LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ CHÓ MÈO NHÀ BẠN KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
🌦️🌤️ LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ CHÓ MÈO NHÀ BẠN KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA 🐾
Khi thời tiết chuyển giao, chó và mèo thường gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm. Dưới đây là một số bệnh thường gặp trong giai đoạn này:
🐶Bệnh Parvovirus (ở chó): Đây là bệnh viêm ruột cấp tính, có thể gây tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Triệu chứng bao gồm ủ rũ, nôn mửa, bỏ ăn, tiêu chảy và mất nước nghiêm trọng.
🐶Bệnh Leptospirosis (ở chó): Đây là một bệnh truyền nhiễm do xoắn khuẩn, có thể gây ra các triệu chứng như sốt, mất nước, và viêm thận. Nó có thể lây lan qua nước tiểu của động vật bị nhiễm.
🐶 CORONAVIRUS (CCV) TRÊN CÚN 🐶
🩸 Khác với Coronavirus từ đại dịch Covid-19, gây bệnh chủ yếu trên ĐƯỜNG HÔ HẤP. Coronavirus trên cún là bệnh liên quan đến ĐƯỜNG TIÊU HÓA.
🩸 Bệnh Corona ở cún là một trong những căn BỆNH TRUYỀN NHIỄM rất nguy hiểm. Bệnh có khả năng lây lan nhanh và mạnh. Nếu không kịp thời phát hiện và cách ly chữa trị , những bé được nuôi chung đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, Coronavirus ở cún không có khả năng lây sang người hoặc động vật khác.
🩸 Một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh Corona ở cúm chính là tiêu chảy vọt cần câu. Kèm theo đó là hiện tượng mất nước nghiêm trọng. Do VIRUS xâm nhập qua chất thải và tấn công vào các tế bào niêm mạc vi nhung ruột non.
🩸 Nguy hiểm nhất là biểu hiện của nhiễm trùng thứ phát. Boss có các triệu chứng nghiêm trọng như PHÂN CÓ CHẤT NHẦY, lẫn MÁU, có mùi tanh. Đặc biệt trường hợp nhiễm kép, tỉ lệ TUVONG có thể tăng lên đến 99%.
🐱Bệnh giảm bạch cầu (ở mèo): Một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do virus Parvovirus gây ra. Đây là một loại virus nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh chóng và tấn công vào các tế bào đang phân chia trong cơ thể mèo, đặc biệt là tế bào trong ruột, tủy xương và hệ thống miễn dịch.
🍀CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH GIẢM BẠCH CẦU Ở MÈO 🍀
👉 Nguyên nhân khiến mèo bị giảm bạch cầu
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo do virus FPV gây ra. Loại vi rút này có khả năng tồn tại trong môi trường không khí trong thời gian dài và kháng được nhiều chất khử trùng. Đây là mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm, dẫn đến tử vong, đặc biệt là các bé mèo con chưa tiêm phòng.
👉 Cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo hiệu quả
✍️Tiêm phòng cho mèo 💉
Khi bé còn nhỏ, hệ miễn dịch của mèo còn rất yếu, nên đưa bé đi tiêm phòng đầy đủ, đúng hạn và đúng kỳ. Thời gian tốt nhất để tiêm phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu là từ 6 - 8 tuần tuổi. Điều này giúp tạo cho bé vành đai bảo vệ và sức đề kháng mạnh mẽ khỏi các bệnh nguy hiểm.
✍️ Vệ sinh môi trường sống cho mèo
🔥 Vệ sinh hằng ngày: Lau chùi sạch sẽ các vật dụng đồ chơi, nơi ngủ và chỗ ăn như bát đĩa, khay thức ăn của mèo để loại bỏ vi rút lây bệnh. Hạn chế cho mèo tiếp xúc với chất thải hay bụi bẩn để bảo vệ sức khoẻ mèo cưng.
🔥 Thay cát mèo vệ sinh định kỳ: Trong phân mèo có chứa nhiều mầm bệnh, thay cát định kỳ và đúng cách để ngăn sự phát triển của những loại vi khuẩn gây bệnh.
🔥 Vệ sinh chỗ ngủ, chỗ ăn: Định kỳ 1 tuần, hãy giặt sạch chăn, ga, nệm cho mèo 1 lần đảm bảo chỗ ở của mèo luôn sạch sẽ và tươi mới. Lau chùi và vệ sinh khu vực chỗ ăn, uống của mèo hàng ngày, ngăn ngừa các vi khuẩn tấn công và bảo vệ sức khỏe mèo.
✍️ Không tiếp xúc với mèo lạ
Một trong những cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo là ngăn chặn sự lây lan của virus FPV. Việc cách ly nghiêm ngặt với những con mèo khác có triệu chứng bị bệnh là rất cần thiết. Bởi mặc dù đã khỏi bệnh, nhưng virus vẫn có thể tồn tại trong chất thải và nước tiểu trong khoảng thời gian tối đa 6 tuần.
✍️ Cho mèo ăn chín uống, uống sạch
Cung cấp nguồn Protein dưỡng chất cho mèo, có trong các loại thịt như thịt gà, thịt bò hay thịt cá, nội tạng như gan, tim heo vào khẩu phần ăn của mèo. Ngoài ra, xay nhuyễn và nấu chín pate trước khi cho, đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hoá của mèo.
Bổ sung thêm vitamin C, gel dinh dưỡng. Tất cả giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ toàn diện sức khoẻ của mèo.
🐱Bệnh viêm mũi khí quản (ở mèo): Là một bệnh hô hấp do virus Herpes gây ra, bệnh này thường khiến mèo chảy nước mũi, hắt hơi và khó thở.
🐱 BỆNH FIP Ở MÈO (VIÊM PHÚC MẠC TRUYỀN NHIỄM TRÊN MÈO)
⚡Fip là một căn bệnh nguy hiểm với tỉ lệ t.u vong rất cao và khó điều trị
⚡ Bệnh FIP ở mèo xuất phát từ sự đột biến của Feline Coronavirus (FCoV) là một loại virus phổ biến ở mèo. Đa số mèo nhiễm FCoV không có triệu chứng hoặc chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên khi virus này đột biến, nó có thể trở nên nguy hiểm hơn và làm cho mèo bị bệnh FIP.
⁉NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ TĂNG NGUY CƠ MẮC BỆNH FIP BAO GỒM:
👉Hệ miễn dịch yếu: mèo con hoặc mèo lớn tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
👉Môi trường sống không sạch sẽ
👉Căng thẳng : Mèo bị căng thẳng do thay đổi môi trường sống, di chuyển hoặc xung đột với con người hoặc những con vật khác có thể dễ bị mắc bệnh FIP hơn.
👉 Tiếp xúc với nguồn lây nhiễm: Virus FCoV lây truyền qua phân, nước bọt, tiếp xúc với các bề mặt hoặc vật dụng bị nhiễm virus. Mèo tiếp xúc với mèo nhiễm bệnh hoặc môi trường nhiễm bẩn có nguy cơ cao hơn.
👉 Cách phòng ngừa: Để bảo vệ thú cưng của bạn, hãy đảm bảo tiêm phòng đầy đủ, cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý và theo dõi sức khỏe thường xuyên. Ngoài ra, hãy giữ cho môi trường sống của chúng luôn sạch sẽ và khô ráo.
🩺 Nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng nào, hãy đưa thú cưng đến bác sĩ thú y để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Sự quan tâm và chăm sóc đúng cách sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho những người bạn bốn chân của chúng ta
🐱Sống chung với Suy thận cấp - Nguy hiểm cận kề và phổ biến ở những bé mèo lớn tuổi
Bạn có biết bệnh suy thận ở mèo tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng và thường chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn. Đây là bệnh lý đặc biệt phổ biến ở những bé mèo lớn tuổi.
🔍Tổn thương thận cấp (AKI) (trước đây được gọi là suy thận cấp) đề cập đến tình trạng thận đột ngột mất khả năng thực hiện các chức năng lọc bình thường. Bệnh này dẫn đến sự tích tụ các chất độc và chất thải chuyển hóa trong máu, gây mất nước, rối loạn cân bằng điện giải và rối loạn cân bằng axit-bazơ trong máu. Tình trạng này vẫn có thể hồi phục nếu được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực.
Dấu hiệu lâm sàng của tổn thương thận cấp có thể bao gồm:
👉Đột ngột chán ăn, thường xuyên mệt mỏi, nôn mửa (có thể có máu trong chất nôn), tiêu chảy (cũng có thể chứa máu),
👉Hơi thở có mùi lạ
👉Huyết áp thấp, nhịp tim nhanh hoặc chậm hơn bình thường và/hoặc co giật.
👉Một số con mèo sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường, trong khi những con khác có thể không sản xuất nước tiểu.
👉Có thể có tiền sử gần đây về việc tiếp xúc với chất độc (ví dụ: chất chống đông) hoặc chấn thương, phẫu thuật, hoặc bệnh tật gần đây.
.................
BỆNH TRÊN ĐƯỜNG TIÊU HOÁ KHÔNG TRUYỀN NHIỄM Ở THÚ CƯNG
🚫 Nôn mửa 🚫
- Nếu nôn một lần mà thú vẫn ăn bình thường và sau đó không nôn nữa là do thú ăn quá nhiều.
- Sau khi ăn mà nôn ngay thường là do các bệnh về dạ dày.
- Sau khi ăn một thời gian mới nôn có thể do bệnh tắc ruột.
- Ruột già bị tắc thì chất nôn lẫn phần và có mùi thối.
- Nôn nhiều lần là do những nguyên nhân kích thích lâu ngày trong trường hợp ngộ độc, các bệnh truyền nhiễm, …
🚫 Tiêu chảy 🚫
+ Là đi tiểu nhiều lần, nhanh và trong phân chứa nhiều nước do ruột tăng
cường nhu động và tiết dịch.
🍒 Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy trên chó:
- Thay đổi thức ăn đột ngột.
- Do các bệnh truyền nhiễm.
- Nơi ở của chó kém vệ sinh.
- Thức ăn kém phẩm chất, ôi thiu, lên men, khó tiêu, thức ăn có chứa chất độc.
🚫Bệnh xuất huyết dạ dày ruột do nội độc tố của E.coli🚫
- Thể bệnh cấp tính gây xuất huyết ở ruột (xảy ra trên cho thành thục) tiêu chảy máu, gây ra tình trạng mất nước, thú sẽ chết nếu không điều trị kịp thời. Ngoài ra, phân hơi nhầy và có mùi đặc trưng.
- Thể bệnh mãn tính: bệnh xảy ra chậm, phân nhầy có vết máu và thú có cảm giác đau khi đi phân, chó sụt cân, gầy và thiếu máu. Tuy nhiên thú vẫn ăn uống bình thường.
🚫Bệnh viêm ruột do Campylobacter jejuni🚫
- Gây tiêu chảy nghiêm trọng trên chó con.
- Phân có nước và có màu của dịch ruột. Lấy mẫu phân (thường có một lượng lớn vi
khuẩn di động trong những pha cấp tính của bệnh)
Bác sĩ thú y thường sẽ phát hiện thận bị to và đau trong quá trình kiểm tra sức khỏe và thường tình trạng chỉ phát hiện khi đã vào giai đoạn tiến triển nặng.
Thận có khả năng tái tạo hoặc tự hồi phục rất ít, chính vì vậy một chế độ ăn phù hợp và thăm khám định kỳ cho thú cưng chính là chìa khóa để chúng có thể ở bên bạn thật lâu. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở thú cưng của bạn hãy ngay lập tức đưa đến bệnh viện thú y uy tín để được khám tổng quát và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời