Cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc nội chiến hay là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc nội chiến hay là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
Ông Lê Duẩn và cuộc chiến ở miền Nam
Trong cuốn sách “The road not taken: Edward Lansdale and the American tragedy in Vietnam”, nhà nghiên cứu Max Boot đã viết về vai trò của ông Lê Duẩn trong cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam từ năm 1960:
“Đảng Lao động Việt Nam, tên gọi trước đây của Đảng Cộng sản Việt Nam, luôn theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể, nhưng có một số nhà lãnh đạo “bình đẳng hơn những người khác” (nhại một câu của nhà văn George Orwell trong tiểu thuyết “Animal farm”). Cuộc chiến tranh thứ nhất ở Việt Nam – cuộc chiến chống Pháp – do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo với sự giúp sức của ông Võ Nguyên Giáp và những cố vấn Trung Quốc sau năm 1949. Nhưng vào cuối thập niên 1950, ông Hồ Chí Minh đã ngoài 60 tuổi và bị các đồng chí của ông trong Bộ Chính trị đẩy vào vai trò chỉ có tính chất biểu trưng. Cuộc chiến tranh thứ hai ở Việt Nam – cuộc chiến chống Mỹ - sẽ được phát động và lãnh đạo bởi ông Lê Duẩn, nhà lãnh đạo đã thay ông Hồ Chí Minh làm bí thư thứ nhất của Đảng Lao động Việt Nam.
Ông Lê Duẩn sinh tại Quảng Trị, không phải là một trí thức thành thị như những đồng chí có vị trí cao trong Đảng của ông. Tên thật là Lê Văn Nhuận, ông là con trai một người thợ mộc, đã đi làm ở Sở Hỏa xa Đà Nẵng sau khi học xong trung học đệ nhất cấp. Ông là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương, trở thành tù chính trị của thực dân Pháp từ năm 1931 tới năm 1936 và từ năm 1940 tới năm 1945. Khi cuộc chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, Lê Duẩn trở thành một cán bộ cao cấp của Việt Minh ở miền Nam. Ông không chịu tập kết ra miền Bắc như những cán bộ Việt Minh khác sau khi Hiệp định Genève được ký kết, mà ở lại miền Nam để tổ chức một mạng lưới hoạt động bí mật. Mãi đến năm 1957, ông mới ra Hà Nội và đến năm 1958 lại bí mật trở vào miền Nam để đánh giá tình hình. Ông thấy rõ sự bất mãn của những người Việt Minh cũ với những chính sách đàn áp của Tổng thống Ngô Đình Diệm và trở ra Hà Nội với quyết tâm tiến hành cuộc chiến chống lại Chính quyền Sài gòn - quan điểm làm cho ông đi ngược lại quan điểm của những nhà lãnh đạo thận trọng hơn như ông Hồ Chí Minh và ông Võ Nguyên Giáp, những người chủ trương phải xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trước. Sau một cuộc tranh cãi quyết liệt, Lê Duẩn và xứ Uỷ Nam bộ đã giành chiến thắng tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 vào tháng 1 năm 1959, ra nghị quyết “Giải phóng miền Nam khỏi ách áp bức của đế quốc và phong kiến”.
Để thực hiện chỉ thị của Đảng, Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu huấn luyện một đơn vị mới mang tên Sư đoàn 338 gồm những người miền Nam tập kết, tức là những cán bộ Việt Minh đã ra miền Bắc sau khi Hiệp định Genève được ký kết, sẽ được đưa trở lại miền Nam. Trái ngược với những người lính Mỹ chỉ được huấn luyện về những phương diện kỹ thuật, các chiến sĩ du kích tương lai này được huấn luyện trước hết về phương diện chính trị, và như nhà báo Pháp Jean Larteguy có ghi nhận, “Hà Nội đã lập ra một đạo quân xuất sắc, một đội quân toàn diện, trong đó mỗi chiến sĩ là một cán bộ tuyên giáo, một thầy giáo và một cảnh sát, còn mỗi sĩ quan là một người chỉ huy, một giáo sĩ và một nhà nông học”. Trong quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa, những người lính chỉ là những quân nhân.
Cùng với việc thành lập Sư đoàn 338, một đơn vị quân sự mới được thành lập, gọi là Đoàn 559. Nhiệm vụ của Đoàn 559 là làm một con đường để vận chuyển vũ khí và những người lính vào miền Nam, mở rộng những con đường đã có sẵn mà Việt Minh từng sử dụng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thoạt đầu, những người của Đoàn 559 vận chuyển vũ khí bằng đường bộ trên xe đạp trên những con đường xuyên rừng. Đến cuối năm 1959, 543 cán bộ và chiến sĩ đã được đưa vào miền Nam cùng với 1.667 khẩu súng, 788 con dao, 188 kg thuốc nổ và bản đồ quân sự, ống nhòm… Đó là khởi đầu khá khiêm tốn để làm một con đường tiếp tế xuyên qua những khu rừng ở Cambodia và Lào, dẫn tới miền Nam, về sau được gọi là “Đường mòn Hồ Chí Minh” huyền thoại. Đến cuối năm 1960, Hà Nội lập ra lực lượng Quân Giải phóng miền Nam để tiến hành cuộc chiến ở miền Nam, sẽ cùng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam làm bình phong cho các đảng phái đối lập. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được lập ra để làm cho mọi người tin rằng cuộc chiến ở miền Nam đã bùng phát như một cuộc nổi dậy của những phần tử không phải là Cộng sản chống lại chế độ Mỹ - Diệm bị mọi người oán ghét. Trong thực tế, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam hoàn toàn do Đảng Cộng sản (Đảng Lao Động) kiểm soát giống như tổ chức trước đó là Việt Minh…” (The road not taken: Edward Lansdale and the American tragedy in Vietnam, tr. 333, 334)
Tài liệu của những người Cộng sản Việt Nam cho biết: “Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, ngày 19.5.1959, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định thành lập Đoàn 559 để xây dựng đường Trường Sơn thành tuyến chi viện chiến lược, chuyển nhân lực, vật lực từ miền Bắc vào phục vụ cách mạng miền Nam cũng như cách mạng Lào và Campuchia.
Do ngày thành lập Đoàn 559 trùng với ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19 tháng 5), con đường Trường Sơn được mang tên “Đường Hồ Chí Minh” – cái tên đi vào lịch sử như một huyền thoại sống về ý chí và trí tuệ, bản lĩnh của quân và dân Việt Nam”.