Tân Mai - vùng đất Long Lân Quy Phụng

(Biên tập, khảo cứu, tìm tài liệu : Phan Tấn Lộc | Mời các bạn tham khảo | Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi )

Một số sách nên xem qua về Biên Hòa xưa

Một số sách nên xem qua về Biên Hòa xưa

1.Nhìn về quá khứ

Theo 1 số sách thì vùng đất Tân Mai nơi mẹ tôi, tôi và rất nhiều người được sinh ra, học tập, lớn lên, thành đạt ngày nay trước đây là 1 vùng đất trống (chưa tìm ra thông tin chính thức) , nhưng đã có người ở, sinh hoạt ở đây từ trước 1880. Họ đã thành lập ngôi chùa đầu tiên cũng như ngôi đình đầu tiên tại đây và ngày nay vẫn còn đó là chùa Long Quang (Long Quang tự), đình thần Tân Mai . Nào cùng tôi đi quay lại quá khứ tìm hiểu về vùng đất "linh thiêng" này nhé !

Bản đồ tổng quan vùng Tân Mai. Ngày nay lấy mớc nhà thờ Tân Mai là trung tâm của vùng Tân Mai

Thời chúa Sãi (Nguyễn Phước Nguyên) đến 1674 :

[Xin xem thêm quyển sách Biên Hòa Sử Lược của tác giả Lương Văn Lựu]

Thời vua Gia Long :

-1806 : sau khi thống nhất sơn hà, vua thế tổ Gia Long tổ chức lại nền chính trị quốc gia, phân chia lãnh thổ Việt Nam ra làm 04 doanh, 23 trấn đó là : Phiên An (Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thành (Vĩnh Long, An Giang), Định Tường & Hà Tiên

-1808 : thời Gia Long thứ 7. Con đường Quan Lộ được sửa sang lại từ Quảng Nam đến Biên Hòa, do Lê Văn Chất đứng trông nom dưới quyền của Nguyễn Huỳnh Đức

-07/1812 : tả quân Lê Văn Duyệt được bổ nhậm giữ chức tổng trấn Gia Định thành (gồm có Trấn Biên dinh) và cai trị luôn cả Bình Thuận trấn

-1813 : vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân bị em là Nặc Ông Nguyên viện binh Tiêm La đánh đuổi, chạy xuống Biên Hòa rồi về thành Sài Gòn ẩn ngụ

-1832 : vua Minh Mạng hủy chức của tả quân Lê Văn Duyệt, chia Nam Kỳ ra 06 tỉnh (trong đó có Biên Hòa)

Thời Lê Văn Khôi :

-1834 : tướng của tả quân Lê Văn Duyệt là Lê Văn Khôi dấy loạn tại Phiên An thành (Gia Định).

-1861 : ông Nguyễn Tri Phương được phong cử Nam Kinh Lực Chánh Sứ & ông Phan Thanh Giản làm phó sứ.

Ông Nguyễn Tri Phương thường lui tới viếng thành Biên Hòa mà ông chú tâm đến việc khai khẩn nông nghiệp tơ tằm và lập thêm đồn lũy chống giặc Thổ Man

Vua lại phái thêm Trịnh Hoài Đức vào trấn an, mở mang việc khuyến nông

Thời Pháp thuộc :

-1858 : chiến tranh giữa Pháp & Việt Nam bùng nổ. Pháp tấn công cửa Hàn (Đà Nẵng) lần lần vào cửa Cần Giờ. Tiếp theo tấn công các bờ sông Nà Bề rồi tiến lên đánh thành Gia Định

-1859 : thời vua Tự Đức thứ 12. Trung tá pháp đem một đạo thủy quân chống với binh của Tôn Thất Hợp đang đóng tại Biên Hòa

-1861 : Trung tướng Charner chiếm đồn Kỳ Hòa (Chí Hòa). Quân ta thua chạy về Biên Hòa

-1862 : Thiếu tướng Bonard và sứ thần Phan Thanh Giản với Lâm Duy Tiếp ký hòa ước 12 khoản nhưng có những khoản sau này liên hệ đến Biên Hòa

1.Nước Nam phải để cho giáo sĩ nước Pháp và nước Y Pha Nho được tự do giảng đạo và để dân gian được tự do theo đạo

2.Nước Nam phải nhường đứt cho Pháp tỉnh Biên Hòa, tỉnh Gia Định, tỉnh Định Tường và phải để cho chiến thuyền của Pháp được ra vào tự do ở sông MêKông

3.Nước Nam không được đem binh khí, thuốc đạn đi qua những tỉnh đã nhường cho Pháp

Và từ đây, Pháp đặt việc nội trị và chia tỉnh Biên Hòa tách ra làm 02 tỉnh nữa : Thủ Dầu Một nguyên là huyện Bình Dương & Bà Rịa nguyên là phủ Phước Tuy

bản đồ Biên Hòa 1869 - Lê Ngọc Quốc
bản đồ nam kỳ 1869 - Lê Ngọc Quốc
Sau khi thất bại trước cuộc xâm lược Nam Kỳ của Pháp; lo lắng các ngôi mộ và nhà thờ của họ Hồ ở Biên Hòa bị xâm hại, nên xưa kia (1863) vua Tự Đức đã cử Phan Thanh Giản sang Pháp thương thuyết việc chuộc đất, một phần cũng vì điều này . Ngày 15 tháng 3 năm 1874, nỗi lo này một lần nữa đã thể hiện rõ ở điều 5 trong Hòa ước Giáp Tuất, trích: " ...Mười một ngôi mộ của họ Phạm ...và ba ngôi mộ của họ Hồ ở trong lãnh vực làng Linh Chiểu Tây và Tân Mai (tỉnh Biên Hòa), không được bóc mộ, đào xới, xâm phạm hay đập phá. Sẽ cấp một lô đất rộng 100 mẫu cho các ngôi mộ nhà họ Phạm và một lô tương đương như thế cho nhà họ Hồ. Hoa lợi thu được trên các lô đất nầy được dùng để gìn giữ và bảo toàn các ngôi mộ và chu cấp các gia đình lo việc trông nôm các phần mộ. Các lô đất được miễn các thứ thuế và những người trong dòng họ Phạm, Hồ cũng sẽ được miễn thuế thân, khỏi thi hành quân dịch hay đi dân công...".
Hình ảnh ngôi mộ hoàng tộc ngày nay
Hình ảnh ngôi mộ hoàng tộc ngày nay
Hình ảnh ngôi mộ hoàng tộc ngày nay

..Mười một ngôi mộ của họ Phạm ...và ba ngôi mộ của họ Hồ ở trong lãnh vực làng Linh Chiểu Tây và Tân Mai (tỉnh Biên Hòa)...

-1898 : Biên Hòa lại bị lấy bớt phần cho tỉnh Gò Công

-Sau đó tỉnh Biên Hòa chia ra 06 quận như sau :

1.Châu Thành

2.Tân Uyên

3.Long Thành

4.Sông Bé (núi Bà Rá)

5.Xuân Lộc

6.Núi Chứa Chan

[Xin xem thêm quyển sách Biên Hòa Sử Lược của tác giả Lương Văn Lựu]

THÔN/ LÀNG TÂN MAI Ở BIÊN HÒA

Thôn Tân Mai trong GĐTTC 1806 (quyển 3), bản Viện Sử học

-Năm Gia Long thứ 7 (1815), thôn Tân Mai thuộc tổng Phước Vĩnh (mới lập), huyện Phước Chánh, phủ Phước Long, trấn Biên Hòa. Tên thôn Tân Mai, trong Gia Định thành thông chí 1820 (quyển 3), bản Viện Sử học chép là 新梅, nhưng cũng có bản chép là 新枚.

-Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), thôn Tân Mai thuộc tổng Phước Vĩnh Thượng, huyện Phước Chánh, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa. (Tên thôn Tân Mai, trong Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn – Biên Hòa của Nguyễn Đình Đầu chép chữ Hán là 新枚 (tr.172))

Tân Mai 1836
Tân Mai 1873

-Vào thời Pháp thuộc, thôn/ làng Tân Mai thuộc tổng Phước Vĩnh Thượng hạt thanh tra Biên Hòa.

-Khoảng 1876 hạt thanh tra Biên Hòa đổi thành hạt tham biện Biên Hòa (thường gọi tắt là hạt Biên Hòa).

-Tên thôn Tân Mai trong cuốn Nam Kỳ địa hạt tổng thôn danh hiệu mục lục (San định năm Nhâm Thìn 1892) chép chữ Hán là 新枚 (tờ 14b)

-Đầu năm 1900, hạt tham biện Biên Hòa đổi thành tỉnh Biên Hòa.

-Tên làng Tân Mai trong Địa chí tỉnh Biên Hòa 1901 viết chữ Hán là 新梅 (tr.87)

-Tên thôn Tân Mai trong Sắc Thần do vua Khải Định ban năm Khải Định thứ 2 (1917) viết chữ Hán là 新枚

Sắc phong đình Tân Mai ( 廟 枚 新)

2.Từ 1954 tới ngày nay

Có thể xem thêm Lược Sử Giáo Xứ Tân Mai, do cụ Tăng Bổng (cụ Thiêm) biên soạn [ [ https://drive.google.com/file/d/1CIWQxU6lJqtsLpc7wW2cKp9v-uep6w_p/view?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTAAAR1-AZPMaX3XKPgJWIqY_aewRSU27E8FEHk7WpIGfhc0KiI0L-hn8fBThUg_aem_AS4mMxVdfdKyh2fzaabpZA_-Pey_fD47_aRNgGVqpf75r1oDtpv8tF1mHpKzFOpqq-Kuy_-j2ogpcGC3FKmtmMN- ] ]

Last updated

Was this helpful?