Phái Theravada (Thượng tọa bộ) của Phật giáo
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Phái Theravada (Thượng tọa bộ) của Phật giáo
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết về bối cảnh ra đời của Phật giáo và sự phân hóa của Phật giáo sau khi Đức Phật nhập diệt:
“Phật giáo ra đời vào cuối thế kỷ 6 trước Công nguyên. Danh từ “Phật giáo” bắt nguồn từ động từ “Budh” trong tiếng Phạn có nghĩa là “biết” và “tỉnh thức”. Kẻ biết và tỉnh thức được gọi là Phật. Sự khởi phát của Phật giáo ở Ấn Độ có thể được coi như sự khởi phát của một quan điểm mới mẻ về con người và nhân sinh. Quan điểm này trước tiên là một phản ứng chống lại các nghi thức tôn giáo và các tín ngưỡng của Bà la môn giáo đang thịnh hành trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Trên bình diện tri thức, Phật giáo phủ nhận niềm tin ở các vị thần như Brahma, Vishnu và Shiva. Trên bình diện triết lý, Phật giáo phủ nhận tư tưởng của các Veda và Upanishad vốn là nền tảng của những khái niệm triết lý của những triết thuyết như Sankhya, Yoga và 6 trường phái triết học Ấn Độ. Trên bình diện tín ngưỡng, Phật giáo chối bỏ mọi tín ngưỡng hữu thần và mọi hình thức hiến tế. Trên bình diện xã hội, Phật giáo chống lại hệ thống đẳng cấp, coi những kẻ cùng đinh trong xã hội ngang bằng với những vị vua. Trên bình diện trí thức, Phật giáo quyết liệt chối bỏ ý niệm về cái ngã (atman) vốn là điều cốt yếu của Bà la môn giáo…
Phật giáo nguyên thủy là những lời dạy của Đức Phật lịch sử, tức Thích Ca Mâu Ni, lúc ngài còn tại thế. Thời kỳ của Phật giáo nguyên thủy là một thời kỳ hợp nhất: chỉ có kinh tạng (những lời dạy của Đức Phật) và luật tạng (những giới luật).
Thế rồi 150 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, các phái của Phật giáo hình thành, tăng đoàn (tăng già - sangha) nguyên thủy phân hóa thành 2 phái: Theravada (Thượng tọa bộ) có quan điểm bảo thủ và Mahasanghikavada (Đại chúng bộ) có quan điểm cấp tiến hơn. Theo thời gian, 2 phái này lại phân hóa thành nhiều phái, có người cho là có 18 phái, có người lại cho là có tới 25, 26 phái, mỗi phái có kinh tạng và luật tạng riêng. "Theravada" (Thượng tọa bộ) là một từ Pali; từ Sanskrit tương đương là "Sthaviravada". Phái Đại thừa hình thành từ Mahasanghika (Đại chúng bộ) và các kinh văn của Phật giáo Đại thừa đã xuất hiện khi phái này phát triển mạnh mẽ. Bản văn Đại thừa xuất hiện trước tiên là bản văn Bát nhã Tâm kinh (Prajnaparamita). Vì vậy, có thể nói Phật giáo đã phát triển qua 3 giai đoạn: 1. Phật giáo nguyên thủy 2. Các tông phái Phật giáo 3. Phật giáo Đại thừa…” (Peaceful action, open heart – Lessons from the Lotus Sutra)
Theravada (Thượng tọa bộ; trong tiếng Pali, Theravada có nghĩa là Trưởng lão / The Elders) là phái Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng ở Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Cambodia và Lào. Các Phật tử theo Thượng tọa bộ tuyên bố rằng mình theo đúng những lời dạy của Đức Phật và thực hiện lối tu tập của những đệ tử đầu tiên của ngài trong Tăng đoàn (Sangha) đầu tiên, và kinh điển được công nhận là kinh điển Phật giáo viết bằng tiếng Pali.
Vài thế kỷ sau khi Đức Phật nhập diệt, Thượng tọa bộ phân hóa thành nhiều phái (có khoảng 18 phái): sự phân hóa lần thứ nhất diễn ra vào thế kỷ 4 trước Công nguyên, vào thời Đại hội kết tập lần thứ 2, những người Sthaviravadins ly khai và tự mệnh danh là Mahasanghika (Đại chúng bộ).
Sự phân hóa lần thứ 2 diễn ra khi những người Sarvastivadins (phái Nhất Thiết Hữu bộ) - chủ trương rằng “mọi thứ đều có thật” - ly khai với những người Vibhajyavadins (phái Phân Tích bộ / adherents of the Doctrine of Distinctions). Những người Vibhajyavadins chủ yếu ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka về sau được gọi là Theravadins, những người theo phái Theravada (Sthaviravadins trong tiếng Pali).
Dưới triều đại của hoàng đế Ashoka, phái Theravada có ảnh hưởng ở Sri Lanka đã phân hóa thành 3 phái nhỏ lấy tên theo 3 trung tâm Phật giáo: Mahaviharika, Abhayagirika và Jetavaniya. Phái Theravada dần dần gây ảnh hưởng ở phía Đông, được du nhập vào Myanmar vào cuối thế kỷ 11 cũng như Lào và Cambodia vào thế kỷ 13 và thế kỷ 14.
Con người lý tưởng theo phái Theravada là a la hán (arhat trong tiếng Phạn, arahant trong tiếng Pali), người đã đạt được sự giải thoát bằng nỗ lực của chính mình. Những người theo phái Theravada chỉ tôn thờ Đức Phật chứ không tôn sùng các vị Phật khác và các vị bồ tát như phái Đại thừa.
Ảnh: Bản đồ và lịch sử phát triển các phái của Phật giáo