước gì chúng ta mang trong lòng một xác quyết: “Cuộc sống là một quà tặng và mỗi ngày sống là một món quà quý giá Thiên Chúa ban cho chúng ta. Với món quà này, chúng ta có thể làm ra biết bao quà tặng để ban thưởng cho chính mình và dâng hiến cho đồng loại. Hãy thưởng thức món quà của sự sống và làm cho ngày sống hôm nay của chúng ta tràn ngập phép lạ tình yêu”[2].
Sống được như vậy, chắc chắn chúng ta dần mang được niềm xác tín của Đức Thánh cha Bênêđictô XVI: “Được làm một Kitô hữu quả là một ân huệ tuyệt vời!”
III. LỜI KẾT :
“Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”
Giáo xứ Tân Triều chúng con xin hết lòng cảm tạ Thiên Chúa, Đấng giầu lòng thương xót, luôn quan tâm lo lắng cho đoàn chiên Giáo Hội, cách riêng cho giáo xứ Tân Triều, được vinh dự là cái nôi đức tin cho Giáo Hội đàng trong từ đầu Thế kỷ 18.
Tri ân các vị Thừa sai vì tình yêu thương đã dấn thân và hy sinh cả mạng sống mình để hạt giống đức tin các Ngài gieo vãi hôm nay đang trổ sinh hoa trái.
Cám ơn Quí Đức Cha, Cha Quản hạt, quí Cha, quí Ân nhân xa gần trong giáo phận đã quan tâm và dành cho giáo xứ chúng con nhiều ưu ái. Xin Chúa là Đấng giầu lòng thương xót, qua lời bầu cử của thánh Phaolô Trần Văn Hạnh, người con ưu tú của Tân Triều, ban cho các Đấng bậc muôn ngàn phúc lộc thiêng liêng.
Đặc biệt trong năm kỷ niệm Kim Khánh giáo phận Xuân Lộc, Đức Cha Chính Đa Minh Nguyễn Chu Trinh đã xin với Tòa ân giải tối cao của Tòa Thánh mở Năm Thánh, và chỉ định giáo xứ Tân Triều là một trong số 14 điểm hành hương trong toàn giáo phận, bắt đầu từ 04/10/2014 đến hết tháng 10/2015. Đây chính là thời gian ân sủng để mọi người Công giáo trong cũng như ngoài giáo phận, vui sống hồng ân Kim khánh giáo phận Xuân Lộc 1965 – 2015.
Giáo xứ chúng con tuy còn đang trong giai đoạn củng cố và nâng cấp sau nhiều năm thiếu thốn và khó khăn, cả về cơ sở vật chất lẫn tinh thần, rất ao ước được đón tiếp Quí Đức Cha, Quí Cha, quí Chủng sinh, quí Tu sĩ nam nữ và giáo dân từ khắp nơi đến hành hương và lãnh nhận ơn toàn xá.
Ước mong những ngọn gió trong lành, cùng với hương thơm của bông bưởi nơi một vùng quê hẻo lánh, sẽ đem lại cho mọi người đến đây hành hương và kính viếng Thánh Tử đạo Phaolô Hạnh, được ơn hoán cải và bình an tâm hồn. Nhất là còn tìm được ơn vững mạnh trong đức tin, dạt dào trong tình mến, để hăng hái ra đi loan báo Tin Mừng yêu thương cho mọi người trên các nẻo đường đất nước Việt Nam thân yêu này.
Lm. Giuse Vũ Đức Hiệp
A Fragrant Flower
King Tu Duc did not renounce Paul's faith, and instead, signed the decree to behead him. On May 28, 1859, Paul was beheaded at Chi Hoa at the age of 32. His body was buried in Cho Quan.
Pope Pius X beatified Paul on May 2, 1909. On June 19, 1988, Pope John Paul II canonized him as a saint.
Historian Rodriguez wrote: "Paul's life was like a wild violet flower by the roadside, which only released its fragrance when someone walked by and crushed it. Paul was like that hidden flower beside the path of the Church, which only released its fragrance when crushed by persecution."
Christianity is a religion of grace, teaching us to open our hearts to God's action. He can transform each of us into a masterpiece, like Augustine or Paul, as long as we follow the teachings of Saint Margaret Mary Alacoque: "Christ will do everything for me, as long as I let Him act. He loves me, compensates for all my shortcomings."
May listening to Paul's biography ignite in each of us a desire to live a holy life amidst the impurities of the world, to manifest our faith in a materialistic world that tries to stifle the divine call, and to love amidst the darkness of hatred, rivalry, and jealousy.
What's essential is: "We need to have a single desire: to make people see us as true lovers of God, despite our limitations; to make people see us as enthusiastic about Jesus, to the point where there's no gap between what we say and what we are."
God will make our lives meaningful and beautiful. Each morning, may we awaken with a firm conviction: "Life is a gift, and each day is a precious gift from God. With this gift, we can create many more gifts to reward ourselves and offer to others."
Living this way, we'll surely come to share the conviction of Pope Benedict XVI: "Being a Christian is a great gift!"
III. Conclusion:
"God's love endures forever"
Our Tan Trieu parish sincerely thanks God, who is rich in mercy, for His concern and care for the flock of the Church, especially for our parish, which has been the cradle of faith for the Church in Vietnam since the early 18th century.
We are grateful to the missionaries who dedicated themselves and sacrificed their lives to sow the seeds of faith, which are now bearing fruit.
We thank our beloved Bishops, priests, and benefactors near and far for their kindness and support.
May God, who is rich in mercy, through the intercession of Saint Paul Tran Van Hanh, grant abundant spiritual blessings to our beloved Bishops and priests.
During the Golden Jubilee of the Xuan Loc diocese, Bishop Dominic Nguyen Chu Trinh requested and obtained from the Apostolic Penitentiary the granting of a plenary indulgence for the faithful who visit our parish, one of the 14 designated pilgrimage sites in the diocese, from October 4, 2014, to October 31, 2015.
This is a time of grace for Catholics within and outside the diocese to celebrate the Golden Jubilee of the Xuan Loc diocese (1965-2015).
Our parish, though still in the process of consolidation and upgrading after years of difficulties and hardships, both spiritually and materially, eagerly looks forward to welcoming our beloved Bishops, priests, seminarians, and faithful from everywhere to visit and receive the plenary indulgence.
May the gentle breeze and fragrance of the pomelo flowers in this remote countryside bring conversion, peace, and strong faith to all pilgrims who visit Saint Paul Tran Van Hanh's shrine.
May they, in turn, enthusiastically spread the Gospel of love to everyone on the paths of our beloved Vietnam.
Rev. Giuse Vu Duc Hiep
[1] Marco Cè, Tuần Tĩnh Tâm cho Giáo triều Rôma năm 2006.
[2] Chuyên đề Don Bosco, số 26, tháng 10&11.2013, trang 15.