Phần 9-Phan Thanh Giản dập tắt Nam Kỳ Khởi Nghĩa
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
NHÀ NGUYỄN ĐÃ MẤT NAM KỲ LỤC TỈNH NHƯ THẾ NÀO? - Kỳ 9
IX. PHAN THANH GIẢN DẬP TẮT NAM KỲ KHỞI NGHĨA
Sử nhà Nguyễn chép rằng Tự Đức không hài lòng về việc Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp tự ý nhượng bộ người Pháp về Tây Ban Nha, thảo ra hòa ước 12 điểm cực kỳ bất lợi cho Đại Nam, đặc biệt là việc nhường Pháp ba tỉnh miền Đông, nên tháng 4 năm 1862, sai Phan, Lâm trở lại Nam kỳ để chuộc tội. Phan lĩnh chức Tổng đốc Vĩnh Long thay Trương Văn Uyển, còn Lâm lĩnh chức Tuần phủ Thuận - Khánh. Điều này rất bất hợp lý.
Ở thời điểm này, Phan Thanh Giản mới bắt đầu tiếp xúc với người Pháp, ông chưa có uy tín hay bất kỳ ưu điểm nào để nhất định triều đình phải cắt cử đứng ra thay mặt triều đình đàm phán với người Pháp. Hơn nữa, đàm phán lần trước là một thất bại ê chề của sứ đoàn Đại Nam, tại sao không có biện pháp thay thế, mà cứ để Phan, Lâm toàn quyền? Một điểm cực kỳ bất hợp lý nữa là hai vị Chánh phó Toàn quyền này đã chấp thuận yêu sách 12 điểm của Bornard, vậy thì họ dựa vào cái gì để tiếp tục đàm phán, dựa vào cái gì để yêu cầu người Pháp nhượng bộ?
Vì thế, một giả định hợp lý sẽ là Phan, Lâm có thứ mà người Pháp cần: dập tắt phong trào khởi nghĩa đang bùng lên ở Nam kỳ.
Sự thực là phương pháp hành động của Phan, Lâm không được Nguyễn Tri Phương đánh giá cao. Phan Lâm tâu về triều là “việc nghị hòa đã xong, có thể ngồi mà trông thấy giàu mạnh”, Nguyễn Tri Phương bác bỏ rằng “sau khi đã hòa rồi, tài lực hết, làm sao mà giàu mạnh được”. Tự Đức hỏi vì sao ko nói cho hai vị kia biết, Phương thẳng thắn đáp “ý kiến không cùng nhau, dù có thương thuyết, cũng chẳng chịu theo lời”.
Để làm hài lòng người Pháp, việc đầu tiên mà Phan Thanh Giản thực hiện là yêu cầu giải giáp nghĩa quân Trương Định. Như đã nói ở trước, quân ứng nghĩa của Trương Định lên tới hơn vạn người, gây ra nhiều khó khăn cho quân Pháp. Phan liền dụ cho Nam kỳ hưu quân, đổi Trương Định về Phú Yên. Quân ứng nghĩa không chịu tuân lệnh ấy, Trương Định không tới Phú Yên nhận chức. Triều đình sai Phan nhiều lần hiểu dụ đều không được, liền cách chức Trương Định. Tới năm 1864, Trương Định bị bộ hạ là Huỳnh Công Tấn phản, tử trận.
Không chỉ xử lý Trương Định mà nhiều chí sĩ ứng nghĩa cũng bị Phan Thanh Giản xử lý. Có Tú tài Trịnh Quang Nghi ở An Giang giết 44 giáo dân theo giặc, bị Phan hặc tội. May được Tự Đức tha cho. Có Cử nhân Đoàn Tiến Thiện ở Vĩnh Long nhiều lần phục kích bắn được quân Pháp, được thưởng chức Tri huyện. Phan hặc tội “họp giặc để lấy lương”, xin cách chức và tra xét. Họp giặc tức là tụ tập quân ứng nghĩa, lấy lương là xin triều đình chu cấp lương thảo. Phan cho rằng Đoàn Tiến Thiện tụ tập dân chúng làm cướp mà vẫn bắt triều đình cấp lương. Thiện bị cách chức, xóa tên trong sổ Cử nhân (sau khi Phan chết thì mới được khai phục làm Huấn đạo).
Xin nhấn mạnh rằng chủ trương mộ dân ứng nghĩa là xuất phát từ triều đình ngay từ khi Gia Định thất thủ. Cũng trong thời gian này, triều đình liên tục ban sắc lệnh rất nghiêm khắc với dân theo đạo, ghép dân đạo ở chung với dân thường để tránh tụ họp, thậm chí năm 1861, Tự Đức từng ban dụ “Nếu người Tây dương đến nơi, thì đem bọn dân đạo ấy giết cho hết”. Vì vậy không thể vu cho Đoàn Tiến Thiện hay Trịnh Quang Nghi là “giết người cướp của” như một số bài viết chiêu tuyết gần đây.
Có thể thấy chủ trương của Tự Đức và Phan Thanh Giản không ăn khớp nhau trong vấn đề Nam kỳ. Điểm giống nhau là đều muốn hòa đàm với người Pháp, nhưng vấn đề xử trí quân ứng nghĩa thì trái ngược. Tự Đức có vẻ muốn duy trì quân ứng nghĩa, mặc dù không thừa nhận là triều đình ủng hộ và chu cấp cho họ. Điều này thể hiện qua những sắc lệnh muốn di dời một số thủ lĩnh nghĩa quân sang Bình Thuận, Phú Yên như Phan Trung, Võ Duy Dương để sử dụng về sau. Ngược lại, Phan Thanh Giản muốn dẹp bỏ hoàn toàn quân ứng nghĩa, vì có như vậy thì mới có cái đàm phán với người Pháp.
Trong khi ấy, người Pháp mặc kệ hai vua tôi nhà Nguyễn loay hoay xoay xở, họ đã tranh thủ lấy xong chữ ký và đóng ấn của vua Pháp vào bản hòa ước, đồng thời thông báo tháng 11 sẽ cho sứ giả đến kinh đô để chuyển cho Tự Đức. Trong lần trình hòa ước 12 điểm trước, Phan Lâm tâu rằng sau một năm sẽ trình hai vua ký, nhưng giờ mới qua nửa năm, người Pháp đã xong xuôi giấy tờ và họ thông báo rằng “Nói một năm đây không phải là tất phải đầy đủ chẵn một năm”.
Tự Đức vô kế khả thi, đành lôi mấy thứ nghi lễ yết triều vớ vẩn để đòi sứ Pháp phải tuân thủ khi yết kiến hoàng đế Đại Nam. Ô kê, người Tây chỉ cần có lợi thì làm gì cũng được. Tháng 2 năm 1863, Bonard đến Huế ký hòa ước 12 điểm. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa chính thức thuộc về người Pháp. Thắng lợi duy nhất của Đại Nam là Vĩnh Long, theo hòa ước sẽ được trao trả lại.
Tháng 5 năm đó, Hiệp biện Đại học sĩ Phan Thanh Giản được trao trọng trách đi sứ Tây dương, với hi vọng điều đình được với người Pháp giảm số bạc bồi thường chiến phí, và cho chuộc lại 3 tỉnh, giống như nước Anh đối xử với nhà Thanh.
Khổ cái người Pháp chưa bao giờ nghĩ Đại Nam ngang hàng Đại Thanh cả, cơm dâng tận mồm, việc gì phải nhả.