Hoàng hậu Nam Phương & các con, sự nghiệp (tóm tắt)
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Ngày nào mấy chị em không nhắc Hoàng hậu Nam Phương là không chịu nổi hay sao á.
Mà nhắc phải có thông tin đúng mới chịu.
Hoàng hậu Nam Phương có thi hoa hậu đâu mà cứ đăng hoài, có người còn nói: thi 1 lần thôi, để mấy lần sau cho người khác thi nữa!?!
Ultr! Thời thiếu nữ, Hoàng hậu Nam Phương chưa từng tham gia bất cứ cuộc thi sắc đẹp nào như những giai thoại “ba lần thi hoa hậu Đông Dương”, “ba lần đoạt vương miện hoa hậu tại Đông Dương” mà các sách, báo viết. Sắc đẹp, trí tuệ của bà được ghi nhận qua ba lần được nhận huân chương cao quý:
Lần đầu tiên vào cuối năm 1937, Viện Hàn lâm Y khoa Pháp trao tặng Hoàng hậu Nam Phương huân chương cao quý nhất của Viện. Huân chương bạc mạ vàng (Médaille de vermeil) tưởng thưởng những cá nhân hay tổ chức có công lớn trong các lãnh vực giúp đỡ người bệnh, giáo dục trị liệu, nghiên cứu y khoa và ngừa bệnh.
Lần thứ hai vào năm 1939, Chính phủ Pháp trao tặng Hoàng hậu Nam Phương Bội tinh Y tế công cộng đệ nhất đẳng, là bậc cao nhất của một huân chương trong lãnh vực y tế mới được thiết lập vào năm trước đó, theo một nghị định ngày 18.2.1938 của Chính phủ Pháp.
Lần thứ ba cũng vào năm 1939, Hầu tước De Lillers, Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ trao tặng Hoàng hậu Nam Phương Huân chương vàng Chữ Thập Đỏ. Tại thời điểm đó, trên thế giới chỉ có 8 nhân vật đang sống được trao tặng huân chương này, trong đó có Hoàng thái hậu Elizabeth của Anh Quốc và Thống chế Lyautey phu nhân. Lần nhận huân chương này, Hoàng hậu Nam Phương nói rất vui mừng vì đã đóng góp vào công cuộc chung của Hội Chữ Thập Đỏ và giúp phụ nữ An Nam tiếp xúc với các điều kiện chăm sóc sức khỏe theo khoa học Tây phương.
“Gia sản” lớn nhứt mà gia đình Huyện Sĩ để lại chính là trách nhiệm đối với xã hội. Họ luôn dùng phần lớn tài sản, lợi nhuận để lo cho an sinh xã hội: cấp học bổng, xây nhà phước thiện, giúp trại tế bần, bệnh viện, trường học, viện mồ côi…