BỘ PHÚC ÂM HÓA CÁC DÂN TỘC
SCH HƯỚNG DẪN GIO LÝ VIN
Văn kiện về việc định hướng cho ơn gọi sự huấn luyện và sự thăng tiến
GIÁO LÝ VIÊN
Trong các địa hạt truyền giáo thuộc quyền BỘ PHÚC ÂM HÓA CÁC DÂN TỘC
VATICAN 1993
Chư huynh khả kính trong hàng giám mục,
Quí linh mục,
Quí giáo lý viên,
Trong giai đoạn lịch sử rất nhạy cảm và thuận lợi này, vì nhiều lý do, nhờ ảnh hưởng của sứ điệp Kitô giáo, Bộ Phúc Âm Hoá Các Dân Tộc đã dành một sự quan tâm đặc biệt cho một số lớp người, đang đóng vai trò quyết định trong hoạt động truyền giáo. Quả thật, sau khi cứu xét việc đào tạo trong các Đại chủng viện (1986), xem xét đời sống và sứ vụ các linh mục (1989) Bộ chúng tôi đã hướng sự chú tâm tới các giáo lý viên giáo dân trong Phiên Họp Khoáng Đại tháng 04 năm 1992.
Các giáo lý viên vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phúc âm hoá qua các thế kỷ. Cả ngày nay, họ được coi như “những người rao giảng Tin Mừng không thể thay thế” như Thông Điệp Sứ Mạng Đấng Cứu Chuộc (Redemptoris Missio) xác quyết thậm phải. Trong sứ điệp gởi tới Phiên Họp Khoáng Đại, Đức Thánh Cha đã xác nhận tính chất đặc biệt vai trò của họ “Trong những chuyến công du mục vụ Cha đã có thể tự nhận định rằng các giáo lý viên nhất là trong những Địa Hạt Truyền Giáo, cung ứng một sự hỗ trợ đặc biệt và tuyệt đối cần thiết cho việc mở mang Đức Tin và Giáo Hội” (AG,17). Bộ Phúc Âm Hoá Các Dân Tộc trực tiếp nghiệm thu tính hiện thực miễn bàn cãi của người giáo lý viên giáo dân. Quả thật, dưới sự chỉ đạo của các linh mục, họ tiếp tục loan báo “Tin Mừng” một cách chân thành cho những người anh em thuộc những tôn giáo khác, rồi chuẩn bị họ gia nhập cộng đoàn Giáo Hội nhờ phép Rửa Tội. Nhờ việc dạy đạo, chuẩn bị lãnh các bí tích, linh hoạt hoá các buổi đọc kinh cầu nguyện và các việc bác ái, họ giúp những người đã được rửa tội thêm lòng sốt sắng trong việc sống đạo. Nơi nào linh mục không đủ số, các giáo lý viên cũng được ủy thác cho việc hướng dẫn mục vụ những cộng đoàn nhỏ ở xa trung tâm. Thường thường họ cũng được kêu gọi để làm chứng về lòng trung thành của họ qua việc hứng chịu những sự thử thách cam go và những sự thiếu thốn thương đau. Ngoài ra lịch sử quá khứ và gần đây trong công cuộc phúc âm hoá chứng tỏ sự gắn bó của họ cho đến cả việc hiến mạng sống. Giáo lý viên thật là một lý do khiến Giáo Hội truyền giáo được hãnh diện.
Sách hướng dẫn hiện tại dành cho giáo lý viên, thành quả của Phiên Họp Khoáng Đại cuối cùng, biểu lộ sự ân cần của Bộ Truyền Giáo để nâng đỡ “Đạo binh các tông đồ giáo dân đã đóng góp một cách huy hoàng như thế”. Sách hướng dẫn này chứa đựng một tư liệu rộng rãi và quy củ, liên quan đến những phương diện khác nhau, từ căn tính, sự tuyển chọn, sự huấn luyện và linh đạo người giáo lý viên cho đến những nhiệm vụ tông đồ cơ bản và, sau cùng, tình hình kinh tế nữa.
Với nhiều triển vọng tôi trao phó SÁCH HƯỚNG DẪN này cho các giám mục, linh mục và chính các Giáo Lý Viên, mời gọi tất cả hãy tìm hiểu cuốn sách một cách nghiêm chỉnh và thực thi những chỉ thị của nó. Cách riêng, tại các Trung Tâm và các Trường Giáo Lý Viên, tôi yêu cầu tham chiếu tài liệu này trong các chương trình huấn luyện và giảng dạy, còn về nội dung họ đã có trong tay Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, xuất bản sau Phiên Họp Khoáng Đại.
Việc các giáo lý viên chú ý và trung thành sử dụng Sách Hướng Dẫn này, trong các Giáo Hội thuộc quyền Bộ Truyền Giáo chúng tôi, sẽ góp phần không những vào việc thúc đẩy sự canh tân hình ảnh người giáo lý viên mà cũng còn làm đảm bảo cho một sự tăng trưởng, trong sự hiệp nhất của lãnh vực trọng yếu này đối với tương lai công cuộc truyền giáo trên thế giới.
Đó là nguyện vọng chân thành của Tôi, cậy trông vào lời nguyện cầu dâng lên Đức Maria, Mẹ là Gương Mẫu các giáo lý viên, để người biến nguyện vọng đó thành thực tại luôn đem đến nhiều an ủi hơn trong những Giáo Hội trẻ.
Đức Thánh Cha được thông báo về việc làm dấn thân này của Bộ và sau khi đã duyệt văn bản Sách Hướng Dẫn, Người đã đánh giá cao và khích lệ sáng kiến Người hết lòng ban phép lành Toà Thánh và dành một sự chú tâm rất đặc biệt cho các giáo lý viên.
RÔMA, Lễ Thánh Phanxicô Xaviê, 03.12.1993
DN NHP
1. Sỉ phủc vủ cưn thit:
Bộ Phúc Âm Hoá Các Dân Tộc (BPÂHCDT) vẫn luôn chứng tỏ một sự ân cần đặc biệt đối với các giáo lý viên, vì bộ xác tín rằng, sát cánh với các vị Mục Tử, họ tạo thành một lực lượng hàng đầu trong công cuộc phúc âm hoá. Sau khi đã xuất bản vào tháng 04.1970 một số chỉ thị thực hành về các giáo lý viên[1], ý thức trách nhiệm của mình và căn cứ vào những thay đổi sâu xa xảy diễn trong cánh đồng truyền giáo, BPÂHCDT lại muốn dồn sự chú ý vào hiện tình, vào những vấn đề và những viễn cảnh phát triển, liên quan đến đạo binh các giáo lý viên giáo dân này, mà đã góp công một cách huy hoàng như thế[2].
Trong vấn đề này, BPÂHCDT được khích lệ do việc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong các chuyến công du mục vụ, đã nhiều lần lên tiếng một cách thành khẩn. Ngài khéo léo tận dụng tất cả mọi dịp để nhấn mạnh tính hiện thực và tầm quan trọng công việc của các giáo lý viên, “sự phục vụ Tin Mừng cơ bản” này[3].
Đó là một mục tiêu có nhiều đòi hỏi và cuốn hút; nhưng đinh ninh rằng, ngay từ những thế kỷ đầu Kitô giáo và trong những thời kỳ tái tục truyền giáo, các giáo lý viên vẫn luôn và bây giờ còn đang cung ứng “một sự hỗ trợ đặc biệt và tuyệt đối cần thiết cho việc mở mang đức tin và Giáo Hội” [4], thì hoá ra là một mục tiêu quyến rũ mà người ta không thể từ bỏ[5].
Được động viên bởi những nhận định này và sau khi đã cứu xét trong Phiên Họp Khoáng Đại từ ngày 27-30 tháng 4 năm 1992, tất cả những đức tin và những gợi ý do một cuộc tham khảo ý kiến rộng rãi nơi các giám mục và các trung tâm huấn giáo từ các địa hạt truyền giáo, BPÂHCDT đã soạn một cuốn Sách Hướng Dẫn cho giáo lý viên. Trong quan trọng điểm giáo thuyết, hiện hữu và thực hành, BPÂHCDT đề cập những vấn đề chính liên quan đến ơn gọi, căn tính, linh đạo, sự tuyển chọn và sự huấn luyện, những nhiệm vụ truyền giáo và mục vụ, thù lao và trách nhiệm Dân Chúa đối với các giáo lý viên, trong hiện tình và lưu ý đến tương lai.
Trong đề tài nào cũng đều nêu lên cả lý tưởng để tiến tới lẫn những yếu tố cần thiết, căn cứ vào những thực tại xứ truyền giáo để có thể định nghĩa giáo lý viên tự bản thân là gì. Những chỉ thị được diễn tả một cách hữu ý dưới hình thức tổng quát hầu có thể được áp dụng cho tất cả các giáo lý viên trong những Giáo Hội trẻ. Nhiệm vụ của các vị Mục Tử có thẩm quyền là minh thị những chỉ thị đó theo nhu cầu và khả năng địa phương. Sách Hướng Dẫn này được gởi tới trước tiên cho những người giáo dân giáo lý viên và những vị có liên hệ với họ, tức là các giám mục, linh mục, tu sĩ, những huấn luyện viên và những người tín hữu, bởi lẽ những thành phần các giáo đoàn đều có liên hệ sâu xa với nhau.
Trước khi Sách Hướng Dẫn chào đời, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phê chuẩn cuốn Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo và đã cho xuất bản[6] không ai lại không biết “bản trình bày phong phú và tổng hợp đức tin của Giáo Hội và giáo thuyết công giáo này, được chứng thực và soi sáng bởi Kinh Thánh, Tông Truyền và Huấn quyền của Giáo Hội, có một tầm quan trọng khác thường cả đối với Giáo Hội cả đối với tất cả mọi người thiện ý” [7]. Cho dù đó là một tài liệu dị biệt về cứu cánh và nội dung, nhưng cuốn Giáo Lý Mới trong nhiều điểm soi sáng Sách Hướng Dẫn đặc biệt như thế nào và tạo thành một văn bản tham chiếu chắc chắn và có uy tín biết bao cho việc huấn luyện và linh hoạt hoá các giáo lý viên, điều đó hiển hiện rõ ràng. Vì thế, trong những chú thích, chỉ dẫn những giao điểm chính yếu của Sách Hướng Dẫn với những đề tài được đề cập trong sách giáo lý.
Ước mong rằng Sách Hướng Dẫn tạo nên được một điểm tham chiếu, một phương tiện hiệp nhất và động viên các giáo lý viên và, qua việc làm của họ, còn cho tất cả các giáo đoàn. Do đó, BPÂHCDT với lòng tín nhiệm chuyển tới các Hội Đồng Giám Mục và từng Đấng Bản Quyền Sách Hướng Dẫn như một sự hỗ trợ cho đời sống và việc tông đồ của các giáo lý viên và một căn bản để cải tiến các Cuốn Chỉ Nam toàn quốc và từng giáo phận, liên quan đến họ.
Phưn 1:
MT TNG Ư LUN LUN HIN THỈC
I. NGƯỜI GIÁO LÝ VIÊN CHO MỘT GIÁO HỘI TRUYỀN GIÁO
2.. n goi vaì cn tnh
Trong Giáo Hội, mỗi người đã được rửa tội đều được Thánh Linh đích thân kêu gọi để làm cho nước Chúa trị đến. Ở trong bậc giáo dân được thấy những “ơn gọi” khác nhau, nói cách khác, có những đường lối thiêng liêng và tông đồ khác nhau, liên quan đến từng người tín hữu giáo dân. Trong lằn vết một ơn gọi “chung” của bậc giáo dân, nở rộ những ơn gọi “đặc thù” [8].
Ở nguồn gốc ơn gọi của người giáo lý viên, thêm vào những bí tích rửa tội và thêm sức còn có một tiếng gọi đặc biệt của Thần Khí, nói cách khác, một “đoàn sủng đặc thù được Giáo Hội công nhận” [9] và được minh thị do sự ủy nhiệm của giám mục. Điều quan trọng là ứng viên dạy Giáo Lý nhận thức ý nghĩa thâm sâu và siêu nhiên của tiếng ơn này, làm sao để có được khả năng hầu đáp ứng như Ngôi Lời vĩnh cửu: “Này, con xin đến” (Dt 10,7) hoặc như tiên tri: “Này tôi đây, xin hãy sai tôi” (Is 6,8).
Như thế, trong thực tại truyền giáo, ơn gọi làm giáo lý viên một đàng thì “chuyên biệt” (spécifique), nghĩa là cống hiến cho việc huấn giáo và, đàng khác, thì “tổng quát” (génerale) qua việc cộng tác vào những chức tông đồ nhằm phục vụ sự xây dựng và sự tăng trưởng Giáo Hội[10].
BPÂHCDT nhấn mạnh giá trị và tính chuyên biệt ơn gọi của giáo lý viên. Do đó phát sinh nhiệm vụ của mỗi giáo lý viên là phải dấn thân để khám phá, biện phân và vun trồng ơn gọi của mình[11].
Những nhận xét mở đầu về ơn gọi dây dưa đến hậu quả là giáo lý viên đang hoạt động trong những địa hạt truyền giáo, có căn tính đặc trưng riêng của mình đối chiếu với người giáo lý viên, đang hoạt động trong những Giáo Hội cựu trào, như Huấn quyền và pháp luật của Giáo Hội chỉ dạy[12].
Tóm tắt, giáo lý viên trong các địa hạt truyền được nhận diện căn cứ vào 4 yếu tố chung và riêng: một tiếng gọi của Thánh Linh, sự sai đi của Giáo Hội; sự cộng tác với chức vụ tông truyền của giám mục; một mối liên kết đặc biệt với hoạt động truyền giáo của Giáo Hội, hoạt động hướng tới các dân tộc (Ad Gentes).
3. Vai troì:
Gắn liền với căn tính này là vai trò của giáo lý viên, được thể hiện ngay trong tương quan với hoạt động truyền giáo. Sự phục vụ vừa rộng lớn vừa đa dạng hoá: chung quy tất cả, đó là sự công bố minh nhiên sứ điệp Kitô giáo, cùng với việc đôn đốc các người dự tòng, các anh chị em để đưa họ tới các bí tích, cho đến mức trưởng thành đức tin trong Đức Kitô, nhưng cũng là sự hiện diện và là chứng tá; sự phục vụ này bao gồm luôn sự thăng tiến con người, được thực hiện trong sự hội nhập văn hoá, rồi trở thành đối thoại[13].
Chính vì thế, mà khi nói về các giáo lý viên, tại xứ “truyền giáo” [14], Huấn quyền bày tỏ một sự trọng vọng ưu ái đối với họ và đề cập về họ không ngớt lời. Chẳng hạn Thông Điệp Sứ Mạng Đấng Cứu Chuộc (Redemptoris Missio) mô tả các giáo lý viên như “những cán bộ chuyên môn, những chứng nhân trực tiếp, những người rao giảng Tin Mừng không thể thay thế, đại diện cho lực lượng cơ bản những cộng đoàn Kitô hữu nơi các Giáo Hội trẻ” [15]. Bộ Giáo Luật cũng có một mục triển khai riêng về giáo lý viên, dấn thân trong hoạt động truyền giáo thực sự và mô tả họ như “những giáo dân được học đầy đủ và sáng giá trong việc sống đạo. Dưới sự hướng dẫn của vị thừa sai, họ miệt mài giảng dạy giáo thuyết Tin Mừng và tổ chức các buổi cử hành phụng vụ và các việc bác ái” [16].
Sự mô tả rộng rãi người giáo lý viên đây tương ứng với quan niệm được định nghĩa trong đại hội của BPÂHCDT năm 1970: “Giáo lý viên là người giáo dân được Giáo Hội, tùy theo nhu cầu địa phương, đặc biệt ủy thác cho việc làm cho tất cả những ai chưa nhận biết Chúa Kitô và chính những người tín hữu, được nhận biết, yêu mến và đi theo Người” [17].
Cũng như đối với những người tín hữu khác, những vị Mục Tử cũng có thể theo những chuẩn mực được luật chung xác định để trao phó cho các giáo lý viên một số phận sự và chức năng; những phận sự và chức năng đó, tuy vẫn gắn liền với sứ vụ riêng của vị Mục Tử, nhưng không buộc phải có ấn tích Phép Truyền Chức. Sự thực thi các chức năng này không biến giáo lý viên thành Mục Tử, bởi vì chức năng của họ được thực thi để bổ sung theo sự danh chính ngôn thuận rõ ràng và tức khắc nhận lãnh do việc các vị Mục Tử chính thức ủy thác[18].
Việc cũng Bộ Truyền Giáo đã đưa ra lời minh định trong quá khứ còn có ích lợi để bổ túc cho sự mô tả này: “Giáo lý viên không phải chỉ là người thay thế cho linh mục, nhưng theo nguyên tắc, giáo lý viên là chứng nhân của Chúa Kitô trong cộng đoàn mà chính họ có chân” [19]
4. Loải vaì Vic
Giáo lý viên trong các địa hạt truyền giáo không những chỉ khác biệt với giáo lý viên trong những Giáo Hội cựu trào, nhưng còn có những đặc trưng và những phương hướng hoạt động rất khác nhau từ kinh nghiệm một Giáo Hội này qua Giáo Hội khác, đến nỗi rất khó mô tả họ một cách đồng nhất và súc tích.
Nhắm vào những mục đích thực tiễn, thấy có ích lợi nhắc lại việc người ta có thể nói về hai loại giáo lý viên trọn thời gian, là những người cống hiến trọn đời mình vào công tác này và tự bản thân được chính thức công nhận; giáo lý viên bán thời gian là những người cống hiến một sự cộng tác có giới hạn nhưng cũng quý báu. Tỷ lệ giữa hai loại giáo lý viên thay đổi từ vùng này sang vùng khác, mặc dù đường hướng cho thấy rằng những giáo lý viên bán thời gian đông đảo nhất, bỏ rất xa các GLV kia.
Loại này cũng như loại kia đều được trao phó cho nhiều nhiệm vụ hoặc chức năng. Chính trên bình diện này mà người ta ghi nhận được những sự dị biệt to lớn và nhiều nhất. Sự trình bày toàn bộ theo sau có vẻ thực tế và khá sáng sủa để hiểu hiện tình trong những Giáo Hội thuộc quyền BPÂHCT:
D Giáo lý viên có nhiệm vụ huấn giáo chuyên biệt, nói chung được trao cho những hoạt động sau đây: Giáo dục đức tin cho thanh niên và người lớn; chuẩn bị lãnh nhận các bí tích khai tâm cho những thỉnh nhân và gia đình của họ; cộng tác vào những sáng kiến hỗ trợ các giáo lý viên, như tĩnh tâm, gặp gỡ... Họ đông số hơn trong những Giáo Hội mà những công tác của người giáo dân được tổ chức rộng rãi hơn[20].
D Giáo lý viên mà qua những hình thức tông đồ khác nhau, cộng tác với thừa tác viên có chức thánh trong sự vâng phục chân tình và mật thiết:
D Từ việc rao giảng Tin Mừng cho những người ngoại đạo đến việc huấn giáo những người dự tòng, việc linh hoạt hoá các buổi cầu nguyện cộng đồng, đặc biệt việc cử hành phụng vụ chủ nhật khi thiếu vắng linh mục;
D Từ việc giúp bệnh nhân đến việc cử hàng tang lễ;
D Từ việc huấn luyện những giáo lý viên khác tại các trung tâm đến việc đôn đốc các giáo lý viên thiện nguyện, việc hướng dẫn các sáng kiến mục vụ;
D Từ việc thăng tiến con người, việc công bình để giúp đỡ người nghèo đến những việc tổ chức này nọ...
Những giáo lý viên này chiếm ưu thế tại những nơi mà địa hạt giáo xứ rộng lớn hơn, với những cộng đoàn tín hữu ở xa trung tâm; hoặc cả khi các cha sở vì thiếu linh mục tự chọn cho mình những cộng tác viên giáo dân làm việc trọn thời gian[21].
Tính năng động của những Giáo Hội trẻ và tình hình văn hoá xã hội tại đó thuận lợi cho sự nảy sinh và sự trường tồn những chức năng tông đồ khác. Chẳng hạn có: những thày dạy đạo trong các trường học, kiêm việc dạy đạo cho sinh viên đã chịu phép Rửa Tội và việc tiến hành khởi đầu rao giảng Tin Mừng cho những người chưa có đạo. Họ có một vai trò đặc biệt quan trọng tại những nơi chính quyền cho phép dạy đạo trong các trường công. Họ cũng có một chỗ đứng tương xứng và quan trọng tại những nơi mà cơ cấu học đường thuộc quyền Giáo Hội và tại những nơi mà Giáo Hội dấn bước trong nỗ lực tái lập sự hiện diện của mình trong các trường nhà nước.
Những người gọi là giáo lý viên chủ nhật, để dạy đạo trong các trường tư thục mà có tổ chức phụng vụ vào các ngày lễ, đặc biệt là những nơi mà nhà nước không cho phép làm tại các trường công; các giáo lý viên để linh hoạt hoá những cộng đoàn cơ bản nhỏ; giáo lý viên quân đội, giáo lý viên tại các nhà tù, cho người di dân...
Theo những kinh nghiệm khác nhau và sự bén nhạy của các Giáo Hội, các chức năng này được coi như chuyên biệt của giáo lý viên hoặc như những hình thức phục vụ của người giáo dân đối với Giáo Hội. BPÂHCDT nhìn nhận đa tính và sự đa dạng của những nhiệm vụ hoặc chức năng này như là biểu hiện sự phong phú của Thần Khí hoạt động trong những Giáo Hội trẻ. Giáo Hội khuyến nghị các Mục Tử lưu tâm đến tất cả những nhiệm vụ và chức năng này. Nhưng Giáo Hội thỉnh cầu tăng cường những nhiệm vụ hoặc chức năng nào đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi hiện thực, với một ánh nhìn ưu tiên hướng về tương lai.
Có một phương diện khác không được đánh giá thấp. Do sự thể các giáo lý viên thuộc về những lớp người khác nhau, khả năng tác động trong hoạt động của họ thay đổi theo như họ hoạt động trong những giới và nền văn hoá nào.
Thế thì, tỷ dụ người đàn ông có gia đình xem ra thích hợp hơn để làm nhiệm vụ linh hoạt viên cộng đoàn, đặc biệt nơi nào mà hiện nay nền văn hoá đương nhiên coi đàn ông như người đứng đầu trong xã hội; đàn bà nói chung thì được đánh giá là xứng hợp hơn cho việc giáo dục con cái và việc thăng tiến giới nữ về mặt đạo; người lớn được xét là chín chắn hơn và vững vàng hơn đặc biệt nếu là người có gia đình, lại thêm khả năng làm chứng tá đàng hoàng về giá trị Kitô giáo của hôn nhân; trái lại, người trẻ được ưa chuộng hơn để tiếp xúc với giới thanh thiếu niên và đối với những sáng kiến nào đòi hỏi nhiều thời gian rãnh rỗi hơn.
Sau cùng nên nhìn nhận rằng ngoài các giáo lý viên giáo dân, một số đông nữ tu và nam tu sĩ cùng dấn thân trong ngành huấn giáo. Do sự thánh hiến, những người này có khả năng đưa ra một chứng tích đặc thù trong sứ mạng và vì thế, có thể sẵn sàng và được chuẩn bị một cách đặc biệt cho nhiệm vụ này.
Hậu quả là các tu sĩ nam nữ thực sự chu toàn những chức năng giáo lý viên và trước tiên, vì sự cộng tác chặt chẽ với các linh mục, họ thường có một vai trò chủ động về mặt hướng dẫn. Vì những lý do này, BPÂHCDT cũng khuyến nghị các tu sĩ nam nữ tham dự vào những lãnh vực quan trọng này của đời sống Giáo Hội, cách riêng trên bình diện huấn luyện và đôn đốc các giáo lý viên[22].
5. Vin caính phạt trin trong mt tỉng lai gưn:
Khuynh hướng chung mà BPÂHCDT nhận là của mình và khuyến khích, là duy trì và tăng cường vai vế giáo lý viên tự bản thân, không xét đến việc người ấy thuộc về loại nào. Giá trị và hiệu năng tông đồ của giáo lý viên vẫn luôn là quyết định đối với sứ mạng của Giáo Hội[23].
Khởi đi từ kinh nghiệm phổ cập của mình, BPÂHCDT vạch ra một vài hướng nghiên cứu để xúc tiến và soi sáng một suy tư trong chiều hướng này:
D Ưu tiên tuyệt đối về phẩm chất. Vấn đề chung chung và được công nhận có vẻ là sự thiếu hụt những người được chuẩn bị một cách thích đáng. Cho nên, đối với tất cả, mục tiêu ưu tiên và tức thời phải nhắm vào bản thân giáo lý viên. Điều đó sẽ có những hiệu quả thực hành đối với những tiêu chuẩn chọn lựa, tiến trình huấn luyện và đôn đốc. Lời lẽ của Đức Thánh Cha quả là sáng tỏ: “Đối với việc phục vụ Tin Mừng cơ bản như thế, phải có nhiều “người thợ”. Tuy không được sao lãng con số, nhưng ngày nay vẫn phải dồn tất cả năng lực để trước tiên nhắm vào phẩm chất các giáo lý viên” [24]
D Căn cứ vào việc phát động truyền giáo các dân tộc[25] (Mission Ad Gentes), tương lai giáo lý viên tại những Giáo Hội trẻ chắc chắn sẽ được đặc trưng bởi nhiệt khí truyền giáo. Vì thế, ước gì giáo lý viên sẽ luôn có phẩm chất hơn như là tông đồ giáo dân tại những vùng biên cương. Trong tương lai giáo lý viên sẽ phải tiếp tục nổi bật, như trong quá khứ, qua vai trò không thể thay thế của mình trong hoạt động truyền giáo nơi các dân tộc.
D Nếu chỉ đưa ra mục tiêu thì sẽ không đủ, mà cũng cần phải chọn lựa những phương tiện thích hợp để đạt mục tiêu. Điều đó có giá trị cho việc thẩm định giáo lý viên. Vấn đề là lập ra những chương trình cụ thể, tạo cho mình một cơ cấu thích hợp và những phương tiện kinh tế vừa đủ, khám phá những huấn luyện viên đã được chuẩn bị khả dĩ tốt nhất. Hiển nhiên sự quan trọng của những phương tiện và mức độ phẩm chất thay đổi tùy theo thực lực của mỗi Giáo Hội, nhưng một mục tiêu tối thiểu phải được tất cả đạt tới mà không nhượng bộ những khó khăn.
D Tăng cường hàng ngũ cán bộ những người hữu trách. Người ta dự kiến sẽ phải có khắp nơi một số giáo lý viên chuyên nghiệp, được huấn luyện tại những trung tâm thoả đáng, dưới sự hướng dẫn của các Mục Tử và được vào những chức vị then chốt của tổ chức huấn giáo; những giáo lý viên đó sẽ chuyên cần chuẩn bị những thế hệ mới, khai tâm họ và dẫn đưa họ vào việc thi hành chức năng của họ. Những cán bộ này sẽ phải có mặt ở tất cả các cấp bậc: giáo xứ, giáo phận và quốc gia; họ sẽ bảo đảm cho sự vận hành tốt của một lãnh vực quan trọng như thế đối với đời sống Giáo Hội.
D Thêm vào những đường hướng hành động này trong viễn cảnh canh tân giáo lý viên, BPÂHCDT nhận định rằng trong một tương lai gần một vài loại giáo lý viên rất có thể sẽ được phát triển theo những dấu báo hiệu. Vấn đề đặt ra là ai sẽ đóng vai chính của ngày mai.
Trong bối cảnh chính xác đây sẽ nên thúc đẩy những giáo lý viên mà có một tinh thần truyền giáo cao độ, để họ “cũng trở thành linh hoạt viên truyền giáo các giáo đoàn của họ, và , nều Thần Khí kêu gọi họ bên trong và các Mục Tử sai họ đi, họ sẵn sàng đi qua địa bàn riêng của họ để loan báo Tin Mừng, chuẩn bị những người dự tòng chịu phép Rửa Tội và góp phần vào việc xây dựng những giáo đoàn mới”[26].
Con số những giáo lý viên dứt khoát dấn thân trong việc huấn giáo cũng sẽ phải tăng thêm, bởi vì những Giáo Hội trẻ đang phát triển mạnh tăng nhanh những công tác tông đồ của người giáo dân khác với công việc của giáo lý viên[27]. Chính vì thế có được những giáo lý viên chuyên môn là điều hữu ích. Trong số người ta phải lưu ý những giáo lý viên dấn thân để chấn hưng đời sống đạo của những cộng đoàn nào, mà đa số được rửa tội nhưng trình độ học đạo thì kém cỏi và đời sống đức tin cũng thế. Những mẫu người giáo lý viên khác thì đang ló dạng và phải được xem xét, bởi vì họ sẽ phải đáp ứng những thách đố gia tăng đặc biệt khi nghĩ tới các giới đại học, những vấn đề giới trẻ, những vụ di dân với hiện tượng người tị nạn, sự gia tăng tục hoá, những thay đổi chính trị, văn hoá quần chúng thịnh hành do những phương tiện truyền thông xã hội...
BPÂHCDT báo hiệu tầm quan trọng của những viễn cảnh này và sự nhất thiết không được tránh né những viễn cảnh đó, vẫn biết rằng trong những chọn lựa cụ thể và việc thực hiện lần hồi thuộc về những Mục Tử địa phương. Những Hội Đồng Giám mục và mỗi Giám mục sẽ phải lập ra một chương trình thăng tiến giáo lý viên cho tương lai; cần để ý tới những đường hướng nghiên cứu ưu tiên nào có giá trị đối với tất cả, đặc biệt lưu tâm đến điều này là chiều kích truyền giáo trong việc huấn luyện cũng như trong hoạt động của giáo lý viên có tính chất khẩn trương. Đó không phải là những chương trình tổng quát, nhưng là những chương trình có tình tiết rõ ràng để tất cả các Giáo Hội đều có giáo lý viên có khả năng theo nhu cầu hiện thực của các Giáo Hội; để các Giáo Hội phát triển và chuẩn bị những giáo lý viên nào, theo dự kiến sẽ có nhiều năng khiếu hơn đáp ứng được những nhu cầu ngày mai.
II. ĐƯỜNG HƯỚNG LINH ĐẠO GIÁO LÝ VIÊN
6. Sỉ cưn thit vaì baín cht linh ảo GLV
Giáo lý viên cần có một linh đạo thâm sâu, nghĩa là phải sống trong Thần Khí, giúp mình canh tân liên tục trong căn tính chuyên biệt của mình.
Sự cần thiết một linh đạo riêng phát sinh từ ơn gọi và sứ mạng giáo lý viên. Do đó, trong linh đạo giáo lý viên được thấy sự kêu gọi nên thánh với một động cơ thúc đẩy mới mẻ và đặc biệt. Diễn ngữ thích hợp của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “Vị thừa sai chân chính, đó là vị thánh” [28], có thể không chút ngần ngại được áp dụng cho giáo lý viên. Như mỗi người tín hữu, giáo lý viên được kêu gọi “nên thánh và lãnh sứ mạnh” [29], nghĩa là thực hiện ơn gọi riêng của mình “với nhiệt khí các vị thánh” [30].
Linh đạo giáo lý viên được kết hợp chặt chẽ với thân phận “người Kitô hữu” và “người giáo dân”, được cho thông phần theo tầm vóc riêng của mình vào chức năng tiên tri, tư tế và vương giả của Chúa Kitô. Thân phận riêng của người giáo dân là bậc “ở ngoài đời” với “bổn phận chuyên biệt theo thân phận đó để linh hoạt hoá và hoàn thiện trật tự trần thế, với tinh thần Tin Mừng và, vì vậy, để làm chứng nhân cho Chúa Kitô, những riêng trong viện quản trị trật tự này và trong việc chu toàn các trách vụ ở ngoài đời” [31].
Khi giáo lý viên có gia đình, đời sống hôn nhân sẽ nằm trong linh đạo của họ. Như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khẳng định thậm phải: “Người ta đòi hỏi giáo lý viên có gia đình phải làm chứng một cách đàng hoàng về giá trị hôn nhân Kitô giáo, bằng cách sống bí tích trong sự chung thủy và bằng cách giáo dục con cái với tinh thần trách nhiệm” [32]. Linh đạo này kết hợp với hôn nhân có thể có tác động thuận lợi và đặc trưng trên chính hoạt động của giáo lý viên. Khéo léo ra giáo lý viên sẽ đưa vợ con vào công tác của mình, làm sao cho tất cả gia đình thực sự là một tế bào tỏa sáng việc tông đồ.
Linh đạo giáo lý viên cũng có tương quan với ơn gọi tông đồ của mình và vì thế được biểu lộ qua những tâm trạng như: cởi mở với Lời, nghĩa là với Thiên Chúa, với Giáo Hội và nhân hậu với thế giới; sự trung thực đời sống; nhiệt tâm tông đồ; tinh thần Thánh Mẫu.
7. Cíi mí vi Lìi:
Chức năng giáo lý viên chủ yếu được kết hợp với sự truyền đạt Lời. Cho nên năng hướng tinh thần đầu tiên của giáo lý viên liên quan đến Lời chứa đựng trong mặc khải, được Giáo Hội công bố, được cử hành trong phụng vụ và được sống một cách đặc biệt do các thánh nhân[33]. Lời luôn luôn là sự gặp gỡ với Chúa Kitô, ẩn dụ trong Lời Người, trong phép Thánh Thể, trong những người anh em chúng ta. Rút cuộc, cởi mở với Lời có nghĩa là cởi mở với Thiên Chúa, với Giáo Hội và với thế giới.
Cởi mở với Thiên Chúa Nhất Thể Tam Vị ở trong thâm nội của nhân vị là làm cho tất cả cuộc sống con người có ý nghĩa: xác tín, tiêu chuẩn, bậc thang giá trị, quyết định, liên hệ, tác phong...
Giáo lý viên phải để cho mình lôi cuốn vào trong phạm vi Chúa Cha là Đấng thông ban Lời, phạm vi Chúa Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, Đấng phán ra tất cả và chỉ những lời nghe được từ Chúa Cha (Ga 8,26; 12,49), phạm vi Chúa Thánh Linh, Đấng soi sáng trí khôn và sưởi ấm tâm hồn, Đấng làm cho thông hiểu, yêu mến và thực thi Lời một cách trung thành (Ga 16,12-14).
Như vậy, đó là một linh đạo đâm rễ trong Lời Hằng Sống, có chiều kích Ba Ngôi Thiên Chúa, cũng như ơn cứu độ và sứ mạng phổ quát. Điều đó bao gồm một tâm tình gắn bó thiết tha, là được thông phần vào tình yêu của Chúa Cha, Đấng muốn tất cả mọi người đạt tới sự nhận biết chân lý và được cứu độ (1 Tm 2,4), là thể hiện sự hiệp thông với Chúa Kitô, hầu chia sẻ chính những “tâm tình” đã là của Người (Ph 2,5), và được sống như thánh Phaolô sự hiện diện ủi an liên tục của Người: “Đừng sợ..., bởi vì Ta ở với ngươi” (Cv. 18,9-10), đang khi vẫn để Thần Khí hướng dẫn và biến đổi mình thành chứng nhân can trường của Chúa Kitô và thành người loan báo sáng suốt Lời Người[34].
D Cởi mở với Giáo Hội, mà giáo lý viên là một chi thể sống động, mà giáo lý viên góp phần xây dựng, mà đã ủy thác cho giáo lý viên. Lời được trao phó cho Giáo Hội, để Giáo Hội trung thành gìn giữ, đào sâu với sự trợ giúp của Thánh Linh và công bố cho tất cả mọi người[35].
Giáo Hội này, Dân Chúa và Nhiệm Thể Chúa Kitô, đòi hỏi giáo lý viên phải có một ý thức sâu sắc phụ thuộc và trách nhiệm, bởi vì giáo lý viên là một chi thể sống động và chủ động; bí tích phổ quát ơn cứu độ này mong đợi một ý chí sống mầu nhiệm và ân sủng đa dạng của Giáo Hội, để được làm giàu và trở nên dấu chỉ hữu hình trong cộng đoàn huynh đệ. Công tác của giáo lý viên không bao giờ là hành vi cá nhân và lẻ loi nhưng luôn luôn là hành vi cực kỳ của Giáo Hội.
Sự cởi mở với Giáo Hội được biểu lộ trong tình con thảo đối với Giáo Hội, trong sự tận tâm phục vụ Giáo Hội và trong khả năng chịu đựng vì sự nghiệp của Giáo Hội. Cách riêng nó được biểu lộ trong sự gắn bó với Đức Giáo Hoàng và sự vâng phục Ngài, là trung điểm sự hiệp nhất và mối dây hiệp thông phổ quát, cũng như trong sự gắn bó với giám mục của mình và sự vâng phục Ngài, là người cha và người lãnh đạo Giáo Hội địa phương. Giáo lý viên; phải tham dự trong cương vi người hữu trách vào biến cố trần thế của Giáo Hội lữ hành, tự bản tính là truyền giáo[36], và cùng chia sẻ khát vọng của Giáo Hội chung cuộc gặp được Đấng phu quân trong vinh hiển.
Như thế, ý nghĩa Giáo Hội trong linh đạo giáo lý viên được biểu lộ bằng một tình yêu chân thành đối với Giáo Hội theo gương Chúa Kitô, Đấng “đã yêu Giáo Hội và nộp mình vì Giáo Hội” (Ep 5,25). Đó là một tình yêu chủ động không giới hạn cũng không thiên vị, để trở thành sự thông phần vào sứ mạng cứu độ của Giáo Hội cho tới cả việc hiến mạng vì Giáo Hội, nếu cần[37].
D Cởi mở truyền giáo với thế giới, nơi mà được thực hiện kế hoạch cứu rỗi, kế hoạch này bắt nguồn từ “tình yêu tự nguồn gốc của nó”, nói khác từ đức ái vĩnh cửu của Chúa Cha[38], nơi mà xét theo lịch sử Ngôi Lời đã cắm lều để ở với con người và cứu chuộc con người (Ga 1,14), nơi mà Thần Khí được ban xuống để thánh hoá con người và tạo lập Giáo Hội, hầu đi đến Chúa Cha nhờ Chúa Kitô trong duy một Chúa Thánh Thần (Ep 2,18)[39].
Cho nên giáo lý viên sẽ có ý thức cởi mở và lưu tâm đến những nhu cầu của thế giới, mà giáo lý viên biết rằng mình vẫn thường được sai đến, mà đã trở thành lao động trường của mình, tuy rằng mình không thuộc hẳn về thế giới (Ga 17,14-21), điều đó có nghĩa là giáo lý viên sẽ phải xen vào trong bối cảnh của dân gian, các anh em mình chứ không được tự cô lập mình hoặc đôn hậu, vì sợ khó khăn hoặc vì yêu thích thanh thản: giáo lý viên sẽ duy trì ý nghĩa siêu nhiên của đời sống và sự tin tưởng vào hiệu năng của Lời. Một khi đã từ miệng Chúa xuất ra, Lời không trở về với Người mà không hoàn thành những gì là đối tượng sứ mạng cứu độ của mình (Is 55,11)
Ý nghĩa sự cởi mở với thế giới đặc trưng linh đạo giáo lý viên, nhân danh “đức ái tông đồ”, là chính đức ái của Chúa Giêsu, mục tử tốt lành, Đấng đến được quy tụ con cái Thiên Chúa đang lang thang tản mát (Ga 11,52). Cho nên giáo lý viên hãy là người của đức ái để tiếp cận với từng người trong các anh em hầu loan báo cho họ rằng họ được Thiên Chúa yêu mến và cứu độ, cùng với tất cả gia đình nhân loại[40].
8. Sỉ aìng hoaìng vaì sỉ trung thỉc ìi sng:
Nhiệm vụ của giáo lý viên là sự cam kết dấn thân của trọn bản thân. Hiển nhiên, trước khi loan báo Lời, giáo lý viên phải biến Lời thành lời của mình mà sống đã[41]. “Thế giới đòi hỏi những người loan báo Tin Mừng là họ nói về một Thiên Chúa mà họ hiểu biết là Đấng thân tình của họ, như thể họ nhìn thấy Đấng vô hình” [42].
Giáo lý viên không được đề nghị một khoa học nhân văn thuần túy hoặc những ý kiến riêng của mình, nhưng phải đề nghị nội dung đức tin của Giáo Hội, khắp nơi là một, mà họ sống trước tiên, họ đã cảm nghiệm và họ là chứng nhân[43].
Ở đây nổi lên nhu cầu đối với giáo lý viên là phải sống đàng hoàng và trung thực. Trước khi dạy giáo lý, giáo lý viên phải sống giáo lý đã. Đời sống chân chính là dấu hiệu cho thấy giáo lý viên có đủ tư cách đối với sứ mạng của mình. Sẽ không đàng hoàng chút nào nếu giáo lý viên không sống điều mà mình đề nghị và nói về một Thiên Chúa có học biết, nhưng thân tình ít thôi. Giáo lý viên hãy áp dụng cho chính mình điều mà thánh ký Marcô nói, liên quan đến ơn gọi các tông đồ: “Người đã đặt 12 vị để ở với Người và để sai các vị đi rao giảng” (Mc 13,14-15).
Sự trung thực đời sống được biểu lộ qua việc cầu nguyện, kinh nghiệm về Thiên Chúa, ngoan ngoãn đối với tác động của Thánh Linh. Điều đó bao gồm một sự hăng say, một trật tự trong ngoài, đang khi vẫn thích nghi vào những hoàn cảnh cá nhân và gia đình khác nhau của mỗi người. Người ta có thể nêu vấn nạn rằng giáo lý viên với tư cách là giáo dân sống trong những điều kiện, không cho phép giáo lý viên cấu trúc cho mình một đời sống tinh thần như người được thánh hiến, và vì thế giáo lý viên phải bằng lòng với một điệu bộ khiêm tốn hơn. Trong tất cả những thực cảnh của đời sống, trong lao động cũng như trong sứ vụ, đối với tất cả, linh mục, tu sĩ và giáo dân, không những chỉ có thể thực hiện một sự kết hợp sâu xa với Thiên Chúa và một nhịp độ cầu nguyện ngăn nắp và chân thật, mà cũng có thể tạo cho mình những khoảnh khắc yên lặng để thâm nhập một cách sâu xa hơn vào việc chiêm ngắm Đấng vô hình. Giáo lý viên càng có đời sống chân thật và hăng say bao nhiêu, thì càng đưa ra một chứng tích hiển nhiên và hoạt động càng có hiệu năng bấy nhiêu.
Cũng thế, điều quan trọng là giáo lý viên lớn lên về mặt nội tâm trong bình an và niềm vui của Chúa Kitô để trở thành con người của sự cậy trông, sự can trường mà hướng tới điều thiết yếu (Rm 12,12). Quả thật, Chúa Kitô “là niềm vui của chúng ta” (Ep 2,14). Người ban cho các tông đồ niềm vui của Người để “niềm vui của các vị được hoàn hảo” (Ga 15,11).
Thế nên, giáo lý viên nhân danh Giáo Hội hãy trở thành người gieo vãi niềm vui và niềm hy vọng Phục sinh “Món quà quý báu nhất mà Giáo Hội có thể tặng cho thế giới đương thời, mất hướng và lo âu, là huấn luyện trong thế giới những người Kitô hữu kiên vững trong điều thiết yếu và hạnh phúc một cách khiêm tốn trong niềm vui của mình” [44].
9. Nhit tm truyưn giạo
Khi tiếp xúc trong sinh hoạt với rất nhiều người không có đạo, như điều đó xẩy ra tại các địa hạt truyền giáo, do bởi bí tích Rửa Tội và ơn gọi đặc biệt, giáo lý viên không thể không nghe thấy những lời Chúa chĩa vào mình: “Ta còn nhiều chiên khác chưa thuộc đàn này, cả những con đó Ta cũng phải chăn dắt” (Ga 10,16); “Hãy đi khắp thế gian loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15).
Ngoài ra, để có thể như Phêrô và Gioan khẳng định trước công nghị rằng: “Chúng tôi không thể không nói ra những điều mắt thấy tai nghe” (Cv 4,20); và như Phaolô thực hiện lý tưởng sứ vụ tông đồ: “Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng ta” (2 Cr 5,14), giáo lý viên phải có một ý thức sâu sắc về sứ mạng và về công cuộc phúc âm hoá. Tâm trạng này khiến việc tông đồ trở nên phong phú, nếu có được một số năng khiếu cơ bản: trước hết giáo lý viên sẽ là người mạnh mẽ trong những xác tín nội tâm của mình và sẽ toả sáng sự phấn khởi và lòng dũng cảm, chứ không bao giờ hổ thẹn vì Tin Mừng (Rm 1,16). Để mặc những kẻ khôn ngoan đời này tìm kiếm những thực tại tức khắc có hậu, còn mình sẽ chỉ tự hào trong Đức Kitô, Đấng ban cho mình sức mạnh, và sẽ không muốn biết và giảng dạy điều gì khác ngoài “Đức Kitô uy quyền của Thiên Chúa và khôn ngoan của Thiên Chúa” (1Cr 1,24). Như GLGHCG xác quyết thậm phải, từ sự “hiểu biết say mến Đức Kitô phát sinh ước muốn loan báo Người, phúc âm hoá và hướng dẫn những người khác tới lời thưa “Vâng” của niềm tin trong Đức Giêsu Kitô. Nhưng đồng thời cũng tự phát hiện nhu cầu luôn phải hiểu biết niềm tin đó nhiều hơn nữa” [45].
Ngoài ra giáo lý viên sẽ tìm cách duy trì nơi bản thân những tâm trạng bên trong của vị Mục Tử Tốt Lành, đi tìm con chiên lạc “cho tới khi tìm thấy nó” (Lc 15,4), hoặc người đàn bà “đi tìm kỹ đồng tiền đã mất cho tới khi bà tìm thấy đồng tiền” (Lc 15,8-9). Tâm trạng này sinh ra tâm huyết tông đồ: “Tôi nên tất cả mọi sự cho tất cả mọi người để cứu lấy bằng được ít người. Tất cả bấy nhiêu tôi làm vì Tin Mừng” (Lc 9,22-25); (2 Cr 12,15): “Vô phúc cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16). Sự khẩn trương nội tâm này do Phaolô cảm nghiệm sẽ có thể giúp giáo lý viên gia tăng tâm huyết nơi bản thân. Tâm huyết đó là hậu quả tất yếu của ơn gọi đặc biệt của giáo lý viên và cả của ý chí để đáp ứng ơn gọi đó, lại buộc giáo lý viên dấn thân loan báo Đức Kitô một cách thẳng thắn và chủ động hợp tác để xây dựng và làm tăng trưởng giáo đoàn[46].
Sau cùng tinh thần truyền giáo mong đợi giáo lý viên in sâu vào tâm khảm nhãn hiệu của sự trung thực: thập giá vinh quang. Đức Kitô mà giáo lý viên đã học biết là “Đấng Chịu-Đóng-Đinh” (1 Cr 2,2); Đấng mà giáo lý viên loan báo còn là “Đức Kitô Chịu-Đóng-Đinh, sự vấp phạm cho người Do Thái, sự điên rồ cho dân ngoại” (1 Cr 1,25), mà Chúa Cha đã làm cho sống lại từ kẻ chết ngày thứ ba (x. Cv 10,40). Vì thế giáo lý viên hãy biết sống mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Kitô với niềm hy vọng vào mỗi tình huống lúc mà giáo lý viên cảm thấy những giới hạn và những đau khổ bản thân, trong những nghịch cảnh gia đình, đối diện với những cản ngại trong công tác tông đồ, với chủ tâm đi hết quãng đường của Chúa: “Tôi làm trọn nơi thân xác tôi phần còn thiếu nơi những thử thách của Đức Kitô, vì thân thể của Người là Giáo Hội” (Cl 1,24)[47] .
10. Tinh thưn Thạnh Mu:
Do ơn gọi đặc biệt, Đức Maria được thấy Con Thiên Chúa “lớn lên trong khôn ngoan và ân sủng” (Lc 2,52). Mẹ đã là Thày dạy để “huấn luyện Người trong sự hiểu biết con người về Kinh Thánh và về lịch sử ý định của Thiên Chúa trên Dân Chúa, trong sự thờ phượng Chúa Cha” [48]. Đàng khác, Mẹ đã là “người môn đệ đầu tiên trong các môn đệ của Người” [49]. - Như thánh Augustinô đã mạnh dạn xác quyết rằng “Đối với Đức Maria làm môn đệ quan trọng hơn là làm Mẹ.[50] Người ta cũng có thể khẳng định một cách vui vẻ và chí lý rằng Đức Maria là một “cuốn giáo lý sống động, Mẹ là gương mẫu của giáo lý viên” [51].
Linh đạo của giáo lý viên cũng như linh đạo của mỗi người Kitô hữu và hơn nữa của mỗi tông đồ phải được làm giàu bởi tinh thần Thánh Mẫu. Trước khi giải thích cho những người khác vai trò của Đức Maria trong mầu nhiệm Đức Kitô và Giáo Hội[52], giáo lý viên sẽ sống sự hiện diện thân mật của Mẹ và cùng với cộng đoàn sẽ biểu lộ lòng thành tôn sùng Mẹ[53]. Giáo lý viên hãy tìm thấy nơi Đức Maria một gương mẫu đơn sơ và hữu hiệu để trước hết thực hiện nơi bản thân rồi đưa ra đề nghị điều này: “Quả thật, Đức Trinh Nữ Maria đã là gương mẫu của tình yêu từ mẫu, tình yêu đó phải linh hoạt hoá tất cả những ai, vì liên kết với sứ mạng tông đồ của Giáo Hội đang ra sức tái sinh con người” [54].
Sự loan báo Lời luôn luôn được kết hợp với sự cầu nguyện, sự cử hành Thánh Thể, sự hiệp thông huynh đệ. Giáo Hội tiên khởi đã sống thực tại phong phú này (Cv 2-4), quây quần với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu (Cv 1,14).
III. THÁI ĐỘ CỦA GIÁO LÝ VIÊN ĐỐI VỚI MỘT SỐ HIỆN TÌNH
11. Phủc vủ cng oaìn vaì lỉu tm n tỉìng lp ngỉìi:
Công tác của giáo lý viên nhắm tới tất cả mọi người, bất luận họ thuộc về lớp người nào: lớn trẻ, đàn ông đàn bà, sinh viên và người lao động, mạnh khoẻ và yếu đau, công giáo, anh em ly giáo và không có đạo. Tuy nhiên, cần phải phân biệt giữa giáo lý viên dạy người dự tòng để chuẩn bị họ chịu phép Rửa Tội và giáo lý viên phụ trách một làng có đạo, với bổn phận theo dõi những hoạt động mục vụ khác nhau, hoặc cả giáo lý viên dạy đạo trong các trường học, hoặc chuẩn bị chịu các bí tích, trong một khu phố đô thị hay ở miền quê,...
Vì phải phát huy sự nhận thức và sự hiệp thông giữa các thành viên của cộng đoàn, cụ thể mỗi giáo lý viên sẽ chăm sóc những người được trao phó cho mình và sẽ ở trong tư thế sẵn sàng tìm hiểu họ trong những yêu cầu đặc thù của họ, để có thể giúp đỡ họ. Theo quan điểm này, giáo lý viên được phân biệt do sự chuẩn bị chuyên biệt và do những nhiệm vụ riêng.
Tình hình thực tế này gợi ý cho thấy giáo lý viên có thể biết trước phận sự của mình và phải được thụ giáo về lớp người mà giáo lý viên sẽ phục vụ. Nhằm mục đích này tỏ ra hữu ích những gợi ý do Huấn Quyền đề nghị, cách riêng trong Chỉ Nam Giáo Lý Tổng quát số 77-97 và trong Tông Huấn Catechesi Tradendae số 34-35.
Trong tông đồ trường mênh mang này, giáo lý viên được kêu gọi lưu tâm đặc biệt đến những người bệnh tật và cao niên, vì lý do yếu nhược thể lý và tâm linh, khiến họ lệ thuộc vào một sự liên đới và sự trợ giúp đặc biệt[55].
Giáo lý viên phải đến gần bệnh nhân và giúp bệnh nhân hiểu ý nghĩa sâu xa cứu chuộc của mầu nhiệm thập giá[56], kết hợp với Chúa Giêsu, Đấng “đã mang lấy những tật nguyền và đã gánh lấy những bệnh chứng của chúng ta” (Mt 8,17; Is 53,4). Giáo lý viên hãy năng thăm nom bệnh nhân, đưa đến cho họ sự an ủi của Lời và Thánh Thể, khi được cử đi.
Giáo viên cũng theo dõi sát những người cao niên, mà có một vai trò đáng kể trong Giáo Hội, như Đức Gioan Phaolô II đã công nhận thậm phải: “Người già lão là chứng nhân truyền thống đức tin (xem Tv 44,2; Xh 12,26-27), Thày dạy đời sống (x. Hc 6,34; 8,11-12), người kiến tạo đức ái” [57]. Đối với giáo lý viên giúp đỡ người cao niên trước hết có nghĩa là liệu cách lồng họ vào đời sống gia đình như “chứng nhân quá khứ và nguồn khôn ngoan đối với những người trẻ” [58]; ngoài ra, cũng làm cho họ cảm thấy rằng cộng đoàn gần gũi với họ và khuyến khích họ sống với lòng tin những giới hạn không tránh được và, trong một số trường hợp, cả sự neo đơn nữa. Giáo lý viên phải chuẩn bị người cao niên để gặp gỡ Chúa, bằng cách giúp họ cảm nhận niềm vui phát sinh từ niềm trông cậy Kitô giáo vào sự sống vĩnh cửu[59].
Cũng phải tâm niệm sự nhạy cảm mà giáo lý viên phải biểu thị để hiểu và giúp đỡ trong một tình huống khó khăn, như: những cặp vợ chồng sống bất hợp pháp, con cái mà cha mẹ ly thân hay ly dị... rất mong đợi điều này là giáo lý viên thông phần và biểu thị sự đồng cảm của lòng Chúa Kitô (x. Mt 9,36; Mc 6,34; 8,2; Lc 7,13).
12. oìi buc hi nhp vn họa:
Như tất cả mọi hoạt động phúc âm hoá, ngành huấn giáo cũng được kêu gọi để đưa sức mạnh của Tin Mừng vào lòng văn hoá và các nền văn hoá[60]. Quá trình hội nhập văn hoá đòi hỏi nhiều thời gian, bởi vì đó là một quá trình thâm sâu, bao quát và từng bước. Như Đức Gioan Phaolô II giải thích “Nhờ sự hội nhập văn hoá, Giáo Hội hoà nhập Tin Mừng vào trong những nền văn hoá khác nhau và đồng thời Giáo Hội du nhập các Dân Tộc cùng với những nền văn hoá của họ vào trong cộng đoàn riêng của mình; Giáo Hội chuyển cho các Dân Tộc những giá trị của mình, bằng cách đảm nhận và canh tân tự bên trong những gì tốt đẹp trong những nền văn hoá này” [61].
Trong cương vị tông đồ, giáo lý viên cần phải nhập cuộc quá trình năng động này. Ngoài sự chuẩn bị chuyên biệt, mà không thể làm ngơ việc học môn nhân sinh học văn hoá hoặc các môn ngôn ngữ học thích hợp nhất đối với sự hội nhập văn hoá, giáo lý viên cần được giúp đỡ để làm việc trong vai trò của mình và trong mục vụ toàn bộ, phù hợp với những chỉ thị được Giáo Hội đưa ra về luận chứng đặc thù[62] này và có thể được tóm lại như sau:
D Vì không đồng hoá với nền văn hoá nào, cho nên sứ điệp Tin Mừng cần phải hoà nhập vào các nền văn hoá. Thật vậy, ngay từ buổi đầu Kitô giáo và suốt các thế kỷ, Tin Mừng đã hoà nhập vào những nền văn hoá khác nhau. Phải để ý đến sự kiện này hầu tránh cho các Giáo Hội trẻ khỏi mất mát những giá trị, mà từ nay là gia sản của Giáo Hội hoàn vũ.
D Tin Mừng có một sức tái sinh khả dĩ chỉnh đốn được nhiều yếu tố từ những nền văn hoá mà Tin Mừng thâm nhập, khi những yếu tố đó không tương đồng với Tin Mừng.
D Đề tài hàng đầu của sự hội nhập văn hoá, đó là sự thể những giáo đoàn địa phương đang sống một kinh nghiệm hàng ngày về đức tin và đức ái, lồng vào một nền văn hoá đặc thù. Chính các Mục Tử chính yếu phải đi tới, để phơi bày những giá trị một nền văn hoá nhất định nào; những chuyên gia đều ra sức động viên và tiếp tay.
D Thật trung thực khi sự hội nhập văn hoá được hướng dẫn bởi 2 nguyên tắc:
E Căn cứ vào Lời Chúa chứa đựng trong Sách Thánh.
E Tiến triển trong sự gắn bó với Truyền Thống Giáo Hội và những chỉ thị của Huấn Quyền, mà không gây nguy hại cho sự hiệp nhất như ý Chúa muốn.
D Lòng đạo bình dân:
E được coi như toàn bộ các giá trị, tín ngưỡng, thái độ và phong cách thuộc đạo công giáo,
E được tẩy sạch những dốt nát và mê tín dị đoan,
E biểu lộ sự khôn ngoan của Dân Chúa và là một hình thức ưu đãi của việc Tin Mừng hội nhập vào một nền văn hoá nhất định nào[63].
Để tích cực tham gia vào quá trình này, giáo lý viên phải chiếu theo những chỉ thị trên đây để dễ có một thái độ sáng suốt và cởi mở. Giáo lý viên hãy nghiêm chỉnh tham gia vào đồ án mục vụ được thẩm quyền Giáo Hội chuẩn thuận, mà tránh không phiêu lưu trong những kinh nghiệm đơn độc, có thể gây hoang mang cho những người tín hữu khác. Giáo lý viên hãy khơi lên niềm cậy trông tông đồ, xác tín rằng sức mạnh tông đồ có khả năng thâm nhập bất cứ nền văn hoá nào bằng cách làm giàu và củng cố nền văn hoá đó tự bên trong.
13. Thng tin con ngỉìi vaì chon lỉa ngỉìi ngheìo:
Giữa việc loan báo Tin Mừng và việc thăng tiến con người có một “liên hệ chặt chẽ” [64]. Thật vậy, đó chỉ là một sứ mạng duy nhất của Giáo Hội. “Nhờ sứ điệp Tin Mừng, Giáo Hội đưa tới một sức mạnh giải phóng và khích lệ sự phát triển, chính bởi vì sứ điệp Tin Mừng mời gọi sự hoán cải lòng trí, khiến nhận ra phẩm giá của từng người một, dẫn tới sự liên đới, sự dấn thân để phục vụ tha nhân, lồng con người vào đồ án của Thiên Chúa là xây dựng Vương Quốc hoà bình và công lý ngay ở đời này. Đó là viễn cảnh Kinh Thánh “trời mới đất mới” (xem Is 65,17; 2 P 3,13; Kh 21,1), mà trong lịch sử đã là kích thích tố và mục đích của bước tiến lên của nhân loại[65].
Do đó Giáo Hội yêu sách cho mình một sứ mạng thuộc trật tự “tôn giáo” [66] chứ không “chính trị, kinh tế hoặc xã hội”, phải được thực hiện trong lịch sử và trong cuộc sống thực tế của nhân loại và vì thế dưới một hình thức không yếm thế.
Đưa giá trị Tin Mừng vào trong lãnh vực kinh tế, xã hội và chính trị đó là bổn phận hàng đầu của người giáo dân[67]. Giáo lý viên đóng vai trò quan trọng và đặc trưng của mình trong phạm vi thăng tiến con người, phát triển và bảo vệ công lý. Sống trong một bối cảnh xã hội với tất cả các anh em mình, giáo lý viên có khả năng hiểu biết, giải thích và giải quyết những tình huống cùng những vấn đề dưới ánh sáng Tin Mừng. Vì vậy, giáo lý viên hãy biết lui tới với tha nhân, khuyến khích họ ý thức về thực tại, nơi họ đang sống để cải tiến nó và cần thì trở thành phát ngôn viên của những người thấp cổ bé họng để bảo vệ quyền lợi của họ.
Trên bình diện thao tác, khi nào cần phải thực hiện sáng kiến khẩn trương, giáo lý viên phải luôn luôn hành động phối hợp với cộng đoàn, trong một chương trình toàn bộ, dưới sự hướng dẫn của các Mục Tử.
Ở đây nhất thiết nổi lên một phương diện khác liên kết với việc thăng tiến: ưu tiên chọn lựa người nghèo. Nhất là khi dấn thân trong việc tông đồ nói chung giáo lý viên có bổn phận đảm trách sự chọn lựa này của Giáo Hội, không có tính cách giới hạn, nhưng lại là sự áp dụng cụ thể luật ưu tiên bác ái. Giáo lý viên hãy xác tín rằng đức ái là nguyên lý phải hướng dẫn hoạt động của mình và việc giúp đỡ người nghèo, như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khẳng định một cách rõ ràng: “Tình yêu vẫn là động cơ việc truyền giáo” [68]. Giáo lý viên phải hiểu rằng người ta hiểu nghèo trước hết là những người eo hẹp về kinh tế và họ rất đông đảo trong những khu vực truyền giáo. Những người nghèo này phải cảm thấy được tình yêu từ mẫu của Giáo Hội, cho dù họ không thuộc về Giáo Hội, hầu được khích lệ để chịu đựng và vượt qua những khó khăn của họ với sức mạnh niềm tin Kitô giáo và được giúp đỡ để chính họ trở nên tác nhân sự phát triển toàn diện của họ. Quả thật mỗi hành vi bác ái của Giáo Hội, cũng như tất cả mọi hoạt động truyền giáo “đều đưa tới người nghèo ánh sáng và sự khích lệ cho sự phát triển chân chính của họ” [69].
Ngoài những người cạn kiệt, giáo lý viên sẽ lui tới và giúp đỡ những lớp người nghèo khác: những người bị áp bức, bị bách hại, những người sống ngoài lề và tất cả những ai sống vất vưởng, như những người tật nguyền, thất nghiệp, tù tội, tị nạn và những người nghiền xì ke ma túy, mắc bệnh SIDA...[70].
14. Y thỉc ải kt:
Sự chia rẽ giữa những người Kitô hữu, trái ngược với ý Chúa, là một sự vấp phạm cho thế giới và: “làm hại sự nghiệp chí thánh của công cuộc rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” [71].
Tất cả các giáo đoàn đều có bổn phận “tham gia vào cuộc đối thoại đại kết và những sáng kiến khác nhằm thực hiện sự hiệp nhất những người Kitô hữu” [72]. Trong những địa hạt truyền giáo, bổn phận này mang một tính chất khẩn trương đặc biệt, để lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cùng Chúa Cha khỏi trở thành hư không: “Cả chúng nữa, xin cho chúng trở nên một trong Ta, hầu cho thế gian tin rằng Cha đã sai con” (Ga 17,21)[73].
Do sứ mạng của mình, giáo lý viên nhất thiết phải can dự vào chiều kích tông đồ này và phải cộng tác vào quá trình làm cho ý thức đại kết chín mùi trong cộng đoàn, bắt đầu từ những người dự tòng và tân tòng[74].
Bởi thế, giáo lý viên hãy nuôi dưỡng một khát vọng hiệp nhất sâu xa, hãy tự nguyện nhập cuộc một cuộc đối thoại với các anh em thuộc những tín ngưỡng Kitô khác và dấn thân một cách quảng đại vào những sáng kiến đại kết trong vai trò của mình[75], theo những chỉ thị của Giáo Hội, được minh thị tại chỗ do Hội Đồng giám mục và mỗi giám mục[76]. Cách riêng, giáo lý viên hãy tuân theo những chỉ thị về sự hợp tác đại kết trong ngành huấn giáo và việc dạy đạo trong các trường học[77].
Hành động của giáo lý viên sẽ thật là đại kết, nếu giáo lý viên biết can đảm giảng giải rằng “sự viên mãn của những chân lý được mặc khải và của những phương tiện cứu độ do Chúa Kitô thiết lập lưu tồn trong Giáo Hội công giáo” [78]. Tuy nhiên giáo lý viên cũng sẽ biết trình bày một cách đúng đắn và trung thực những Giáo Hội và những giáo đoàn khác mà Thần Linh Chúa Kitô không khước từ sử dụng như những phương tiện cứu độ[79].
Trong bối cảnh thi hành sứ vụ, giáo lý viên sẽ làm hết cách để có được những mối tương quan thâm tình với những người hữu trách của những tín ngưỡng khác; ăn ý với các vị Mục tử và nếu cần thì như đại diện của các ngài. Giáo lý viên hãy tránh đừng xúi bẩy những sự cãi cọ và cạnh tranh vô ích; hãy giúp đỡ giáo dân sống hoà hợp với nhau và tôn trọng những người Kitô hữu không công giáo, đang khi vẫn thể hiện đầy đủ và không chút e ngại căn tính công giáo của mình. Giáo lý viên phải phát huy giữa những người tin vào Thiên Chúa sự cam kết chung trở nên “những người kiến tạo hoà bình” [80].
15. i thoải vi anh em thuc cạc tn giạo khạc:
Đối thoại liên tôn nằm trong sứ mạng phúc âm hoá của Giáo Hội. Thật vậy, loan báo Tin Mừng và đối thoại cả hai đều hướng về việc thông truyền chân lý cứu độ. Đối thoại là một sinh hoạt cần hẳn trong tương quan giữa Giáo Hội công giáo và những tôn giáo khác và đáng được xem xét một cách nghiêm chỉnh. Đây là đối thoại cứu độ được thực hiện trong Đức Giêsu Kitô.
Cho nên giáo lý viên mà nhiệm vụ hàng đầu trong sứ mạng là loan báo Tin Mừng phải là những người cởi mở, được chuẩn bị và dấn thân trong thể loại đối thoại này. Phải giúp họ am hiểu giá trị của đối thoại và rồi thực hiện đối thoại. Cần để ý tới những chỉ dẫn của Huấn Quyền và cách riêng những chỉ dẫn của Thông Điệp Redemptoris Missio, của tài liệu liên hợp Đối Thoại và Loan Báo (Tin Mừng) (Dialogue et Annonce) do Hội Đồng Toà Thánh Đối Thoại Liên Tôn (Conseil Pontifical pour le Dialogue Interrligieux) và BPÂHCDT và của cuốn GLGHCG[81]. Những chỉ thị này gồm có:
D Sự lắng nghe Thần Trí “muốn thổi đâu thì thổi” (Ga 3,8), trong sự tôn trọng tất cả những gì Ngài đã tác động trong con người hầu đạt tới sự thanh luyện nội tâm cần thiết, mà nếu không có thì đối thoại không mang lại hoa trái cứu độ[82]
D Sự nhận thức đúng đắn về những tôn giáo hiện tại trong xứ sở, về lịch sử và tổ chức các tôn giáo đó; về những giá trị tựa hồ “những mầm giống của Ngôi Lời” khả dĩ tạo thành “sự chuẩn bị cho Tin Mừng” [83], về những giới hạn và sai lầm đối kháng với chân lý Tin Mừng và phải được bổ sung và sửa chữa.
D Những sự xác tín do niềm tin rằng ơn cứu độ đến từ Đức Kitô và vì thế đối thoại không miễn cho việc loan báo Tin Mừng[84]; rằng Giáo Hội là thường đưa tới ơn cứu độ và một mình Giáo Hội đưa tới sự sung mãn chân lý mặc khải và những phương tiện cứu độ[85]. Như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nghĩ tới Thông điệp Redemptoria Missio đã tái xác nhận: người ta không thể “đặt trên cùng một bình diện mặc khải của Thiên Chúa trong Đức Kitô và những sách hoặc truyền thống thuộc các tôn giáo khác. Một lập trường quy thần mà không công nhận Đức Kitô trong chân tính đầy đủ của Ngài sẽ không thể chấp nhận được đối với đức tin công giáo (...). Sự ủy nhiệm truyền giáo của Đức Kitô vẫn có giá trị một sự mời gọi minh nhiên làm nên các môn đệ từ khắp mọi dân tộc và rửa tội họ để sự viên mãn hồng ân Thiên Chúa được mở ra cho họ” [86]. Do đó, đối thoại không được đưa tới lập trường tương đối tôn giáo.
D Một sự hợp tác thực tiễn đối với những cơ quan tôn giáo ngoài Kitô giáo để đương đầu với những thách đố lớn của nhân loại, như: hoà bình, công lý, phát triển, v..v..[87]. Ngoài ra phải có thái độ quý mến và niềm nở đối với nhân vị. Chính đức ái của Cha chung phải kết hợp gia đình nhân loại trong mỗi một việc tốt.
D Để thực hiện cuộc đối thoại cuốn hút như thế, thì cần phải một đàng không được để giáo lý viên một mình và đàng khác giáo lý viên phải hoà nhịp với cộng đoàn. Mỗi sáng kiến đối thoại liên tôn phải được thực hiện theo những chương trình do giám mục và Hội đồng giám mục nếu cần hoặc do Toà Thánh chấp thuận. Không giáo lý viên nào được hành động theo tính toán riêng của mình và càng không được hành động trái với chỉ thị chung.
Sau cùng người ta phải tin hẳn vào cuộc đối thoại khi đường lối thực hiện đối thoại gặp phải khó khăn và không được thông cảm. Đối thoại thường là cách thức duy nhất để làm chứng cho Đức Kitô một cách chân thành. Đối thoại luôn luôn là con đường đưa tới Vương Quốc và sẽ mang lại hoa trái, cho dù thời gian và giây phút được dành cho Chúa Cha (x. Cv 1,7)[88].
16. Lỉu tm vic cạc giạo phại lan traìn:
Việc “các giáo phái” gốc Kitô giáo và ngoài Kitô giáo sinh sôi nảy nở hiện nay tạo nên một thách đố mục vụ cho Giáo Hội trên toàn thế giới. Trong những địa hạt truyền giáo, các giáo phái là một cản ngại nghiêm trọng đối với công cuộc rao giảng Tin Mừng và sự tăng trưởng có nề nếp của Giáo Hội trẻ, bởi vì chúng tấn công sự vẹn toàn đức tin và nỗ lực hiệp thông[89].
Có những khu vực dễ bị tổn thương hơn và dễ bị ảnh hưởng của chúng tạt vào nhiều hơn. Điều mà những giáo phái có tham vọng đề nghị bề ngoài có lợi cho chúng, vì được trình bày như một câu trả lời “tức khắc” và “giản dị” cho những nhu cầu được người người cảm thấy và những phương tiện mà chúng sử dụng có liên hệ với tính nhậy cảm và văn hoá địa phương[90].
Như được biết, nhiều lần Huấn Quyền của Giáo Hội đã cảnh giác đối với những giáo phái, mời gọi xem xét sự lan tràn hiện nay của chúng như một dịp để “suy tư nghiêm chỉnh” từ phía Giáo Hội[91]. Còn hơn là một chiến dịch chống lại các giáo phái, người ta khơi lên tại những địa hạt truyền giáo một khí thế mới “tinh thần truyền giáo” [92].
Giáo lý viên hiện diện ngày nay như một trong những người chủ chốt có sở trường nhất để vượt qua hiện tượng này. Vì có bổn phận truyền đạt Lời và thúc đốc sự tăng trưởng của tất cả mọi người trong việc sống đạo, giáo lý viên ở trong tư thế lý tưởng để giúp người ta, người có đạo cũng như người không có đạo, để họ am hiểu đâu là những câu trả lời đúng cho nhu cầu của họ mà không chạy đến những sự an toàn giả mạo của những giáo phái. Ngoài ra, vì hầu như luôn luôn là giáo dân ở ngoài đời, giáo lý viên có thể thao tác một cách tỉ mỉ hơn, nhờ có sự hiểu biết tình huống một cách trực tiếp và sinh nghiệm.
Những đường hướng hoạt động ưu tiên đối với giáo lý viên là:
H nhận thức tốt nội dung của các giáo phái, đặc biệt những vấn đề mà chúng khai thác để tấn công đức tin và Giáo Hội, hầu làm cho người ta hiểu rằng ý đồ tôn giáo của chính những giáo phái không có gì là vững chắc;
H ân cần lo cho các cộng đoàn Kitô hữu được học hỏi và nhiệt tình tránh cho đức tin khỏi bị xói mòn;
H tăng cường việc loan báo và việc huấn giáo để phòng ngừa sự lan tràn của các giáo phái. Cho nên giáo lý viên dấn thân vào một công việc thầm lặng, kiên trì và tích cực đối với những con người để soi sáng và bảo vệ họ và có khi để giải thoát họ khỏi ảnh hưởng của các giáo phái.
Người ta không được quên tính không nhân nhượng, sự nhiệt thành tuyển mộ (prosélytisme) của các giáo phái và tính gây hấn mà nói chung chúng phô bày đối với công giáo. Một cuộc đối thoại xây dựng đối với đa số các giáo phái là điều không tưởng mặc dù phải tôn trọng và hiểu biết tất cả mọi người. Trong thực tế, điều đó đòi hỏi hành động của Giáo Hội phải trước sau như một để khỏi hớ hênh gây lẫn lộn, và hành động của Giáo Hội cũng phải có tính chất đại kết, bởi vì sự bành trướng các giáo phái gây nên một mối hiểm họa cho tất cả các danh xưng Kitô khác[93].
Giáo lý viên phải giữ chân trong chương trình mục vụ chung được các vị Mục Tử có thẩm quyền chấp thuận[94].
Phưn 2:
TUYN CHON VAÌ HUN LUYN GLV
IV. TUYỂN CHỌN SÁNG SUỐT
17. Tưm quan trong cuía vic chon lỉa vaì sỉ chun b mi trỉìng:
Một vấn đề quan trọng trong những địa hạt truyền giáo là việc khó xác lập mức độ xác tín đức tin nào và sự minh bạch nào của những lý do ơn gọi một ứng viên phải có để được chấp nhận. Ở gốc rễ của sự khó khăn này có nhiều nguyên nhân ít nhiều quan trọng tùy theo nơi chốn. Trong những nguyên nhân đó nổi bật sự trưởng thành đạo đức của các giáo đoàn, sự thiểu số người xứng hợp và sẵn sàng, tình hình xã hội chính trị, chuẩn bị học vấn cơ bản không đủ, khó khăn kinh tế. Sự tình này có thể sinh ra một tình cảm đành chịu, buộc phải phản ứng.
BPÂHCDT nhấn mạnh nguyên tắc: chọn lựa tốt ứng viên là điều kiện đầu tiên để có những ứng viên xứng hợp. Vì vậy, Bộ khuyến khích việc tìm kiếm phẩm chất nhiều hơn, như là mục đích của sự chọn lựa ban đầu. Các vị Mục Tử phải xác tín về tiêu chuẩn này như là một lý tưởng phải đạt tới, cho dù là việc làm từng bước và các vị không nên chấp nhận dung hoà một cách dễ dàng.
Ngoài ra BPÂHCDT gợi ý nên dựa vào môi trường để phát huy sự nhận thức vai trò của giáo lý viên trong cộng đoàn và nhất là ở giữa giới trẻ, để trở nên đông đảo hơn con số những kẻ cảm thấy được lôi cuốn dấn thân vào công tác Giáo Hội này.
Rồi người ta không được quên rằng về phía giáo dân việc đánh giá vai trò này trực tiếp cân xứng với cung cách mà các vị Mục Tử đối với các giáo lý viên, nâng cao quyền hạn và tôn trọng trách nhiệm và năng động, làm việc hăng say và rạng rỡ niềm vui khi thể hiện vai trò của mình, được mến chuộng và được đài thọ đúng mức là người phát huy tốt nhất vai trò của mình[95].
18. Tiu chun chon lỉa:
Muốn tuyển chọn một ứng viên là giáo lý viên, phải biết tiêu chuẩn nào là “chủ yếu”, tiêu chuẩn nào là không chủ yếu. Nhằm mục đích này, trong các Giáo Hội phải dứt khoát làm một bản kê khai các tiêu chuẩn chọn lựa, làm sao để những người hữu trách trong việc tuyển chọn ứng viên có được những điểm quy chiếu. Lập bản kê khai này với những tiêu chuẩn đầy đủ, chính xác và dễ phối kiểm, điều đó thuộc quyền bính địa phương, là quyền duy nhất có khả năng thẩm định những đòi buộc của công tác này và những khả năng ứng phó.
Cho nên về điểm này nên lưu ý đến những chỉ dẫn chung sau đây để đi tới một cung cách đồng bộ trong tất cả các truyền giáo, nhằm tôn trọng những dị biệt cốt yếu không tránh khỏi.
Một số tiêu chuẩn liên quan đến bản thân giáo lý viên. - Trước hết một điều tiên quyết tuyệt đối: không được chấp nhận ai nếu người ấy không có lý do tích cực hoặc nếu người ấy xin làm giáo lý viên, bởi vì đã không tìm được một công việc danh giá hơn và có nhiều lợi tức hơn.
D Theo 1 nghĩa tích cực, những tiêu chuẩn phải liên quan đến:
E Đức tin của ứng viên, được bộc lộ trong lòng đạo và trong lối sống hàng ngày;
E Lòng yêu mến Giáo Hội và sự hiệp thông với các vị Mục Tử;
E Tinh thần tông đồ và sự cởi mở truyền giáo;
E Tình thương đối với anh em và tư thế sẵn sàng phục vụ một cách quảng đại;
E Sự chuẩn bị tinh thần đầy đủ;
E Sự trọng vọng trong cộng đoàn;
E Tất cả những khả năng nhân bản, luân lý và kỹ thuật có liên hệ với chức năng một giáo lý viên, như tính năng động, khả năng quan hệ tốt với người khác, vv...
D Những tiêu chuẩn khác liên quan đến sự chọn lựa. Bởi vì là một công tác Giáo Hội, cho nên quyết định thuộc về Mục Tử, nói chung là cha sở, cộng đoàn nhất thiết phải có tiếng nói ở diện giới thiệu và đánh giá ứng viên. Giám mục cũng sẽ đích thân can thiệp hoặc qua trung gian một vị đại diện ít ra một thời gian sau, để xác nhận qua quyền bính của mình sự tuyển chọn ứng viên và cuối cùng để trao sứ mạng chính thức.
D Có những tiêu chuẩn đặc biệt để được nhận vào một trung tâm hoặc một trường giáo lý viên. Ngoài những tiêu chuẩn chung có giá trị đối với tất cả mỗi trung tâm quy định một số tiêu chuẩn riêng gia nhập, xét theo những đặc trưng của mình, đặc biệt liên quan đến việc chuẩn bị học hành đòi buộc như căn bản, với những điều kiện tham dự và những chương trình huấn luyện, vv...
Những chỉ dẫn tổng quát này phải được minh thị một cách cụ thể khắp nơi, mà không bỏ sót một trong những lãnh vực nào đã được chỉ dẫn, qua việc xác minh và bổ sung những chỉ dẫn đó, theo như tình hình địa phương đòi hỏi và cho phép.
V. ĐƯỜNG LỐI HUẤN LUYỆN
19. Cưn thit phaíi cọ mt sỉ hun luyn tỉng xỉng:
Để các giáo đoàn có đủ giáo lý viên xứng hợp, ngoài việc tuyển chọn thận trọng còn cần phải nhắm vào việc chuẩn bị vì phẩm chất tùy thuộc vào việc đó.
Việc chuẩn bị giáo lý viên đây được Huấn Quyền của Giáo Hội tin tưởng mong đợi hoài, bởi vì mọi hoạt động tông đồ “mà không do những người đã được huấn luyện hẳn hoi chống đỡ thì tất cả phải thất bại” [96].
Nên ghi chú rằng những tài liệu của Huấn Quyền nhấn mạnh một sự huấn luyện giáo lý viên “bao quát” và “chuyên biệt”. Bao quát, nghĩa là bao gồm tất cả mọi chiều kích của giáo lý viên. Chuyên biệt, nghĩa là phù hợp với những đặc trưng của công tác mà giáo lý viên được kêu gọi để làm thay cho các vị Mục Tử: Loan báo Lời cho tất cả mọi người xa gần, lãnh đạo cộng đoàn, linh hoạt hoá và khi nào cần thì chủ tọa buổi cầu nguyện, phục vụ anh em trong những nhu cầu tinh thần và vật chất khác nhau. Điều đó được thấy xác nhận trong những lời lẽ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II: “Cho nên dành ưu tiên cho phẩm chất có nghĩa là dành ưu tiên cho một sự huấn luyện cơ bản thích nghi, có mục đích bảo đảm cho sứ mạng của Giáo Hội một nhân sự có phẩm chất, những chương trình hoàn bị và những cơ cấu thích hợp, bao trùm tất cả mọi chiều kích của việc huấn luyện, từ việc huấn luyện nhân bản cho tới việc huấn luyện tinh thần, giáo thuyết, tông đồ và nghiệp vụ” [97].
Cho nên đó là một sự huấn luyện đòi hỏi nhiều đối với đương sự và cuốn hút những ai phải góp phần vào việc huấn luyện này. BPÂHCDT coi việc đó như là nhiệm vụ của Đấng Bản Quyền[98].
20. Thng nht vaì haìi hoìa trong baín lnh GLV:
Để thực hiện ơn gọi của mình, giáo lý viên cũng như mỗi người giáo dân “phải được huấn luyện cho có tính thống nhất mà họ mang nhãn hiệu ngay trong bản thân là thành phần của Giáo Hội và là công dân xã hội loài người” [99]. Trong hiện hữu của giáo lý viên, không thể có nhiều cuộc sống song hành: một bên, cuộc sống “tinh thần” với những giá trị và đòi buộc của nó; một bên, cuộc sống gọi là “ở ngoài đời” với những phong cách của nó; rồi cuộc sống “tông đồ” với những cam kết của nó, vv...[100].
Muốn đạt được sự thống nhất và sự hài hoà của con người, điều quan trọng chắc chắn là bỏ được những rào cản tính tình, trí tuệ, cảm xúc, v.v... gây cản ngại cho sự tăng trưởng và theo đuổi một chương trình sống ngăn nắp; nhưng không thể chối cãi được là phải đi vào chiều sâu và truy nguyên tìm nguồn chân tính chính sứ vụ của giáo lý viên, là “bản thân” Đức Giêsu Kitô.
Đối tượng chủ yếu và đầu tiên của ngành huấn giáo như được biết, là bản thân Đức Giêsu Nazareth “Con Một Chúa Cha đầy ân sủng và chân lý” (Ga 1,14), “là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Đó là tất cả “mầu nhiệm Đức Kitô” (Ep 3,4), “ẩn dấu từ muôn đời và muôn thế hệ” (Cl 1,26), mà phải được mặc khải. Do đó mối quan tâm chính là sự truyền đạt, qua việc giảng dạy và phong cách của mình, giáo thuyết và đời sống của Đức Giêsu. Hữu thể và tác hành của giáo lý viên tùy thuộc toàn bộ vào hữu thể và tác hành của Đức Giêsu Kitô. Sự thống nhất và sự hài hoà đời sống của giáo lý viên nằm ngay trong quan điểm Kitô này và được xây dựng chung quanh một “tình nghĩa sâu xa với Chúa Kitô và với Chúa Cha”, trong Thánh Linh[101]. Không bao giờ người ta nhấn mạnh đủ điểm này để canh tân bộ mặt giáo lý viên là việc có tính chất quyết định đối với sứ mạng của Giáo Hội vào lúc này.
21. Trỉíng thaình nhn baín:
Ngay trong việc tuyển chọn, điều quan trọng phải lưu tâm là giáo lý viên có được một số tối thiểu tư cách nhân bản hoặc ít ra một số tối thiểu tiềm năng có thể được giáo dục và phát triển trong một quá trình huấn luyện. Mục tiêu phải đạt tới trên bình diện này, đó là việc giáo lý viên trở thành một người trưởng thành và xứng hợp về nhân bản đối với một nhiệm vụ hữu trách và cộng đồng.
Vì thế có một số phương diện chính xác phải được xem xét. - Trước hết lãnh vực thuần túy nhân bản, với tất cả những gì mà điều đó bao gồm: quân bình tâm thể lý, sức khoẻ tốt, tinh thần trách nhiệm, lương thiện, năng động, đạo đức, nghề nghiệp và gia đình, tinh thần hy sinh, dũng cảm, kiên trì, v.v... - Ngoài ra, năng khiếu đối với những chức năng của giáo lý viên: dễ tiếp xúc, đối thoại với những tín ngưỡng của những tôn giáo khác nhau và những nền văn hoá riêng biệt, khả năng giao tiếp, sẵn sàng hợp tác, sự thận trọng của người hướng dẫn, phán đoán thanh thản, sự hiểu biết và tính thực tế, khả năng an ủi, và đem lại hy vọng, v.v... - Sau cùng một số tư cách đặc trưng đối với những tình huống đặc thù: là người kiến tạo hoà bình có năng khiếu làm việc để thăng tiến, phát huy, linh hoạt hoá các sinh hoạt xã hội văn hoá, bén nhậy đối với những vấn đề công lý, y tế, v.v...
Những tư cách nhân bản này mà được phát huy bởi một khoá sư phạm lành mạnh, sẽ tạo nên một bản lĩnh trưởng thành và hoàn bị, lý tưởng đối với một giáo lý viên.
22. ìi sng thing ling su sc:
Sứ mạng của người giáo dục trong đức tin đòi hỏi giáo lý viên phải có một đời sống thiêng liêng thâm sâu. Đó là phương diện cao nhất và quí nhất trong bản lĩnh của giáo lý viên và vì thế là chiều kích ưu tiên trong việc huấn luyện giáo lý viên. Người giáo lý viên chân chính đó là vị thánh[102].
Đời sống thiêng liêng của giáo lý viên có trung điểm trong sự hiệp thông thâm sâu đức tin và đức ái với Đức Kitô, Đấng đã kêu gọi và sai giáo lý viên đi[103]. Như Đức Giêsu, Thầy duy nhất (Mt 23,8)[104], giáo lý viên phục vụ anh em qua sự giảng dạy và việc làm, và luôn luôn là những cử chỉ tình thương (Cv 1,1). Chu toàn ý Cha, vì là một việc bác ái cứu độ, nên cũng là của ăn cho giáo viên, cũng như ý Cha đã là của ăn cho Đức Giêsu (Ga 4,34). Cho nên sự thánh thiện đời sống, thể hiện trong viễn cảnh căn tính của người giáo dân và người tông đồ[105] là lý tưởng phải đạt tới trong việc thực hiện công tác của giáo lý viên.
Việc huấn luyện tinh thần diễn ra trong một quá trình trung tín với “Đấng là nguồn cảm hứng cho tất cả mọi việc huấn giáo và cho tất cả những ai chu toàn việc đó: Thần Khí Chúa Cha và Chúa Con: Thánh Linh” [106].
Cách thức thuận lợi nhất để đạt tới mức trưởng thành cao nội tâm này là đời sống bí tích và đời sống cầu nguyện sốt sắng[107].
Từ những kinh nghiệm có ý nghĩa thực tế nhất nẩy sinh lý tưởng đời sống cầu nguyện, mà BPÂHCDT ít ra đề nghị cho những giáo lý viên nào hướng dẫn một cộng đoàn hoặc làm việc trọn thời gian, hoặc hợp tác sát cánh với linh mục, đặc biệt cho những ai được gọi là cán bộ.
D Tham dự Thánh Thể mỗi ngày, nơi nào có thể để được dưỡng nuôi bằng “bánh hằng sống” (Ga 6,42), để hình thành “một thân thể” với anh em (1 C 10,17) và dâng mình cho Chúa Cha cùng với Mình và Máu Đức Kitô[108].
D Sống phụng vụ trong các chiều kích của nó để được lớn lên trong bản thân và có thể giúp đỡ cộng đoàn[109].
D Đọc một vài phần Sách Phụng Vụ Giờ Kinh, cách riêng Kinh Sáng và Kinh Chiều để kết hợp với lời ngợi khen mà Giáo Hội dâng lên Chúa Cha “từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn” (Tv 113,3)[110].
D Suy niệm hằng ngày, đặc biệt về Lời Chúa trong một thái độ chiêm niệm và đáp ứng bản thân; như kinh nghiệm chứng tỏ, việc suy niệm đều đặn cũng y như việc đọc sách nguyện (Lectio divina), ngay cả đối với giáo dân làm cho đời sống có nề nếp và đảm bảo một sự tăng trưởng thiêng liêng hài hoà[111].
D Kinh nguyện cá nhân để nuôi dưỡng sự hiệp nhất với Chúa đang khi làm công việc thường ngày, đặc biệt lưu tâm đến việc sùng kính Đức Mẹ.
D Năng lãnh nhận bí tích sám hối để thanh tẩy tâm hồn và thêm lòng sốt sắng[112].
D Tham gia các cuộc tĩnh tâm để phục hồi bản thân và cộng đồng.
Chính do việc nuôi dưỡng đời sống nội tâm bằng việc năng cầu nguyện một cách chân thành mà giáo lý viên có thể đạt tới mức độ trưởng thành tinh thần do vai trò của mình đòi buộc. Được biết sự gắn bó với sứ điệp Kitô giáo - kết quả của ân sủng và tự do - rốt cuộc không tùy thuộc vào tài khéo léo của giáo lý viên, cho nên hoạt động của giáo lý viên phải được tháp tùng bởi kinh nguyện[113].
Vì thiếu những người sẵn sàng và xứng hợp, có thể xảy ra là người ta liều lĩnh bằng lòng với những giáo lý viên có một trình độ tinh thần thấp hơn. BPÂHCDT cổ võ việc chống lại những giải pháp thực tiễn, để bộ mặt tông đồ có thể duy trì được tư thế sáng giá của mình trong Giáo Hội không sa sút chút nào, như sự cam kết dấn thân truyền giáo cũng mong đợi vào lúc này.
Đối với đời sống thiêng liêng của giáo lý viên, điều cần thiết là lo liệu cho họ những phương tiện cân đối. Chắc hẳn phương tiện thứ nhất là việc linh hướng. Những giáo phận được khích lệ để đặc trách một hoặc nhiều linh mục làm linh hướng cho giáo lý viên; vị linh hướng sẽ đến với họ tại nhiệm sở của họ. Nhưng người ta có thể bỏ qua việc đặt một vị linh hướng thường xuyên, mà giáo lý viên có thể tự chọn trong những linh mục sẵn sàng mà họ dễ lui tới. Lãnh vực này phải được tăng cường. Điều quan trọng trước tiên là các cha sở lui tới các giáo lý viên và để ý theo dõi sự tăng trưởng tinh thần, hơn là hiệu năng công việc của họ.
Cũng nên khuyến nghị: những sáng kiến giáo xứ và giáo phận hãy quy về việc đào tạo nội tâm cho giáo lý viên, như các trường lớp dạy cầu nguyện, những hình thức đời sống huynh đệ và chia sẻ tinh thần, những cuộc tĩnh tâm. Những sáng kiến này chẳng cô lập giáo lý viên nhưng giúp họ lớn lên về mặt tinh thần trogn sự hiệp thông giữa họ với nhau.
Sau cùng mỗi giáo lý viên hãy xác tín rằng cộng đoàn Kitô hữu cũng là nơi thuận tiện cho sự phát triển đời sống nội tâm của mình. Đang khi hướng dẫn và linh hoạt hoá kinh nghiệm của người anh em, đến lần mình giáo lý viên nhận được từ họ một gương sáng động viên mình hầu duy trì lòng sốt sắng và lớn lên trong tư cách tông đồ.
23. Chun b giạo thuyt:
Hiển nhiên sự chuẩn bị giáo thuyết là một nhu cầu đối với giáo lý viên nhằm mục đích thủ đắc nội dung cốt yếu giáo thuyết Kitô giáo và đạt được khả năng thông truyền giáo thuyết một cách minh bạch và sinh yếu, không khiếm khuyết và lệch lạc.
Đối với tất cả mọi ứng viên, người ta mong chờ một sự chuẩn bị học hành cơ bản, dĩ nhiên có tương quan với tình hình chung của xứ sở. Về điểm này đã ghi chú những khó khăn xảy đến nơi nào mà việc đi học thấp kém. Người ta không thể nhượng bộ những khó khăn này mà không phản ứng. Trước hết phải cố gắng nâng cao mức độ học hành cơ bản đòi buộc để được chấp nhận, làm sao cho tất cả các ứng viên được chuẩn bị để theo lớp “văn hoá tôn giáo cao cấp”. Nếu không có như vậy, họ vừa mang mặc cảm tự ti đối với những người có học, họ vừa tự cảm thấy thực sự ít có khả năng hơn để đương đầu với một số lãnh vực và để giải quyết các vấn đề.
Để thủ đắc nội dung, hiện vẫn còn giá trị khuôn khổ hoàn bị của “việc huấn luyện giáo thuyết thần học, nhân sinh học, phương pháp luận”, như được trình bày trong cuốn Chỉ Nam Giáo Lý Tổng Quát, do Bộ Giáo Sĩ phát hành năm 1971[114]. Nhưng đối với những địa hạt truyền giáo người ta chờ đợi những sự minh xác đặc biệt và bổ sung, mà Bộ này đã phần nào đưa ra trong Phiên Họp Khoáng Đại năm 1970 và bây giờ Bộ điểm lại và triển khai trên cơ sở Thông điệp Redemptoris Missio:
D Do mục đích riêng của hoạt động truyền giáo, những yếu tố căn bản trong việc huấn luyện giáo thuyết cho giáo lý viên sẽ là Thần học Chúa Ba Ngôi, Kitô học và Giáo Hội học, được nghiên cứu trong một tổng hợp bao quát, có hệ thống và tiệm tiến của sứ điệp Kitô giáo. Dấn thân vào việc làm cho biết và yêu mến Đức Giêsu Kitô, Chúa làm Người, giáo lý viên sẽ lấy những môn đó làm đối tượng cho việc học hỏi và việc hướng dẫn nội hoá của mình. Dấn thân vào việc làm cho biết và yêu mến Giáo Hội, giáo lý viên sẽ làm quen với truyền thống, lịch sử của Giáo Hội và với chứng tích của những gương mẫu vĩ đại là các Giáo phụ và các thánh[115].
D Mức độ văn hoá tôn giáo và thần học thay đổi từ nơi này sang nơi khác và theo như việc giảng dạy được tổ chức trong một trung tâm giáo lý viên hoặc dùng những giáo trình ngắn gọn hơn. Cho nên chẳng hạn, người ta bảo đảm cho chúng ta một mức độ tối thiểu chính đáng, do Hội Đồng giám mục hoặc do mỗi giám mục ấn định, phù hợp với tiêu chuẩn chung nói ở trên về nhu cầu thủ đắc một mức độ văn hoá “cao cấp”.
D Sách Thánh tiếp tục là đề tài chính yếu của việc giảng dạy và tạo nên hồn của tất cả việc học hỏi thần học. Nơi nào cần, Sách Thánh phải được tăng cường. Chung quanh Sách Thánh phải lên một chương trình gồm những ngành thần học chính. Phải tâm niệm rằng giáo lý viên cần phải thủ đắc một năng khiếu cho việc mục vụ Kinh Thánh, cũng nhắm đương đầu với những tín ngưỡng không công giáo và với những giáo phái vì họ nại đến Kinh Thánh một cách không luôn đúng đắn.
D Truyền giáo học ít ra trong những yếu tố có tầm cỡ cũng phải được dạy cho giáo lý viên để đảm bảo cho họ một sự chuẩn bị giáo thuyết tương xứng về phương diện ơn gọi thiết yếu này của họ.
D Được kêu gọi để làm linh hoạt viên các buổi cầu nguyện cộng đồng, giáo lý viên cần đào sâu một cách thích đáng việc học hỏi phụng vụ.
D Theo nhu cầu địa phương người ta sẽ lo đưa vào hoặc tăng cường một số môn học, tỉ dụ như giáo thuyết, tín ngưỡng và những nghi thức chính của những tôn giáo khác hoặc những giáo thuyết thần học khác nhau, thuộc các Giáo Hội hoặc các giáo đoàn không công giáo hiện hữu trong khu vực.
D Một sự lưu tâm đặc biệt đáng được dành cho một số môn khả dĩ làm cho sự chuẩn bị trí tuệ của giáo lý viên vững chắc hơn và hiện thực hơn:
E Sự hội nhập Kitô giáo vào một nền văn hoá đặc thù;
E Sự thăng tiến con người và sự thăng tiến công lý trong một tình hình kinh tế xã hội riêng biệt nào;
E Lịch sử xứ sở, sự nhận thức việc sống đạo, biết tiếng nói, biết những vấn đề và những yêu cầu của môi trường mà giáo lý viên được gởi tới.
D Đối với việc chuẩn bị phương pháp luận; hãy nhớ rằng nhiều giáo lý viên trong vai trò linh hoạt viên và hướng dẫn viên của cộng đoàn cũng làm việc trong những lãnh vực mục vụ khác, và hầu hết tất cả đều tiếp xúc với những tín đồ thuộc các tôn giáo khác. Đó là lý do tại sao giáo lý viên không những phải được khai tâm vào việc giảng dạy môn huấn giáo, mà còn vào tất cả những hoạt động liên quan đến việc loan báo khởi đầu Tin Mừng và đời sống của một giáo đoàn.
D Điều cũng quan trọng nữa là việc cung ứng cho giáo lý viên một huấn giáo để có thể đương đầu với những tình hình mới ngày nay đang ló diện trong môi trường hoạt động của họ. Trong các chương trình học, khởi đầu từ thực tại hiện thời và từ những thay đổi tiên đoán được, người ta cũng chưa đưa vào những môn có thể giúp đương đầu với những hiện tượng đô thị hoá, tục hoá, công nghiệp hoá, di dân, thay đổi xã hội chính trị, chuyển động trong giới trẻ.
D Cần phải nhấn mạnh rằng việc huấn luyện thần học phải là trọn bộ chứ không cục bộ. Thật vậy, giáo lý viên cần có một sự hiểu biết nhất quán đức tin, là điều thật thuận lợi cho sự thống nhất và sự hài hoà trong bản lĩnh và công tác tông đồ của mình.
Trong thời buổi này cần phải nêu lên tầm quan trọng đặc biệt của Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo đối với sự chuẩn bị giáo thuyết dành cho giáo lý viên. Quả thật Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo chứa đựng một tổng hợp hữu cơ của mặc khải và đức tin công giáo vĩnh cửu, như Giáo Hội muốn đề nghị cho mình và cho cộng đoàn nhân loại ngày nay. như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II khẳng định trong Tông Hiến Kho Tàng Đức Tin “Fidei Depostum”, cuốn giáo lý chứa đựng “cái cũ và cái mới (x. Mt 13,52), vì đức tin vẫn luôn luôn là một và là nguồn ánh sáng luôn luôn mới mẻ”. Cuốn giáo lý trong trọn tính hiện thực của nó muốn cung ứng một sự phục vụ liên hệ rất mật thiết với tất cả các giáo lý viên. Chính Tông Hiến cũng chứng nhận rằng cuốn giáo lý được dâng cho các vị Mục Tử và những người tín hữu để phục vụ các vị trong việc chu toàn “sứ mạng loan báo đức tin và kêu gọi sống theo Tin Mừng”. Hơn nữa, cuốn giáo lý được “dâng cho tất cả mọi người, chờ mong được biết lý do niềm hy vọng ở trong chúng ta (x. 1p 3,15) và muốn biết Giáo Hội Công Giáo tin những gì”. Chắc chắn giáo lý viên sẽ tìm được trong cuốn giáo lý mới một nguồn cảm hứng và một kho kiến thức cho sứ mạng chuyên biệt của mình.
D Còn phải thêm vào những chỉ dẫn một sự mời gọi để tạo phương tiện cần thiết cho sự huấn luyện trí tuệ của giáo lý viên. Trong những phương tiện đó, trường huấn giáo chiếm vị trí hàng đầu; cũng thế tỏ ra rất hiệu quả những khoá ngắn hạn được lên chương trình trong các giáo phận hoặc giáo xứ, việc dạy riêng do một linh mục hoặc do một chuyên viên giáo lý, sự sử dụng những khoản trợ cấp. Việc giáo dục trí tuệ nên là nổi bật một phương pháp luận đa dạng và ở trong tầm tay, như những giáo trình, những công việc nhóm, sự phân tích những nố thực hành, nghiên cứu và tự học.
Cho nên chiều kích trí tuệ trong việc huấn luyện được thấy là rất gắt gao và đòi hỏi sự dấn thân của những người có tư cách, sự thiết lập những cơ cấu và sự bố trí những phương tiện kinh tế. Đó là một thách đố sẽ phải đương đầu và vượt qua nhờ sự dũng cảm, tính thực tế lành mạnh và một lịch trình thông minh. Lãnh vực này còn thiếu sót nhất trong lúc này.
Mỗi giáo lý viên hãy dấn thân tối đa vào việc học hỏi để trở thành ngọn đèn soi lối cho anh em (Mt 5,14-16). Muốn được thế, trước tiên chính giáo lý viên hãy vui mừng trong đức tin và đức cậy (Ph 3,1; Rm 12,12); giáo lý hãy thận trọng chỉ đề nghị những nội dung chắc chắn trong giáo thuyết của Giáo Hội, với lòng trung thành đối với Huấn Quyền; giáo lý viên không bao giờ được tự tiện làm giao động các lương tâm nhất là nơi những người trẻ với những lý thuyết “có hướng nêu lên những vấn đề hư không hơn là phục vụ ý định của Thiên Chúa được lập căn trên đức tin” (1 Th 1,4)[116].
Nói cho cùng bổn phận của giáo lý viên là kết hợp nơi bản thân cả hai chiều kích: trí tuệ và tinh thần. Bởi vì chỉ có một Thầy duy nhất, nên giáo lý viên hãy ý thức rằng một mình Đức Kitô là Đấng giảng dạy, còn mình là người giảng dạy “trong mức độ mình là phát ngôn viên của Ngài, để cho Đức Kitô giảng dạy qua miệng mình” [117].
24. Y thỉc mủc vủ:
Chiều kích mục vụ trong việc huấn luyện liên quan đến việc thi hành ba chức năng: tiên tri, tư tế và vương giả của người giáo dân đã được rửa tội. Cho nên giáo lý viên phải được khai tâm vào nhiệm vụ của mình: loan báo Tin Mừng, huấn giáo, giúp đỡ anh em để họ có thể sống đức tin của họ và dâng lên Thiên Chúa sự thờ phượng phải phép và chu toàn những công tác mục vụ được trao phó trong cộng đoàn.
Những thái độ chính cần huấn luyện nơi ứng viên là:
H Tinh thần trách nhiệm mục vụ và tư cách lãnh đạo “leadership”,
H Quảng đại trong phục vụ, năng động và sáng tạo,
H Hiệp thông với Giáo Hội và vâng phục các vị Mục Tử.
Loại hình đào tạo này đòi hỏi việc học hành lý thuyết, nhằm minh họa những lãnh vực tông đồ chính yếu mà giáo lý viên có thể can dự vào, nhận thức tốt những yêu cầu và những phương thức đối phó những yêu cầu này. Dĩ nhiên cần phải giải thích những đặc trưng của những người nhận xem họ là thiếu nhi, người trẻ hoặc người lớn, sinh viên hay người lao động, đã được rửa tội hay không, xem họ thuộc về những cộng đoàn nhỏ hay thuộc về những phong trào v.v... và những cách thức khác nhau để liên hệ với họ.
Ngoài ra sự huấn luyện mục vụ đòi hỏi những việc thực tập, nhất là ban đầu, nhờ tu sĩ hoặc linh mục hoặc bất cứ giáo lý viên đầy kinh nghiệm nào khác hướng dẫn. Cách riêng người ta phải đảm bảo cho giáo lý viên sự chuẩn bị mục vụ bí tích, ngõ hầu họ có thể giúp giáo dân hiểu rõ hơn ý nghĩa tôn giáo của những dấu chỉ, và tin cậy mà đến với những nguồn vô tận của đời sống siêu nhiên này. Người ta không được quên điều quan trọng là đôn đốc những người giáo dân bị đau khổ thử thách để họ sống ơn riêng của bí tích Xức Dầu bệnh nhân.
Học lý thuyết và thực tập sẽ hết sức nhuần nhuyễn với nhau làm sao cho sự khai tâm vào việc dấn thân làm tông đồ diễn ra một cách tiệm tiến và hoàn bị.
Còn về sự chuẩn bị cho công tác huấn giáo chuyên biệt, nên nhắc lại một cách rõ ràng Chỉ Nam Giáo Lý Tổng Quát, cách riêng Phần IV: “Sơ lược phương pháp luận” [118].
25. Nhit tm truyưn giạo:
Chiều kích truyền giáo ở nội tại ngay trong căn tính của giáo lý viên và đặc trưng mỗi một hoạt động tông đồ của giáo lý viên. Bởi thế chiều kích đó phải được ưu tiên trong việc huấn luyện, bằng cách để ý đảm bảo cho mỗi giáo lý viên một sự khai tâm thích đáng, lý thuyết và thực hành giúp họ dấn thân phục vụ trong vai trò người giáo dân. Cần phải đi hết một cách tiệm tiến những giai đoạn sau đây đặc trưng cho hoạt động truyền giáo:
D Hiện diện một cách chủ động trong xã hội loài người, đưa ra một chứng từ đời sống trung thực, nối với tất cả một cuộc đối thoại thẳng thắn và cởi mở, hợp tác trong tình bác ái để giải quyết những vấn đề chung[119].
D Loan báo một cách thẳng thắn (Cv 4,13; 28,31) chân lý về Thiên Chúa và về Đấng mà người đã sai đến vì phần rỗi mọi người, là Đức Giêsu Kitô (2 Tm 1,9), ngõ hầu những người ngoại đạo mà Thánh Linh sẽ mở lòng trí cho (Cv 16,14) có thể tin theo và tự do trở lại[120].
E Gặp gỡ các đồ đệ thuộc những tôn giáo khác mà không có thành kiến, trong tinh thần đối thoại thẳng thắn.
E Chuẩn bị những người dự tòng bằng cách khai tâm từng bước vào mầu nhiệm cứu chuộc, vào việc giữ những mệnh lệnh Tin Mừng, vào việc sống đạo, việc phụng vụ và việc bác ái của Dân Chúa[121].
E Thành lập cộng đoàn, bằng cách chuẩn bị những thỉnh viên xin chịu phép Rửa Tội và lãnh nhận những Bí Tích Khai tâm Kitô giáo khác, rồi chuẩn bị họ gia nhập Giáo Hội Chúa Kitô, là tiên tri, tư tế và vương giả[122].
D Dưới quyền của các vị Mục Tử và hợp tác với những người tín hữu khác, giáo lý viên chu toàn những việc mà trên bình diện mục vụ quy về việc trưởng thành hoá Giáo Hội địa phương. Những công tác đó được liên kết với những nhu cầu của mỗi Giáo Hội và đặc trưng giáo lý viên trong các địa hạt truyền giáo. Do đó việc đào tạo phải giúp giáo lý viên tinh luyện sự bén nhậy truyền giáo của mình, khiến giáo lý viên có khả năng khám phá tất cả những tình huống thuận lợi cho việc loan báo khởi đầu Tin Mừng và can dự vào.
Cần phải lập lại tư tưởng của Đức Gioan Phaolô II đã được trích dẫn, nghĩa là khi giáo lý viên được huấn luyện tốt trong tinh thần truyền giáo, chính họ trở thành linh hoạt viên truyền giáo các giáo đoàn của họ và có thể giúp đỡ nhiều trong công cuộc phúc âm hoá những người ngoại đạo, bởi vì họ ở trong tư thế sẵn sàng để được các vị Mục Tử sai đi ra ngoài xứ sở của họ. Ý thức trách nhiệm bản thân, các vị Mục Tử sẽ biết nâng chất tối đa đạo binh tông đồ không thể thay thế này và giúp họ luôn tăng trưởng hơn nữa trong nhiệt tâm truyền giáo.
26. Y thỉc Giạo Hi:
Tự bản chất Giáo Hội là truyền giáo, Giáo Hội được sai đi và hướng tới việc phúc âm hoá tất cả mọi người. Sự kiện đó đưa tới hai điều xác tín: một là việc tông đồ không phải là một việc cá nhân và lẻ loi; hai là, việc tông đồ được chu toàn trong sự hiệp thông với Giáo Hội, bắt đầu từ Giáo Hội địa phương với giám mục của mình.
Những nhận định này, được Đức Phaolô VI đưa ra khi nói về những người rao giảng Tin Mừng[123], có thể được áp dụng đích đáng cho giáo lý viên, mà địa hạt là một thực tại cực kỳ Giáo Hội và vì thế là một thực tại cộng đồng[124]. Thật vậy, giáo lý viên được các vị Mục Tử ủy nhiệm và họ hoạt động để hoàn thành sứ mạng nhận lãnh từ Giáo Hội và nhân danh Giáo Hội. Công việc mà giáo lý viên không là chủ nhưng là người phục vụ khiêm tốn có những liên hệ trong trật tự cơ chế và trong bậc ân sủng với hoạt động của toàn Giáo Hội.
Những thái độ chính phải quan tâm để huấn luyện giáo lý viên cho tương xứng theo chiều kích cộng đồng này là:
D Sẵn sàng vâng phục tông truyền đối với các vị Mục Tử trong tinh thần đức tin, như Đức Giêsu là Đấng “tự hủy mình đi; mặc lấy thân phận tôi tớ, vâng lời cho đến chết” (Pl 2,7-8; x. Dt 5,8; Rm 5,19). Sự vâng phục tông truyền này phải thể hiện với tinh thần trách nhiệm, bởi lẽ sứ vụ của giáo lý viên sau sự tuyển chọn và sự ủy nhiệm được thực thi bởi con người, đã được ơn Thánh Linh kêu gọi và làm cho có sở trường tự bên trong[125].
Trong bối cảnh sự vâng phục tông truyền này thật hợp cảnh hơn bao giờ hết sự ủy nhiệm hoặc bài sai chính thức, như điều đó diễn ra trong nhiều Giáo Hội, nơi mà hiển hiện liên hệ giữa sứ mạng Đức Kitô, sứ mạng Giáo Hội và sứ mạng của giáo lý viên. Nên có một buổi phụng vụ đặc biệt hoặc phỏng theo phụng vụ, được phê chuẩn đúng luật, cử hành trong cộng đoàn từ nơi mà giáo lý viên ra đi. Trong buổi cử hành đó giám mục hoặc vị đại diện diễn đạt sự ủy nhiệm, làm một cử chỉ nói lên ý nghĩa của sự ủy nhiệm, tỉ dụ như đặt cỗ thánh giá hoặc trao sách Tin Mừng. Cũng nên làm cho nghi thức ủy nhiệm này có sự long trọng khác nhau theo như giáo lý viên là trọn thời gian hoặc bán thời gian.
E Khả năng hợp tác ở những cấp bậc khác nhau: ý thức cộng đồng nhất thiết khơi lên nơi cá nhân một thái độ tác động hợp tác, mà phải được giáo dục và nâng đỡ. Giáo lý viên phải biết để ý đến tất cả các thành viên của giáo đoàn, nơi mà giáo lý viên có chân và phối hợp với họ làm việc. Đặc biệt giáo lý viên được kêu gọi để hợp tác với tất cả các người giáo dân khác dấn thân trong việc mục vụ, cách riêng nơi những Giáo Hội mà công tác của giáo dân khác với công tác của giáo lý viên được phát triển nhiều hơn. Để biết hợp tác ở cấp bậc này nếu chỉ có xác tín bên trong thì không đủ, nhưng còn phải sử dụng những phương tiện thích hợp với công việc toàn bộ là việc lập chương trình và việc kiểm điểm chung những công việc và hoạt động khác nhau. Mối dây đoàn kết giữa tất cả các lực lượng đặc biệt này thuộc về bổn phận của các vị Mục Tử, nhưng một giáo lý viên khôn khéo sẽ biết cách cổ võ sự đoàn kết của tất cả những ai hoạt động trong phạm vi ảnh hưởng của mình.
Giáo lý viên sẽ biết chịu khổ vì Giáo Hội, chịu đựng những mệt nhọc do việc tông đồ chung và chấp nhận những khuyết điểm của những thành viên trong Giáo Hội, theo gương Đức Giêsu Kitô, Đấng đã yêu mến Giáo Hội và nộp mình vì Giáo Hội (Ep 5,25)[126].
Người ta sẽ lo giáo dục ý thức cộng đồng ngay từ lúc bắt đầu huấn luyện nhờ những kinh nghiệm mà các ứng viên đã lên chương trình, được thực hiện và kiểm điểm trong nhóm.
27. Nhỉỵng ngỉìi laìm cng tạc hun luyn:
Một vấn đề có tầm mức quan trọng hàng đầu trong việc huấn luyện giáo lý viên là vấn đề có đủ nhà giáo dục có trình độ. Khi nói về những người điều khiển, phải nghĩ đến toàn thể những người can dự vào việc huấn luyện.
Trước hết giáo lý viên phải xác tín rằng nhà giáo dục đầu tiên của họ là Đức Giêsu Kitô, Ngài huấn luyện nhờ Thánh Linh (Ga 16,12-15). Điều đó bao gồm nơi họ tinh thần đức tin và tư thế cầu nguyện trầm mặc để cho sư phạm thiên linh tác động. Quả thật việc giáo dục các tông đồ chính yếu là một nghệ thuật được thể hiện trên bình diện siêu nhiên.
Con người là người đầu tiên có trách nhiệm đối với sự tăng trưởng nội tâm của mình, nghĩa là đối với cung cách để đáp ứng tiếng gọi thiên linh. Ý thức trách nhiệm này thúc đẩy giáo lý viên đưa ra một tiếng thưa chủ động và sáng tạo bằng cách đảm nhận và dồn tất cả trách nhiệm vào sự tiến bước của đời sống.
Giáo lý viên làm việc với danh nghĩa và với sự trợ giúp của giáo đoàn. Thế nên cộng đoàn được kêu gọi để hợp tác vào việc huấn luyện giáo lý viên, đặc biệt bảo đảm nhận họ theo cương vị của họ và hợp tác với họ như lòng họ mong đợi. Trong cộng đoàn, các vị Mục Tử sẽ chu toàn công tác lãnh đạo như là những nhà giáo dục của giáo lý viên. Điều đó đòi hỏi các vị phải quan tâm đến họ một cách đặc biệt, và đòi hỏi các ứng viên phải có sự tín nhiệm và sự sẵn sàng chấp hành chỉ thị của các vị. Vì địa vị của mình, giám mục và cha sở là những người đầu tiên huấn luyện giáo lý viên.
Những nhà giáo dục, nghĩa là những người mà Giáo Hội đặc trách để thực hiện chương trình huấn luyện giáo lý viên, là như những người “bạn đồng hành” mà sự phục vụ sáng giá thật là quý báu.
Trước hết là những vị đặc trách các Trung Tâm giáo lý viên, rồi đến tất cả những vị có nhiệm vụ lo cho việc huấn luyện cơ bản và việc trường huấn ở ngoài các trung tâm. Điều quan trọng là tuyển mộ những nhà giáo dục xứng hợp. Ngoài việc họ là những giáo dân tốt, họ đã được chuẩn bị một cách thích đáng vào nhiệm vụ này và có được kinh nghiệm bản thân, vì chính họ đã làm công tác huấn giáo. Điều tốt nữa là nếu có thể những huấn luyện viên hợp thành nhóm (team = đội) linh mục, tu sĩ và giáo dân, các ông và các bà. Các ứng viên hãy tin tưởng những huấn luyện viên và nhìn nhận các vị như những người hướng dẫn cần hẳn, mà Giáo Hội đưa tới với lòng ưu ái ngõ hầu các ứng viên đạt tới mức trưởng thành cao độ nhất.
28. Sỉ hun luyn c baín:
Quá trình huấn luyện đi trước ngày khai trương sứ vụ huấn giáo sẽ không đồng đều trong tất cả các Giáo Hội, vì lý do có những tổ chức, những khả năng khác nhau và quá trình huấn luyện cũng thay đổi, theo như nó được thực hiện trong một Trung Tâm chuyên biệt hay ở nơi nào khác.
Phải tuyệt đối cung ứng cho tất cả các giáo lý viên đủ mức tối thiểu huấn luyện khai mào, nếu không có như vậy giáo lý viên sẽ không đạt được khả năng thoả đáng hầu đáp ứng sứ mạng của mình. Nhằm mục đích này, đây là một vài nguyên tắc và chỉ dẫn mà sẽ góp phần vào việc khai thông và hướng dẫn những sự tuyển chọn được việc:
D Biết người; cần phải biết rõ bản thân của ứng viên trong môi trường văn hoá của đương sự. Nếu không có sự hiểu biết căn bản này, sự huấn luyện có nguy cơ trở thành việc học hành nhiều hơn và sẽ ít được nhân cách hóa.
D Lưu tâm đến thực tại xã hội và Giáo Hội. Điều quan trọng là giáo lý viên nhận được một sự huấn luyện không trừu tượng, nhưng hoà nhập vào thực tại nơi họ sống và làm việc. Sự lưu tâm đến tình hình Giáo Hội và xã hội cho thấy những điểm quy chiếu cụ thể và đảm bảo một sự huấn luyện đạt mức cao.
D Một phương pháp quy củ và hoàn bị. Xét theo bối cảnh truyền giáo và những nguyên tắc một sư phạm lành mạnh, phương pháp đào tạo phải là:
E Thực nghiệm, nghĩa là được làm giầu bởi những sự đối chất theo chương trình và hướng dẫn cùng với tinh thần Giáo Hội, văn hoá và xã hội của địa phương;
E Toàn bộ: nhằm làm tăng trưởng con người dưới tất cả mọi phương diện và giá trị nhân bản;
E Dưới dạng đối thoại với một sự trao đổi liên tục giữa con người và Thiên Chúa, người đào tạo, cộng đoàn;
E Giải thoát: khả dĩ bảo đảm sự tự do cho giáo lý viên đối với bất cứ sự chi phối nào biết hay không biết.
E Hài hoà: hướng tới điều thiết yếu và đưa tới sự thống nhất nội tâm.
D Dự án đời sống: một sư phạm hiệu quả giúp cá nhân kiến tạo cho mình một dự án đời sống, nhằm chỉ định những mục tiêu và những phương tiện để đạt những mục tiêu đó một cách thực tế. Cho nên mỗi giáo lý viên ngay từ đầu sẽ được huấn luyện để tự đưa ra cho mình một chương trình quy củ, trong đó người ta để ý trước tiên đến căn tính toàn vẹn và lối sống, rồi đến những tư cách cần thiết cho việc tông đồ.
D Đối thoại huấn luyện: đó là sự đàm thoại riêng tư giữa ứng viên và huấn luyện viên. Sự đàm thoại này quan trọng để soi sáng khích lệ và thúc đẩy tiến bộ trong việc huấn luyện. Giáo lý viên hãy cởi mở với huấn luyện viên và thiết lập với vị đó một cuộc đối thoại xây dựng và đều đặn. Trong cuộc đối thoại huấn luyện một chỗ đặc biệt được dành cho việc linh hướng, nhằm đưa con người vào thẩm cung hữu thể của mình và giúp con người mở ra cho ân sủng, cùng lớn lên trong sự khôn ngoan.
D Trong một bối cảnh cộng đồng. Cộng đoàn Kitô hữu, nơi giáo lý viên sinh sống và triển khai hoạt động của mình là nơi để đối chất, đề nghị và phân định đời sống, đối với những người thực hiện ơn gọi tông đồ. Giáo lý viên có thể từ từ khám phá trong cộng đoàn ý định cứu chuộc của Thiên Chúa thể hiện như thế nào. Không một sự giáo dục tông đồ tích cực nào thể hiện được bên ngoài bối cảnh cộng đồng.
Phải để sẵn trong tâm trí những chỉ dẫn sư phạm này và đem ra thực hành nơi nào có được một cơ cấu tốt cho việc huấn luyện căn bản. Tuy nhiên, ngay cả nơi nào mà người ta mới ở ban đầu, vẫn có thể sử dụng những chỉ dẫn đó để cổ võ và hướng dẫn các vị Mục Tử và chính những ứng viên. Người ta phải tuyệt đối tránh ứng tác việc con người giáo lý viên hoặc để việc đó cho sáng kiến giới hạn của giáo lý viên.
29. Trỉìng hun:
Sự tiến triển của con người, sự tăng trưởng trong việc sống đạo, sự đổi mới văn hoá và sự tiến hoá của xã hội đòi hỏi giáo lý viên phải duy trì việc huấn luyện suốt thời gian công tác chủ động của mình. Bổn phận này liên quan đến những vị trí chỉ đạo công tác huấn giáo cả những giáo lý thường và bao gồm tất cả mọi kích thước của việc huấn luyện nhân bản, tinh thần, giáo thuyết, và tông đồ[127].
Việc trường huấn chiếu cố những đặc điểm riêng biệt tùy theo tình hình khác nhau. - Lúc khởi đầu hoạt động tông đồ thì là sự khai tâm vào công tác, cần thiết đối với mỗi giáo lý viên; sự khai tâm đó gồm có việc học lý thuyết và những kinh nghiệm thực hành theo hướng dẫn.
D Trong lúc thi hành sứ vụ, trường huấn là một sự đổi mới liên tục để duy trì sở trường đối với những cam kết khác nhau, những cam kết đó lại có thể thay đổi. Thế nên người ta đảm bảo được phẩm chất giáo lý viên bằng cách tránh việc thời gian làm hao mòn.
Trong một số trường hợp khó khăn đặc biệt, mệt nhọc, đổi nhiệm sở hoặc đổi công việc v.v..., lúc đó việc trường huấn phải nâng đỡ quá trình trưởng thành hoá và sự tái tạo hầu canh tân nơi giáo lý viên sự nhiệt thành ban đầu.
Trách nhiệm của việc trường huấn không thể chỉ được trao phó cho những văn phòng trung ương... Các vị giám đốc hữu quan và mỗi công đoàn cũng phải lưu ý đến sự kiện là có những khác biệt từ người này qua người khác và từ nơi này qua nơi khác[128].
Ngoài việc tái xác nhận giá trị của những nguyên tắc này, cần phải cổ súy việc sử dụng những dụng cụ hữu ích cho việc trường huấn. Về điểm này nói đúng ra, có những cản ngại liên kết với sự không đủ nguồn kinh tế: thiếu nhân sự có phẩm chất, thiếu sách vở và tư liệu giáo khoa khác, quãng cách và phương tiện chuyên chở không thích đáng v.v. Dầu thế việc trường huấn giáo lý viên vẫn là một mệnh lệnh không cần bàn cãi. Những nổ lực của những người hữu trách trong diện này đáng được khích lệ. Cho nên mục tiêu là nhằm tạo nên một tổ chức kha khá và khơi lên những sáng kiến cụ thể làm sao để không giáo lý viên nào bị sao lãng trong sự tăng trưởng liên tục của mình.
Trong những sáng kiến để ủng hộ việc trường huấn, đứng hàng đầu là những sáng kiến do những Trung Tâm huấn giáo đưa ra, nhằm theo dõi những cựu học sinh ít ra trong những thời gian đầu, qua thư luân lưu và thư riêng, qua việc gởi tư liệu, việc huấn luyện viên tới thăm tận nơi, việc gặp gỡ kiểm điểm tại chính những trung tâm. Hơn bao giờ hết những trung tâm này là những nơi thích hợp để tổ chức những khoá tân trang và tu nghiệp cho giáo lý viên vào bất kỳ thời gian công tác nào.
Nếu chưa có trung tâm, các giáo phận sẽ tìm những nơi khác để thực hiện những chương trình trường huấn, đại khái gồm những khoá ngắn hạn, những cuộc gặp gỡ một ngày, v.v được linh hoạt hoá do những vị phụ trách được tuyển chọn ở cấp giáo phận. Người ta cũng làm như thế trong mỗi giáo xứ hay trong các nhóm giáo xứ lân cận hợp tác với nhau[129].
Đối với việc trường huấn những sáng kiến lẻ loi không đủ. Phải tổ chức những chương trình để lo toan việc tu nghiệp, nhắm vào những khía cạnh khác nhau của bản lĩnh giáo lý viên. Sự tu nghiệp nghề nghiệp không đủ; theo ưu tiên vẫn phải lưu tâm hơn đến căn tính của con người. Chương trình nào đề cao khía cạnh tinh thần thì đáng được chăm sóc đặc biệt bởi vì đó là chiều kích cực kỳ quan trọng.
Còn một yêu cầu không được quên sót: chính là sự thể giáo lý viên vẫn còn đâm rễ trong cộng đoàn của mình, để thực hiện việc huấn luyện liên tục trong bối cảnh của mình và cùng với những người tín hữu khác. Đồng thời người ta cũng tìm cách phát triển chiều kích phổ quát bằng cách nâng cấp những cuộc gặp gỡ giữa giáo lý viên từ các Giáo Hội địa phương khác nhau.
Sau cùng, bên kia những sáng kiến có tổ chức, việc trường huấn nằm trong tay của các đương sự. Bởi thế mỗi giáo lý viên sẽ tâm niệm cần phải tiến bộ liên tục và sẽ hết sức dấn thân vào việc nghiên cứu này, với sự xác tín rằng không ai có thể thay thế cho trách nhiệm số một của mình.
30. Phỉng tin vaì c cu hun luyn:
Trong những phương tiện huấn luyện nổi bật là những trung tâm hoặc trường giáo lý. Về vấn đề này những tài liệu của Giáo Hội Ad Gentes tới Redemptoris Missio nhấn mạnh điều quan trọng là phải khích lệ “việc mở mang và tăng cường những trường (hoặc trung tâm) giáo lý viên. Khi được Hội Đồng giám mục chuẩn nhận, các trường cấp phát những chứng chỉ được Hội Đồng giám mục công nhận” [130].
Khi nói về trung tâm giáo lý viên, người ta nghĩ tới những thực tại rất khác nhau: từ cơ quan phát triển có khả năng tiếp nhận các ứng viên trong thời gian lâu, với một chương trình làm việc được tổ chức chu đáo cho tới những cơ cấu dành cho những nhóm nhỏ hoặc những khoá ngắn hạn, hoặc chỉ để gặp gỡ trong một ngày thôi.
Phần lớn các trung tâm là của giáo phận hoặc liên giáo phận, có nhiều trung tâm quốc gia hoặc lục địa, và ngay cả quốc tế. Các trung tâm ở các cấp bậc khác nhau này bổ túc lẫn nhau và tất cả phải được trọng vọng.
Những trung tâm này có những yếu tố chung như chương trình huấn luyện, biến trung tâm thành nơi tăng trưởng trong đức tin, có chỗ cư trú, có các lớp học được ngắt ra để làm mục vụ và nhất là sự hiện diện của đội ngũ huấn luyện viên. - Mỗi trung tâm cũng có những yếu tố riêng để phân biệt trung tâm này với trung tâm khác, khi nói về mức chuẩn bị học hành cần thiết tối thiểu cân xứng với trình độ quốc gia, về điều kiện nhập học cho các ứng viên; về thời gian theo học và về việc lưu trú; về những đặc trưng của chính các ứng viên: chỉ có đàn ông hoặc chỉ có đàn bà, hoặc cả hai; lớn trẻ; có gia đình hay không, hoặc cặp vợ chồng, những sự nhạy cảm và những trọng điểm khác nhau trong nội dung và phương pháp huấn luyện để thích nghi với thực tại địa phương; về sự huấn luyện chuyên biệt hoặc không dành cho các bà vợ của giáo lý viên; về việc có cấp chứng chỉ hay không.
Phải có một sự liên hệ nào giữa các trung tâm nhất là ở cấp bậc quốc gia dưới quyền của Hội Đồng giám mục. Liên hệ này được khích lệ bởi những cuộc gặp gỡ đều đặn giữa những huấn luyện viên từ các trung tâm khác nhau và qua việc trao đổi tư liệu giáo khoa. Cứ như thế người ta hướng về sự thống nhất trong việc huấn luyện và trong mỗi trung tâm được tăng cường bởi sự phong phú phát xuất từ kinh nghiệm của người khác.
Tầm quan trọng của những trung tâm không giới hạn vào việc huấn luyện trực tiếp những con người. Những trung tâm có thể trở thành những tổ chức suy tư về những đề tài quan trọng có tính chất tông đồ, như nội dung huấn giáo, hội nhập văn hoá, đối thoại liên tôn, phương pháp mục vụ, v.v.; hỗ trợ trách nhiệm của các vị Mục Tử.
Thêm vào những trung tâm hoặc trường, phải kể đến những khoá và những cuộc gặp gỡ mà các giáo phận và các giáo xứ tổ chức, thời gian và nội dung học hỏi có khác nhau. Đó là những phương tiện học hỏi rất có giá; trong một số khu vực hoặc tình huống, những phương tiện đó là cách duy nhất để có được một sự huấn luyện chu đáo. Những khoá này không đối lập với những chương trình của các trung tâm, nhưng giúp nối dài ảnh hưởng của các trung tâm hoặc bù trừ sự thiếu sót của các trung tâm, như thường xảy ra.
Cả những trung tâm, cả những khoá học trong sinh hoạt của mình đều cần đến những dụng cụ giáo khoa: sách vở, dụng cụ nghe nhìn và tất cả những tư liệu nào giúp chuẩn bị giáo lý viên một cách chu đáo. Nhiệm vụ của vị Mục Tử là lo cho những nơi huấn luyện được trang bị những tư liệu cân xứng với tầm quan trọng của những nơi đó. Cũng nên giữ thói quen đã có là trao đổi những phương tiện giáo khoa giữa các trung tâm và giữa các giáo phận; đôi khi còn có ích lợi những trao đổi giữa những nước lân cận và đồng bộ về tình hình xã hội và tôn giáo.
BPÂHCDT nhấn mạnh điều này là chỉ đề ra những mục tiêu trong việc huấn luyện thì không đủ, mà còn phải chọn lựa và sử dụng những phương tiện hiệu quả. Vì thế tuy vẫn tái xác nhận ưu tiên tuyệt đối dành cho những huấn luyện viên, cần phải được chuẩn bị một cách chu đáo và được nâng đỡ, BPÂHCDT còn mong đợi sự tăng cường các trung tâm. Điều đó đòi hỏi một lập trường thực tế lành mạnh để tránh việc chỉ trình bày lý thuyết mà thôi. Mục tiêu mà người ta có thể đạt tới là liệu làm sao cho tất cả các giáo phận có được khả năng huấn luyện tại một trung tâm một số giáo lý viên của mình, ít nhất là các cán bộ. Ngoài ra phải triển khai tại chỗ một số sáng kiến, cách riêng những cuộc gặp gỡ theo chương trình và hướng dẫn, bởi vì những cuộc gặp gỡ cần hẳn cho sự huấn luyện khởi đầu đối với người nào đã không thể đi tới Trung Tâm và cho việc trường huấn của tất cả.
Phưn 3:
TRẠCH NHIM I VI GLV
VI. THÙ LAO CHO GIÁO LÝ VIÊN
31. Vn ư kinh t nọi chung:
Do sự thú nhận toàn bộ, vấn đề này xem chừng là một cản ngại nghiêm trọng nhất để lo cho có đủ số giáo lý viên. Bình thường vấn đề không được đặt ra đối với các thầy dạy đạo trong các trường học, khi họ được Nhà Nước trả thù lao. Trái lại, đối với tất cả các loại giáo lý viên được Giáo Hội trả thù lao, vấn đề mấu chốt là tỷ lệ giữa khoản mà họ nhận được và những nhu cầu đời sống. Những hệ lụy tiêu cực được biểu lộ trên những phương diện khác nhau:
D Trên sự tuyển chọn. Nếu là những người có khả năng, họ ưa thích những công việc được trả thù lao nhiều hơn.
D Trên công việc, đành rằng phải làm những công việc khác để bổ túc những khoản thu nhập.
D Trên sự huấn luyện, bởi vì nhiều người không có khả năng để tham dự những khoá học.
D Trên sự kiên trì và trên tương quan với các vị Mục Tử.
Hơn nữa trong nhiều nền văn hoá, một công việc được đánh giá theo mức thù lao. Vì thế, giáo lý viên có nguy cơ bị coi như người lao động cấp thấp.
32. Giaíi phạp thỉc haình:
Việc trả thù lao cho giáo lý viên phải được ghi nhận như một vấn đề công bằng chứ không phải một vấn đề trả thù lao tự do, giáo lý viên trọn thời gian hoặc bán thời gian phải được trả thù lao theo những chuẩn mực chính xác, được ấn định ở cấp bậc giáo phận và giáo xứ, phải xét đến điều kiện tài chính của Giáo Hội địa phương, của tình hình bản thân và gia đình của mỗi giáo lý viên trong bối cảnh kinh tế chung của quốc gia. Người ta sẽ lưu tâm đặc biệt đến những giáo lý viên đau yếu, tàn phế hoặc lớn tuổi. Như trong quá khứ, BPÂHCDT sẽ theo đuổi hành động của mình để phát động những khoản trợ cấp và phân phối những khoản đó theo khả năng cho giáo lý viên. Đồng thời Bộ nhấn mạnh nhu cầu phải tìm ra bất cứ giá nào một giải pháp ổn định cho vấn đề.
Cho nên những quỹ tài chánh của giáo phận và các giáo xứ sẽ phải dành các khoản thu nhập, theo tiêu chuẩn ưu tiên cho chi phí huấn luyện[131]. Những người giáo dân cũng phải đảm trách phí tổn của giáo lý viên, nhất là khi phải linh hoạt hoá thôn làng của họ. Phẩm chất của các đương sự, cách riêng những người dấn thân trực tiếp vào việc tông đồ, chiếm ưu tiên so với cơ cấu. Cho nên người ta không được bớt xén hoặc chuyển sang những mục đích khác những món tiền dành cho giáo lý viên.
Sự cam kết tài chánh đối với các trung tâm giáo lý viên đáng được khích lệ đặc biệt. Nỗ lực đáng khen chắc chắn sẽ góp phần vào việc phát huy việc sống đạo trong một tương lai gần, bởi lẽ việc huấn giáo chủ động và hiệu quả là căn bản trong việc huấn luyện Dân Chúa[132].
Nơi nào có thể được thì gia tăng số giáo lý viên thiện nguyện cam kết hợp tác một cách ổn định mà không nhận thù lao, vì đã có một công việc chắc chắn khác. Đường hướng hành động này khả thi hơn đối với những giáo đoàn đã có một mức phát triển khá.
Hiển nhiên cần phải giáo dục giáo dân để họ nhìn nhận ơn gọi giáo lý viên như một sứ mạng hơn là một sinh kế. Hơn nữa phải nghĩ lại việc tổ chức và phân phối giáo lý viên.
Tóm lại: Vấn đề kinh tế đòi hỏi Giáo Hội địa phương tìm ra một giải pháp. Tất cả các sáng kiến khác đều quy về đó và phải được triển khai, nhưng chính tại chỗ mà người ta phải tìm ra giải pháp triệt để, đặc biệt với một sự quản trị kinh tế, biết tôn trọng những việc ưu tiên tông đồ và việc giáo dục cộng đoàn để đóng góp nhưng không.
VII. TRÁCH NHIỆM CỦA DÂN CHÚA
33. Trạch nhim cuía cng oaìn:
BPÂHCDT cảm thấy nhu cầu phải biểu lộ một sự biết ơn công khai nồng nhiệt đối với các giám mục, linh mục và cộng đoàn giáo dân vì sự ân cần lưu tâm mà các vị đã bày tỏ đối với giáo lý viên. Thái độ này là một bảo đảm cho việc rao giảng truyền giáo, cho sự trưởng thành hoá các Giáo Hội trẻ.
Quả thật, giáo lý viên là tông đồ tại vùng biên cương, nếu không có họ “các Giáo Hội cường thịnh ngày nay đã không được xây dựng” [133]. Và hơn nữa họ tạo thành một trong những thành tố thiết yếu của cộng đoàn, vì họ đâm rễ trong cộng đoàn nhờ bí tích Rửa Tội và ơn gọi của họ; bởi vậy họ có quyền lợi và bổn phận tăng trưởng tới sự viên mãn và hành động như người hữu trách.
Rất có ý nghĩa lời phát biểu của Đức Gioan Phaolô II trong Thông Điệp mới đây Redemptoris Missio để đánh giá giáo lý viên trong các địa hạt truyền giáo: “trong số những người giáo dân đang trở thành những người loan báo Tin Mừng giáo lý viên được thấy ở hàng đầu. Cho dù công tác trong Giáo Hội và ngoài Giáo Hội đa đoan, sứ vụ của giáo lý viên vẫn luôn cần thiết và có những nét đặc trưng riêng” [134]. Những diễn ngữ xác nhận điều mà cùng vị Giáo hoàng đã khẳng định trong Tông Huấn Catechesi Tradendae: “Chính những giáo lý viên tại xứ truyền giáo là những người xứng danh giáo lý viên một cách tuyệt hảo” [135]. Nói đúng ra người ta có thể áp dụng lời Chúa phán cho giáo lý viên: “Hãy đi và giảng dạy muôn dân” (Mt 28,19). Bởi vì họ “tận tâm với sứ vụ Lời một cách đích đáng” [136].
Giáo lý viên phải được nâng cấp trong tổ chức giáo đoàn. Sẽ rất có ích lợi nếu họ được đảm bảo một sự hiện diện có ý nghĩa trong những cơ quan hiệp thông và phân quyền tông đồ, tỉ dụ như hội đồng mục vụ giáo phận và giáo xứ.
Không được quên rằng giáo lý viên tăng số liên tục và phẩm chất của những cộng đoàn Kitô hữu tương lai lệ thuộc vào sự cam kết hiện thời của họ. Trong xã hội hiện đại có những tình huống đòi buộc sự hiện diện của giáo lý viên, bởi vì chính những người giáo dân mới sống những tình huống ở ngoài đời và mới có thể soi sáng những tình huống đó với ánh sáng Tin Mừng, bằng cách hoạt động từ bên trong xã hội[137]. Ngày nay trong bối cảnh thần học giáo dân, giáo lý viên nhất thiết phải chiếm một vị trí quan trọng.
Tất cả những nhận định này nhấn mạnh sự khẩn trương phải tăng cường giáo lý viên về con số qua việc phát huy ơn gọi một cách thích hợp và nhất là về phẩm chất qua một chương trình huấn luyện cẩn thận và bao quát.
34. Trạch nhim haìng ưu cuía cạc Giạm Mủc:
Trước hết các giám mục xét như là những “vị hữu trách đầu tiên ngành huấn giáo” [138] cũng là những vị hàng đầu đặc trách giáo lý viên. Huấn Quyền đương thời và luật pháp đã được đổi mới của Giáo Hội nhấn mạnh trách nhiệm căn bản của các giám mục, liên kết với vai trò của các vị là những đấng kế vị các tông đồ hoặc như giám mục đoàn hoặc như các vị Mục Tử trong các Giáo Hội địa phương[139]. BPÂHCDT khuyến nghị mỗi giám mục hãy hết sức theo đuổi và tăng cường khi cần thiết sự ân cần của mình đối với giáo lý viên, bằng cách lưu tâm đến tất cả những gì liên quan đến họ:
D Quy định những tiêu chuẩn tuyển chọn.
D Nâng cao những chương trình và những cơ cấu huấn luyện.
D Sử dụng những phương tiện cân xứng để bảo trì họ v.v...
D Do dày kinh nghiệm, BPÂHCDT cũng chỉ định một số lãnh vực ưu tiên cần can thiệp như là:
D Gây ý thức cho cộng đoàn giáo phận và cộng đoàn giáo xứ, với một sự lưu tâm đặc biệt đến các linh mục, về tầm quan trọng và vai trò của giáo lý viên.
D Soạn hoặc canh tân những Chỉ Nam Giáo Lý đối với những gì liên quan đến dung mạo và sự huấn luyện giáo lý viên ở cấp bậc quốc gia hoặc giáo phận, cho minh bạch và thống nhất, qua việc áp dụng vào tình hình địa phương những chỉ dẫn liên hệ của Chỉ Nam Giáo Lý Tổng Quát, của Tông Huấn Catechesi Tradendae và những chỉ dẫn của Cuốn Hướng Dẫn hiện tại cho giáo lý viên:
D Đảm bảo một mức trang bị tối thiểu cho sự chuẩn bị chuyên biệt giáo lý viên ở cấp bậc giáo phận và giáo xứ, ngõ hầu không ai được đưa vào nhiệm vụ của mình, mà không được chuẩn bị. Ngoài ra, thành lập hoặc phát triển mạnh mẽ những trường hoặc Trung Tâm đặc biệt[140].
D Lo gầy dựng lớp cán bộ trong mỗi giáo phận và giáo xứ, nghĩa là những nhóm giáo lý viên được đào tạo chu đáo trong trung tâm và có kinh nghiệm thích hợp. Khi hợp tác với giám mục và các linh mục, họ có thể chu toàn trách nhiệm huấn luyện và đôn đốc những giáo lý viên tự nguyện khác và được đặt vào những chức vụ chủ chốt hầu thực hiện những chương trình huấn giáo.
D Tiếp tế cho những nhu cầu liên quan đến việc huấn luyện, hoạt động và đời sống của giáo lý viên, qua một chương trình kinh tế kinh nghiệm bao gồm cả cộng đoàn.
Thêm vào những lãnh vực ưu tiên cần can thiệp này, phương cách tốt nhất để các giám mục nói chung có thể thi hành trọng trách đối với các giáo lý viên là bày tỏ một tình phụ tử ưu ái, luôn lưu tâm đến họ, đến công việc của họ và qua việc gặp gỡ riêng.
35. Sỉ n cưn tỉì pha cạc linh mủc:
Trong vai trò những người giáo dục đức tin và những cộng sự viên trực tiếp của các giám mục, các linh mục, đặc biệt các cha sở có một vai trò trực tiếp và không thể thay thế trong việc nâng cấp giáo lý viên. Chính các ngài trong vai trò Mục Tử phải nhận ra, phát huy và điều phối những đặc sủng khác nhau ở bên trong cộng đoàn. Các ngài phải theo dõi giáo lý viên một cách đặc biệt và chia sẻ với họ những sự mệt nhọc trong việc loan báo Tin Mừng. Các ngài hãy nhìn nhận và chấp nhận họ như những người thật sự đặc trách sứ vụ đã được trao phó cho họ, chứ không chỉ như những người thừa hành những chương trình đã được sắp đặt trước. Trong lãnh vực này các ngài phải phát huy tính năng động và tính sáng tạo. Các ngài hãy chuẩn bị cộng đoàn để lãnh trách nhiệm trong việc huấn giáo, để tiếp nhận giáo lý viên, cộng tác với họ và ủng hộ họ về kinh tế.
Trong lăng kính đặc biệt này tỏ ra quan trọng việc giáo dục hàng giáo sĩ, ngay từ các chủng viện để hàng giáo sĩ đạt khả năng đánh giá, khích lệ và nâng cấp giáo lý viên một cách thích đáng, như một khuôn mặt tông đồ rạng rỡ và như cộng sự viên đặc biệt của mình trong vườn nho của Chúa.
36. Sỉ lỉu tm tỉì pha hun luyn vin:
Nói chung sự chuẩn bị giáo lý viên được trao phó cho những người có tư cách cả trong các trung tâm cả trong các giáo xứ. Những huấn luyện viên này có một vai trò hàng đầu và đưa tới một sự đóng góp cho Giáo Hội. Cho nên họ hãy ý thức về ơn gọi và về giá trị nhiệm vụ của họ.
Khi một ai nhận được sự ủy nhiệm để huấn luyện giáo lý viên, họ hãy coi mình như là biểu hiện cụ thể sự ân cần của các vị mục tử và họ hãy cam kết tuân theo sự chỉ dẫn của các ngài. Như thế họ cũng hãy biết sống chiều kích Giáo Hội của sự ủy nhiệm này, bằng cách thực hiện sự ủy nhiệm trong tinh thần cộng đoàn và theo những chương trình toàn bộ. Điều quan trọng là người huấn luyện các giáo lý viên có những tư cách tinh thần, luân lý và sư phạm. Đặc biệt họ hãy có một đời sống đạo hăng say ngõ hầu họ có thể giảng dạy nhất là qua chứng từ của mình. Họ hãy gần gũi lui tới giáo lý viên để chuyển thông cho giáo lý viên sự nhiệt tình và sự hăng say.
Mỗi giáo phận hãy gắng sức để có được một đội ngũ những người huấn luyện giáo lý viên, gồm linh mục, tu sĩ và giáo dân, để họ có thể được gởi tới các giáo xứ hầu chuẩn bị các ứng viên trong cộng đoàn và riêng từng người.
KT LUN
37. Mt tia hy vong cho sỉ mảng cuía thin nin kyí thỉ ba:
Những chỉ thị trong Cuốn Hướng Dẫn này được đề ra với kỳ vọng là một lý tưởng cho tất cả các giáo lý viên.
Giáo lý viên được mọi người mến chuộng vì họ tham gia vào công cuộc Truyền Giáo và vì những điểm đặc trưng của họ mà người ta hiếm thấy trong các giáo đoàn ở ngoài sứ mạng giáo lý viên. Con số của họ gia tăng và trong những năm gần đây nhúc nhích giữa 250.000 và 350.000. Đối với nhiều vị thừa sai họ là một sự hỗ trợ không thể thay thế, người ta nói được họ là cánh tay phải và đôi khi là lưỡi của các vị. Họ đã thường biết nâng đỡ đức tin của các cộng đoàn trẻ trong thời buổi khó khăn và gia đình của họ đã cho nhiều ơn gọi linh mục và nữ tu.
Làm sao không quý hoá những “anh chị em linh hoạt viên các cộng đoàn sơ khai này?” [141]. Làm sao không đề ra cho họ những lý tưởng cao đẹp nhất ngay trong sự nhận thức những khó khăn khách quan và những giới hạn bản thân của họ?.
Người ta không thể kết luận tài liệu này một cách hiệu quả hơn là bằng cách lấy lại những lời rung động mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói với giáo lý viên Angola trong cuộc viếng thăm mục vụ chót của ngài: “Biết bao lần đã tùy thuộc vào chúng con sự củng cố những cộng đoàn Kitô hữu mới, nếu không muốn nói chúng con là những viên đá đầu tiên làm nền móng cho những cộng đoàn đó, qua sự loan báo khởi đầu Tin Mừng cho tất cả những ai chưa biết Tin Mừng. Nếu các vị thừa sai không thể có mặt hoặc nếu các ngài đã phải ra đi mau lẹ ngay khi vừa khởi đầu loan báo Tin Mừng, giáo lý viên chúng con đã ở đó để nâng đỡ và huấn luyện những người dự tòng, để chuẩn bị dân Kitô hữu tới các bí tích, để dạy giáo lý và nhận trách nhiệm linh hoạt hoá đời sống đạo trong các thôn làng và khu phố của họ. Chúng con hãy tạ ơn Chúa vì hồng ân ơn gọi của chúng con, qua đó Đức Kitô đã kêu gọi và tuyển chọn chúng con giữa biết bao người đàn ông, đàn bà khác, để chúng con trở thành dụng cụ ơn cứu độ. Chúng con hãy đáp lại ơn gọi của chúng con với lòng quảng đại và tên chúng con sẽ được viết trên trời” (x. Lc 10,20)[142].
BPÂHCDT cậy nhờ vào sự hỗ trợ của Chúa và của Đức Trinh Nữ Maria để Cuốn Hướng Dẫn này đưa một sự thúc đẩy mới vào sự đổi mới liên tục của giáo lý viên, ngõ hầu sự đóng góp quảng đại của họ tiếp tục có giá trị và sinh hoa trái cả cho sứ mạng của thiên niên kỷ thứ III.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong cuộc tiếp kiến dành cho Đức Hồng y Tổng Trưởng, ký tên dưới đây, ngày 16.6.1992 đã phê chuẩn Cuốn Hướng Dẫn hiện tại cho giáo lý viên và đã quyết định cho xuất bản.
Roma từ trụ sở BỘ PHÚC ÂM HOÁ CÁC DÂN TỘC
ngày 3.12.1993, trong ngày lễ thánh Phanxicô Xaviê
Giuse Tomko, Hồng Y Tổng Trưởng
Giuse Uhac, Tổng giám mục Hiệu Toà
Tharros, Thư Ký
MỦC LỦC
DN NHP...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
1. Sỉ phủc vủ cưn thit ................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phưn 1: MT TNG Ư LUN LUN HIN THỈC.....................................................................................................................................................................................
I. NGỈÌI GLV CHO MT GIẠO HI TRUYƯN GIẠO
2. n goi vaì cn tnh ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Vai troì ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Loải vaì Vic ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5. Vin caính phạt trin trong mt tỉng lai gưn ............................................................................................................................................................
II. ỈÌNG HỈNG LINH ẢO GLV
6. Sỉ cưn thit vaì baín cht linh ảo GLV .....................................................................................................................................................................................
7. Cíi mí vi Lìi ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
8. Sỉ aìng hoaìng vaì sỉ trung thỉc ìi sng ................................................................................................................................................................................
9. Nhit tm truyưn giạo.......................................................................................................................................................................................................................................................................................
10. Tinh thưn Thạnh Mu .....................................................................................................................................................................................................................................................................
III. THẠI CUÍA GLV I DIN VI MT S HIN TÇNH
11. Phủc vủ cng oaìn vaì lỉu tm n tỉìng lp ngỉìi ........................................................................................................................................
12. oìi buc hi nhp vn họa ....................................................................................................................................................................................................................................................................
13. Thng tin con ngỉìi vaì chon lỉa ngỉìi ngheìo .....................................................................................................................................
14. Y thỉc ải kt ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
15. i thoải vi anh em thuc cạc tn giạo khạc ..............................................................................................................................................................
16. Lỉu tm vic cạc giạo phại lan traìn ..............................................................................................................................................................................................
Phưn 2: TUYN CHON VAÌ HUN LUYN GLV......................................................................................................................................................
IV. TUYN CHON SẠNG SUT
17. Tưm quan trong cuía vic chon lỉa vaì sỉ chun b mi trỉìng .........................................................................................................................................................................................................................................................
18. Tiu chun chon lỉa .........................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. ỈÌNG LI HUN LUYN
19. Cưn thit phaíi cọ mt sỉ hun luyn tỉng xỉng .............................................................................................................................................
20. Thng nht vaì haìi hoìa trong baín lnh GLV .......................................................................................................................................
21. Trỉíng thaình nhn baín .............................................................................................................................................................................................................................................................
22. ìi sng thing ling su sc ...................................................................................................................................................................................................................................................................
23. Chun b giạo thuyt .......................................................................................................................................................................................................................................................................................
24. Y thỉc mủc vủ .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
25. Nhit tm truyưn giạo ............................................................................................................................................................................................................................................................................
26. Y thỉc Giạo Hi ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
27. Nhỉỵng ngỉìi laìm cng tạc hun luyn ...................................................................................................................................................................................
28. Sỉ hun luyn c baín ......................................................................................................................................................................................................................................................................................
29. Trỉìng hun ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
30. Phỉng tin vaì c cu hun luyn ..................................................................................................................................................................................................................................
Phưn III: TRẠCH NHIM I VI GLV
VI. THUÌ LAO CHO GLV
31. Vn ư kinh t nọi chung ...............................................................................................................................................................................................................................................................
32. Giaíi phạp thỉc haình .....................................................................................................................................................................................................................................................................
VII. TRẠCH NHIM CUÍA DN CHỤA
33. Trạch nhim cuía cng oaìn ..........................................................................................................................................................................................................................................
34. Trạch nhim haìng ưu cuía cạc Giạm Mủc ...............................................................................................................................................
35. Sỉ n cưn tỉì pha cạc linh mủc ........................................................................................................................................................................................................................
36. Sỉ lỉu tm tỉì pha hun luyn vin .......................................................................................................................................................................................................................
KT LUN
37. Mt tia hy vong cho sỉ mảng cuía thin nin kyí thỉ ba .......................................................................................
[1] Phiên Họp Khoáng Đại của Thánh BPÂHCDT, 14-16 tháng 4 năm 1990, với những chú thích bổ túc Bibliografia Missionaria 34 (1970) 197-212, và S.C de Propaganda Fide: Memoria Rerum III 12 (1976) 821-831.
[2] x. Vat II. Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Ad Gentes, 17.
[3] x. Gioan Phaolô II, Diễn văn đọc tại Phiên Họp Khoáng Đại của BPÂHCDT, 30.4.1992; OR 01.05.1992, cũng x. Diễn văn cho giáo lý viên Ghi-nê tại Conakry, 25.02.1992 và cho giáo lý viên Angola tại Nhà Thờ Chính Toà Benguela, 09.06.1992: OR 11.06.1992, 6.
[4] Vat. II. Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Ad Gentes, 17.
[5] x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Sứ Mạng Đấng Cứu Chuộc (Redemptoris Missio), 7.12.1993, 73: AAS 83 (1991) 320.
[6] Giáo lý Giáo Hội Công Giáo (GLGHCG) Vatican 1992.
[7] Gioan Phaolô II, Tông Hiến Fidei depositum. 11.10.1992, 4
[8] x. Gioan Phaolô II, Christifidcles Laici, 56, 30.12.1988: AAS 81 (1989) 504-506.
[9] x Phiên họp Khoáng Đại 1, 2
[10] Vat II. Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Ad Gentes, 15
[11] x. Gioan Phaolô II, Christifideles Laici, 58: Sđd 507-509.
[12] x. Giáo luật, khoản 773-780 cùng với khoản 785.
[13] x. GLGHCG, 6.
[14] Gioan Phaolô II. Tông Huấn Catechesi Tradendae (Huấn giáo phải truyền đạt), 16.10.1979, 55: AAS 71 (1979) 1331.
[15] Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio (Sứ Mạng Đấng Cứu Chuộc) 73: Sđd 321.
[16] Giáo luật, khoản 785 s 1.
[17] Phiên Họp Khoáng Đại 1.
[18] Gioan Phaolô II. Tông Huấn Christifideles Laici. 23: Sđd 429-433; Giáo luật, khoản 230 s 2.
[19] Phiên Họp Khoáng Đại 1. 4.
[20] x. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio, 74: Sđd 322; GLGHCG 4-52. 7-8, 1697-1698.
[21] x Gioan Phaolô II. Diễn văn tại Phiên Họp Khoáng Đại, 2, GLGHCG. 6
[22] x. Gioan Phaolô II. Tông huấn Catechesi Tradendae, 65: Sđd 1330.
[23] x. Gioan Phaolo II. Thông Điệp Redemptoris Missio, 73: Sđd 321.
[24] Gioan Phaolô II. Diễn văn tại Phiên Họp Khoáng Đại 3; xem Thánh Bộ Giáo Sĩ Chỉ Nam Giáo Lý Tổng Quát (Direttorio Catechistico Generale) 11.4.1971, 108: AAS 64 (1972) 161.
[25] x. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Sứ Mạng Đấng Cứu Chuộc (Redemptoris Missio), 31... Sđd 276
[26] Gioan Phaolô II. Diễn văn tại Phiên Họp Khoáng Đại, 4.
[27] x. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Sứ Mạng Đấng Cứu Chuộc (Redemptoris Missio), 74: Sđd. 322; Angelus 18.10.1987: OR 19-20. 10.1987, 5.
[28] Gioan Phaolô II. Thông Điệp Sứ Mạng Đấng Cứu Chuộc (Redemptoris Missio), 90: Sđd 337.
[29] Ibidem
[30] Gioan Phaolô VI. Tông Huấn Ecangelii Nutiandi, 8.12.1975, 80 ASS 68 (1976) 72-75.
[31] Giáo luật, khoản 225 s 2
[32] Gioan Phaolô II. Diễn Văn tại Phiên Họp Khoáng Đại, 2.
[33] x. Gioan Phaolô II. Tông Huấn Catechesi Tradendae, 26-27: Sđd 1298-1299.
[34] x. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Sứ Mạng Đấng Cứu Chuộc 87: Sđd 334; GLGHCG 2653-2654
[35] x. Giáo luật, khoản 747 s 1.
[36] x. Giáo luật 741 s 1.
[37] x. Thông Điệp Sứ Mạng Cứu Chuộc, 89: Sđd 335-336.
[38] x. Vat. II. Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội, Ad Gentes, 2.
[39] x Vat II. Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, Lumen Gentium.
[40] x. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Sứ Mạng Đấng Cứu Chuộc, 89: Sđd 335-336.
[41] x. Gioan Phaolô II. Catechesi Tradendae, 27; Sđd 1298-1299.
[42] Phaolô VI. Evangelii Nuntiandi, 76: Sđd 1323-1324.
[43] x. Irenaeus, Adv. Haer. I, 10, 1-3: PG 550-554. Gioan Phaolô II. Cateshesi Tradendae 60-61: Sđd 259-260.
[44] x. Gioan Phaolô II. Tông Huấn Catechesi Tradendae, 61: Sđd. 1328.
[45] GLGHCG 429.
[46] x. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio, 89: Sđd 335-336; GLGHCG 849-851.
[47] x. GLGHCG 853.
[48] x. Gioan Phaolô II. Tông Huấn Catechesi Tradendae, 73: Sđd 1340.
[49] Ibidem.
[50] x. Bài giảng 25, 7: PL 46, 937-938.
[51] x. Gioan Phaolô II. Tông Huấn Catechesi Tradendae, 73: Sđd 1340: Thông Điệp Redemptoris Missio, 92: Sđd 339: x. Phaolô VI. Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, 82: Sđd 76.
[52] x. GLGHCG 484-507: 963-972.
[53] x. GLGHCG 2673-2679.
[54] Vat. Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium 65.
[55] x. Gioan Phaolô II. Diễn văn tại Hội Nghị Quốc Tế III: Tuổi thọ và chất lượng đời sống: Con người đau khổ: Giáo Hội và sức khoẻ trên thế giới (Longevità e qua lità di vita: Hominum Dolentium: Chiesa e Salute nel mondo). 10 (1989) 6-8.
[56] x. Gioan Phaolô II. Tông huấn Salcifici Doloris (đau khổ cứu độ), 11.2.1984, 19: ASS 19 (1984) 225-226.
[57] x. Gioan Phaolô II. Tông Huấn Christipdeles Laici, 48: Sđd 485-486.
[58] x. Gioan Phaolô II. Tông Huấn Familisris Consortio, 22.11.1981, 27: AAS 73 (1981) 113.
[59] x. Thánh Bộ Giáo Sĩ, Chỉ Nam Giáo Lý Tổng Quát, 95: Sđd 154-155.
[60] x. Gioan Phaolô II. Catechesi Tradendae, 53: Sđd 1319-1321.
[61] x. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio, 52: Sđd 300.
[62] Vat. II. Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Ad Gentes. 9, 12, 22; Hiến Chế về Giáo Hội trong thế giới ngày nay Gaudium et Spes, 44, 57; Phaolô VI. Tông Huấn Ecclesiae Sanctae III, 18, 2; Idem: Diễn văn, Kampala 2.8.1969: AAS 61 (1969) 587-590; Idem, Tông Huấn Evangelii Nuntiandi 29.12.1975, 62...: Sđd 52...; Gioan Phaolô II. Tông Huấn Familiaris Consontio, 10: Sđd 90-91: Idem, Tông Huấn Christifideles Laici. 44: Sđd 478-481; Idem Thông Điệp Redemptoris Missio, 52-54: Sđd 299-302; GLGHCG 854; 1204-1206; 1232.
[63] x. GLGHCG 2688.
[64] Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio, 59: Sđd 307; x. Phaolô VI. Tông Huấn Evangelii Numtiandi, 31: Sđd 26-27.
[65] x. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio, 59: Sđd 307: x. Idem. TĐ Centesimus Annus, 1.5.1991, 53...: Aas 83 (1991) GLGHCG 1939-1942.
[66] x. Vat II. Hiến Chế về Giáo Hội trên thế giới ngày nay Gaudium et Spes, 42; Phaolô VI. Tông Huấn Evangelii Numtiandi 25-28. 32-34: Sđd 23-25: GLGHCG 2419-2425.
[67] x. Gioan Phaolô II. Tông Huấn Christifideles Laici, 41-43: Sđd 470-478; GLGHCG 1908, 2442.
[68] Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio, 60: Sđd 309; x GLGHCG 2443-2449.
[69] Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio 59: Sđd 308.
[70] x. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Sollicitudo Rei Socialis, 30.12.1987, 42: ASS 80 (1988) 572-574; Idem, Tông Huấn Catechesi Tradendae, 41, 45: Sđd 1311; Thông Điệp Redemptoris Missio, 60: Sđd 308-309; Thông Điệp Centesimus Annus, 75: Sđd 862-863.
[71] x. Vat. II. Sắc lệnh về Đại Kết Unitatis Redintegratio, 1. xem Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Ad Gentes, 6; Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio, 36, 50: Sđd 281, 297-298; GLGHCG 817, 855.
[72] Vat. II. Sắc Lệnh về Đại Kết Unitalis Redintegratio, 5; x. Thánh Bộ Giáo Sĩ Chỉ Nam Giáo Lý Tổng Quát, 27: Sđd 115.
[73] x. GLGHCG 820-822.
[74] Vat. II. Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Ad Gentes, 15.
[75] x. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio 50: Sđd 297-298.
[76] Giáo luật, khoản 755.
[77] x. Gioan Phaolô II. Tông Huấn Catchesi 32: Tradendae, Sđd 1305-1306.
[78] Gioan Phaolô II. Tông Huấn Catechesi = : Tradendae, 33: Sđd 1304; x. Vat. II. Sắc lệnh Đại Kết Unitatis Redintegratio, 3-4, 11. Thánh Bộ Giáo Sĩ, Chỉ Nam Giáo Lý Tổng Quát, 27: Sđd 115.
[79] Gioan Phaolô II. Tông Huấn Catchesi Tradendae, 32: Sđd 1304. x. Thánh Bộ Giáo Sĩ, Chỉ Nam Giáo Lý Tổng Quát. 27: Sđd 115.
[80] Gioan Phaolô II. Tông Huấn Catechesi Tradendae, 32: Sđd 1304-1305. Idem Thông Điệp Redemptoris Missio, 50: Sđd 297-298.
[81] x. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio, 55-56: Sđd 302-305. Hội đồng Toà Thánh Đối Thoại Liên Tôn - BPÂHCDT, Dialogue et Annonce, 19.5.1991. Văn phòng phụ trách những người ngoài Kitô giáo, thái độ của Giáo Hội đối với những tín đồ thuộc các tôn giáo khác, 4.9.1984: ASS 76 (1984) 816-828. GLGHCG 839-845, 856, 1964.
[82] x. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio, 56: Sđd 304-305. Hội Đồng Toà Thánh Đối Thoại Liên Tôn - BPÂHCDT, Đối thoại và loan báo (Tin Mừng) (Dialogue et Annonce), 40-41.
[83] Eusebius a Caesarea, Praeparatio Evangelica 1, 1: PG 21, 28 AB. Thánh Irenaeus, Ad Haer. III. 18, 1: PG 7, 932; Idem, III. 20, 2: Ibdem 943. Thánh Justinus, I Apol, 46: PG 6, 395. Vat II. Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Ad Gentes 3, 11.
[84] x. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio 55: Sđd 302-304.
[85] x. Vat. II. Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium, 14; Sắc lệnh về Đại kết Unitatis Redintegratio 3; Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Ad Gentes. 7
[86] Gioan Phaolô II. Diễn văn tại Đại Học Urbana 11.04.1991: R 13.04.1991. 5 GLGHCG 846-848.
[87] x. Vat II. Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Ad Gentes, 12 Gioan Phaolô II. Thông Điệp Centesimus Annus 60: Sđd 865-866.
[88] x. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio. 57: Sđd 305.
[89] x. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio, 50: Sđd 297-298.
[90] x. Văn Phòng Hiệp Nhất những người Kitô hữu - Văn Phòng đặc trách những người ngoài Kitô giáo - Hội Đồng Toà Thánh đặc trách Văn hoá. Hiện tượng các giáo phái hoặc những phong trào Kitô giáo mới (Il Fenomeno delie sette o nuovi movimenti religiosi 07.05.1968: OR 07.05.1986, bản tóm (inserto tabloide)
[91] x. Gioan Phaolô II. Diễn văn cho các giám mục Zaire: OR 24.04.1988, 4.
[92] x. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio, 32, 50: Sđd 277-298.
[93] x. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio, 50: Sđd 297-298.
[94] BPÂHCDT. Chỉ Nam mục vụ linh mục triều, 01.10.1989, 17: EV 2579-2581.
[95] x. Thánh Augustinô, De Catechizandis rudibus, Pl 40, Sđd 161.
[96] Thánh Bộ Giáo Sĩ, Chỉ Nam Giáo Lý Tổng Quát, 108: Sđd 161
[97] Gioan Phaolô II. Diễn văn tại Phiên Họp Khoáng Đại, 3. x. Vat. II, Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Ad Gentes, 17; Sắc lệnh về trách nhiệm mục vụ của các giám mục Christus Dominus, 14. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio 73,: Sđd 310-321; Tông Huấn Christlfideles Laici, 60: Sđd 510-512. Giáo luật, khoản 785.
[98] x. Vat II. Sắc lệnh về trách nhiệm mục vụ của các giám mục Christus Dominus, 40 Thánh Bộ Giáo Sĩ. Chỉ Nam Giáo Lý Tổng Quát, 108, 115: Sđd 161. 164-165.
[99] x. Gioan Phaolô II. Tông Huấn Chrisfideles Laici. 59. Sđd 509.
[100] Ibid.
[101] x. Gioan Phaolô II. Tông Huấn Catechesi Tradendae, 5-6, 9: Sđd, 1280, 1284.
[102] x. Gioan Phaolô II. Tông Huấn Redemptoris Missio, 90: Sđd, 337.
[103] x GLGHCG 428.
[104] x. Thánh Ignatio Thánh Antiokia, Epistula ad Magnesios, LX, 1: Funk 1, 239.
[105] x. Vat. II. Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen gentium, 41.
[106] Gioan Phaolô II. Tông Huấn Catechesi Tradendae, 72: Sđd 1338. x. Thánh Augustinô, In Joannis Evangelium Tractatus, 97, 1: Pl 35, 1887.
[107] Thánh Bộ Giáo Sĩ, Chỉ Nam Giáo Lý Tổng Quát, 114: Sđd 164, GLGHCG 2742-2745.
[108] x. Vat. II. Hiến chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium, 34, GLGHCG 1324-1327, 1343, 1369, 1382..
[109] x. GLGHCG 1071-1075, 1136..., 2655.
[110] x. GLGHCG 1174-1178.
[111] x. GLGHCG 2653-2654, 2705-2708.
[112] x. GLGHCG 1446-1456.
[113] x. Thánh Bộ Giáo Sĩ, Chỉ Nam Giáo Lý Tổng Quát 71: Sđd 142.
[114] x. Chỉ Nam Giáo Lý Tổng Quát 112-113: Sđd 163-164.
[115] x. Phiên Họp Khoáng Đại II, 1-2.
[116] x. Phaolô VI. Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, 78: Sđd 70-71, Gioan Phaolô II. Tông Huấn Catechesi Tradendae, 61: Sđd 1327-1328.
[117] Gioan Phaolô II. Tông Huấn Catechesi Tradendae, 6: Sđd 1281.
[118] x. Thánh Bộ Giáo Sĩ, Chỉ Nam Giáo Lý Tổng Quát 70...: Sđd 141...
[119] x. Vat II. Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Ad Gentes, 12 Gioan Phaolo II, Thông Điệp Redemptoris Missio, 42-43: Sđd 289-290. GLGHCG 854.
[120] Vat II. Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Ad gentes 1. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio, 44-45: Sđd 290-292. GLGHCG 854.
[121] Vat. II. Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Ad Gentes, 14. Gioan Phaolô II, Thông Điệp Redemptoris Missio, 46-47: Sđd 292-295. Ordo Initiationis Christianae GLGHCG 845.
[122] x. Vat II. Sắc lệnh hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Ad Gentes, 15. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio, 48: Sđd 295 G;GHCG 854.
[123] x. Phaolô VI. Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, 60: Sđd 50-51.
[124] x. Gioan Phaolô II.Tông Huấn Catechesi Tradendae 24: Sđd 1297.
[125] x. Vat. II. Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium 12.
[126] x. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio, 89: Sđd 335-336.
[127] x. Thánh Bộ Giáo Sĩ, Chỉ Nam Giáo Lý Tổng Quát, 110: Sđd 162.
[128] x. Ibid.
[129] x. Vat. II. Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Ad Gentes, 17.
[130] x. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptrio Missio, 73: Sđd 321. xem Vat. II. Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Ad Gentes, 17 Thánh Bộ Giáo Sĩ, Chỉ nam Giáo Lý Tổng Quát, 109: Sđd 162. Gioan Phaolô II. Tông Huấn catechesi Tradendae, 71: Sđd 1337. Giáo luật, khoản 7852-785 s 2.
[131] x. Gioan Phaolô II. Tông Huấn Catechesi Tradendae, 63: Sđd 1329.
[132] x Ibid.
[133] Gioan Phaolô II. Tông Huấn Catechesi Tradedendae 66: Sđd 1331.
[134] x. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio, 73: Sđd 320-321.
[135] Gioan Phaolô II. Tông Huấn Catechesi Tradendae, 66: Sđd, 1331, x. Angelus 18.10.1987: OR 19.20.1987, 5.
[136] Vat II. Hiến Chế Tín Lý về mặc khải Dei Verbum, 25.
[137] x. Gioan Phaolô II. Diễn văn tại Phiên Họp Khoáng Đại, 2.
[138] Gioan Phaolô II. Tông Huấn Catechesi Tradendae, 63: Sđd 1329.
[139] x. Vat II. Sắc Lệnh về trách nhiệm mục vụ của giám mục Christus Dominus, 14. Gioan Phaolô II. Tông Huấn Cateches Tradendae, 63: Sđd 1328-1329. Thánh Bộ Giáo Sĩ, Chỉ Nam Giáo Lý Tổng Quát, 108: Sđd 161. Giáo luật, khoản 773, 780.
[140] x. Gioan Phaolô II. Thông Điệp Redemptoris Missio, 71: Sđd 318-319.
[141] Gioan Phaolô II. Diễn văn cho giáo lý viên Guinê.
[142] Gioan Phaolô II. Diễn văn cho giáo lý viên Angola.
Last updated
Was this helpful?