Phần 4
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Hình 27 cũng phản ảnh bản đồ nam Điện Bàn vào năm 1930 vẫn trong Chu Kỳ 3. Trong khoảng thời gian này, Cần Húc (sau này là Văn Đông) đã không còn trên bản đồ mà chỉ còn xã Thanh Chiêm mà thôi. Bản đồ này cũng cho thấy thành trì Dinh Chiêm cũ đã bị phá hũy, nhưng thành Điện Bàn xây bằng gạch, vẫn còn nằm gần đường Thiên Lý trong xã La Qua.
Hình 27– Nam Điện Bàn Dưới Thời Pháp Thuộc (1930); Nguồn: Thi Bao Chau Huynh. Patrimoine architectural, urbain, aménagement et tourisme : ville Hôi An – Viêt Nam. Géographie. Université Toulouse le Mirail – Toulouse II, 2011. Français. NNT : 2011TOU20062. tel-00717654
Kết Luận
Nói tóm lại, Chu Kỳ 3 phản ảnh sự trái ngược về địa thế và địa hình của hai con sông Câu Lâu và Cầu Mống trong Chu Kỳ 2. Trái với Chu Kỳ 2, sông Câu Lâu nay đã khôi phục vẻ hùng vĩ của nó như trong Chu Ky 1, trong khi sông Cầu Mống trở nên khô cạn thành một bãi bồi hay chỉ còn là một con suối nhỏ. Chỉ trong Chu Kỳ 3, xã Câu Lâu được thống nhất với xã Văn Đông để lệ thuộc huyện Diên Khánh một cách trọn vẹn – cũng giống như hiện nay, cả hai vùng đất xưa góp lại với nhau thành phường Điện Phương trong thị xã Điện Bàn. Tương tự như thế, chúng tôi nghĩ các xã nằm gần biên giới giữa hai như Văn Đông, Câu Lâu, Đông An, Mỹ Xuyên đông, và Mỹ Xuyên Tây đều được sát nhập vào huyện Diên Khánh. Mất đi các xã này, cùng với bãi bồi Câu Lâu, huyện Duy Xuyên trở nên nhỏ hẹp đi rất nhiều. Dựa vào một số bản đồ cổ được thu thập gần đây, Chu Kỳ 3 xảy ra trong những năm 1668, 1764, 1930 và hiện nay (2023).
Tóm Tắt Hệ Thống Sông Ngòi miền Nam Điện Bàn
Trong vùng Hội An, những dòng nước lũ từ dãy núi Trường Sơn tràn ngập đầm hầu như xảy ra mỗi năm trong mùa mưa. Vì thế, mỗi lần thời tiết nổi cơn mưa gió bắt đầu tháng 9, địa hình sông ngòi ở Hội An, nói chung, hay Điện Bàn, nói riêng, hay thưòng thay đổi. Chung quanh thành Dinh Chiêm, phía nam Địa Bàn, được bao bọc bởi bốn con sông chính; sông Chợ Củi nối liền với sông Câu Lâu; sông Dưỡng Chân chảy thẳng lên hướng bắc cung cấp một phần năng lượng cho sông Cầu Mống; sông Câu Lâu nối với sông Thu Bồn ở hướng đông chảy ra cửa Đại. Còn sông Cầu Mống chảy xuyên qua Cần Húc (nay là phường Điện Phương Tây) và xã Câu Lâu (nay là phường Điện Phương Đông) về hướng đông bắc. Sau khi khám nghiệm các bản đồ xa xưa bắt đầu từ đời Chúa Nguyễn Hoàng chúng tôi mới khám phá ra rằng địa hình Dinh Quảng Nam từ năm 1602 cho đến nay 2023 thay đổi tùy thuộc vào cá chất của bốn con sông này mà sự thay đổi của chúng dựa theo định luật chu kỳ – mỗi sông, có lúc khô cạn, có khi thành sông nhỏ, nhưng có khi trở thành con sông cái đầy rẩy nước non. Mỗi khi xảy ra có nơi chúng bồi đắp, nhưng có nơi lại khiến đất lở gây thiên tai cho dân chúng trong vùng. Sau đây là những dữ kiện lịch sử bắt đầu từ 1600 cho đến nay mà chúng tôi lượm nhặt được trong các bản đồ cổ:
Năm
Chu Kỳ
S. Chợ Củi
S. Câu Lâu
S. Dưỡng Chân
S. Cầu Mống
Xã Câu Lâu lệ thuộc huyện (phỏng đoán)
Chú thích
1600
1
lớn
lớn
Tương đối lớn
Tương đối lớn
Hình 9 – Tranh phác họa do các nhà địa chất vẽ.
1640
2
nhỏ
Bãi bồi
lớn
lớn
Duy Xuyên
Hình 19 – Chi tiết từ Tranh Chaya. Vào năm 1640, xã Câu Lâu có thể lệ thuộc huyện Duy Xuyên vì địa phận của nó nối liền với bãi bồi Câu Lâu và xã Mỹ Xuyên thuộc huyện Duy Xuyên ở phía nam.
1686
3
lớn
lớn
nhỏ
con suối
Diên Khánh
Hình 12 – Đỗ Bá: Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư;. Địa hình giống như ngày nay (2023).
1764
3
lớn
lớn
nhỏ
con suối
Diên Khánh
Hình 26 – Arthur Gore, Philip Bromfield –. Địa hình giống như ngày nay (2023) – Hình 11, 14, 16, 23 và 26 .
1774
1
lớn
lớn
Tương đối lớn
Tương đối lớn
Diên Khánh
Hình 18 – Bùi Thế Đạt – Giáp Ngọ Bình Nam Đồ –. Dữ kiện từ Lê Quí Đôn trong Phủ Biên Tạp Lục cho biết xã Câu Lâu trực lệ huyên Diên Khánh (Phủ Biên Tạp Lục, trang 107-108).
1802-1820
2
nhỏ
Bãi bồi
lớn
lớn
Duy Xuyên
Đây là những chi tiết trích ra từ Đại Nam Nhất Thống Chí dưới đời vua Gia Long (1802-1820) – Chữ viết bằng mực đỏ là lối suy diễn của chúng tôi. Dữ kiện từ Nguyễn Đình Đầu trong Địa Bạ Quảng Nam (1812) cho biết xã Câu Lâu lệ thuộc huyện Duy Xuyên (Tập 1, trang 44).
1822-1826
3
lớn
lớn
nhỏ
con suối
Diên Khánh
Đây là những chi tiết trích ra từ Đại Nam Nhất Thống Chí dưới đời vua Minh Mạng (1820-1841) – Chữ viết bằng mực đỏ là lối suy diễn của chúng tôi.
1859
2
nhỏ
Bãi bồi
lớn
lớn
Duy Xuyên
Hình 22 – Nam Điện Bàn 1859.
1886
2
nhỏ
Bãi bồi
lớn
lớn
Duy Xuyên
Hình 23 – Nam Điện Bàn dưới Thời vua Đồng Khánh.
1907-1916
2
nhỏ
Bãi bồi
lớn
lớn
Duy Xuyên
Hình 7. Giống như địa thế trong tranh Chaya.
1930
3
lớn
lớn
nhỏ
con suối
Diên Khánh
Hình 27. Nam Điện Bàn Dưới Thời Pháp Thuộc (1930); Địa hình giống như ngày nay (2023).
1972-1984
3
lớn
lớn
nhỏ
con suối
T.X. Điện Bàn
Hình 24 – Quân lực Bộ binh Hoa Kỳ. Nguồn University of Texas. Địa hình giống như ngày nay (2023).
Ngày nay 2023
3
lớn
lớn
nhỏ
con suối
T.X. Điện Bàn
Hình 17 – Google Map hay Google Earth. Đây là địa hình ngày nay (2023).
Bảng 3 – Sự Thay Đổi của Sông Ngòi Chung Quanh Điện Bàn trong Quá Trình Lịch Sử
Giả sử sông ngòi vùng Điện Bàn bắt đầu thay đổi từ thế kỷ 17, nhìn vào Bảng 3 chúng ta sẽ nhận thấy sự thay trong nhiều thế kỷ. Trong Chu Kỷ 1, hai con sông Cầu Mống và Câu Lâu đều hiền hòa rộng mở cho tàu bè qua lại từ Sông Chợ Củi đến Sông Thu Bồn ở Hội An. Nhưng chẳng bao lâu sau, khi người Nhật Bản và người Minh Hoa tụ tập buôn bán ở Hội An (đầu thế kỷ 17), qua Tranh Chaya (1640), chúng ta có thể quan sát sự thay đổi rõ rệt khi Sông Câu Lâu dần dần khô cạn và biến thành một bãi bồi khổng lồ – sự thay đổi không thể xảy ra một sớm, một chiều mà trong một khoảng thời gian dài, nhất là trong những năm hạn hán, thí dụ dựa theo lịch sử Dòng Tên ở Đàng Trong vào mùa hè 1617, G.S. Buzomi bị giam lỏng tại bãi biển Đà Nẳng. Dựa theo giáo sử của Dòng Tên, trong năm ấy, hạn hán rất lâu. Sông Cầu Mống bành trướng thành một sông lớn, nhưng hai bên bờ có dấu hiệu sạt lở so với Chu Kỳ 1. Đó là dấu hiệu thuyên chuyển qua Chu Kỳ 2. Còn Chu Kỳ 3 có lẽ khởi xướng khi trận đại hồng thủy ập xuống Điện Bàn vào năm 1680. Trong vòng 6 năm sau, Đỗ Bá, qua Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, cho biết hai con sông Câu Lâu và Cầu Mống lại đổi vị trí cho nhau. Lần này, Sông Câu Lâu lại tràn ngập nước. Đổi lại, Sông Cầu Mống nhỏ dần từ một dòng sông lớn ra một dòng sông nhỏ bé hay chỉ còn là một rạch nước nhỏ. Vào năm 1774, thông qua Giáp Ngọ Bình Nam Đồ, chúng ta có thể nhận thấy trạng thái sông ngòi ở Điện Bàn quay trở lại Chu Kỳ 1. Tiếp sau đó, chúng ta có thể thấy được rằng Chu Kỳ 2 trở lại, giống như trong tranh Chaya, vào những năm từ 1859 cho đến 1907-1916. Trong vòng 14 năm sau, tại cột mốc thời gian 1930, chúng ta nhận thấy Chu Kỳ 3 lại bắt đầu cho đến ngày nay 2023. Điều thích thú, chúng tôi nghĩ, nên chú ý là địa mạo của bốn sông Chợ Củi, Câu Lâu, Dưỡng Chân và Cầu Mống, sau đến khoảng 175 năm (bắt đầu từ 1600) có nhiều thay đổi, và cuối cùng trở về chu kỳ đầu tiên. Nhưng sự thay đổi của bốn dòng sông này đều đi theo một luật tuần hoàn nhất định, đó là theo chu kỳ 1, 2, 3 rồi trở lại chu kỳ 1.
Trong Chu Kỳ 1 và Chu Kỳ 3, trong cùng hệ thống sông Thu Bồn, cả hai sông Chợ Củi và Câu Lâu là hai sông lớn nối liền với nhau, trong khi Dưỡng Chân và Cầu Mống nhỏ đi rất nhiều, nhất là trong Chu Kỳ 3. Khi dòng nước Cầu Mống gần như khô cạn, xã Câu Lâu nằm gần hai xã Thanh Chiêm và xã Cần Húc hơn và cách xa huyện Duy Xuyên. Có thể vì thế có thể mà nó sẽ trực thuộc vào huyện Diên Khánh. Ngược lại, trong Chu Kỳ 2, xã Câu Lâu nẳm trên đỉnh đầu mảnh đất hình mũi dùi tượng trưng cho huyện Duy Xuyên mới được bành trướng – hãy xem Hình 19. Vì thế, xã Câu Lâu sẽ lệ thuộc vào Huyện Duy Xuyên.
Kiểm nghiệm lại sách vở lịch sử, Lê Quí Đôn cho biết, vào năm 1776, xã Câu Lâu lệ thuộc huyện Diên Khánh. Bản đồ cổ Giáp Ngọ Bình Nam Đồ (1774) cũng cho thấy cả hai sông Chợ Củi và Câu Lâu là hai sông lớn nối liền với nhau, trong khi Dưỡng Chân và Cầu Mống nhỏ đi rất nhiều, nhưng vẫn mở rộng cho tàu bè qua lại, đó là chu kỳ 1. Trong khoảng thời gian này, xã Câu Lâu nằm trong địa phận huyện Diên Khánh và cách xa huyện Duy Xuyên một khoảng cách khoảng 1 km, đó là chiều rộng của lòng sông Câu Lâu trong mùa nước lũ.
Phần 4
Cuộc Tìm Kiếm Thành Dinh Chiêm Dưới Thời Các Chúa Nguyễn
Tiêu Chuẩn Trong việc Tìm Kiếm Thành Dinh Chiêm
Trong cuộc tìm kiếm thành Dinh Chiêm trên các bản đồ và tài liệu xưa, chúng tôi sẽ dựa vào hai chi tiết quan trọng được cung cấp từ Đại Nam Nhất Thống Chí 2006 do Sử Quán nhà Nguyễn viết rằng thành Quảng Nam cũ có chu vi 300 trượng (1410 m) và Kiến Văn Tiểu Lục Toàn Tập do Lê Quí Đôn cho biết rằng để xây cất lỵ sở của một trấn, chiếu theo luật lệ đương thời, diện tích của nó không quá 5 mẫu (25 ha).
Thêm vào đó, vào đầu thế kỷ 17, địa hình của miền nam Điền Bàn được biều hiện trong Hình 9 mà trong đó, cả hai con sông Cầu Mống và Câu Lâu đều rộng mở để nước cuồn cuộn chảy ngang qua từ sông Chợ Củi và sông Dưỡng Chân. Ở phía đông nam, nằm giữa hai sông Cầu Mống và Câu Lâu là gò nổi Câu Lâu. Lúc này, dựa theo gia phả tộc Nguyễn Văn cả hai xã Câu Lâu và Cần Húc trực lệ thuộc Cần Húc. Thêm vào đó, Cần Húc đã từng là một châu thổ (delta) cắt ngang bởi một nhánh sông nhỏ. Riêng Địa Bạ Quảng Nam (1812) (và có thể William Dampier) cho biết xã Câu Lâu có địa phận cả hai bên bờ sông nam-bắc Câu Lâu.
Sau đây là những dữ kiện mà chúng tôi mới khám phá về Dinh Quảng Nam hay còn gọi là Dinh Chiêm:
Lúc Ban Đầu
Vào năm 1602, vào lúc ban đầu dựng quốc ở Đàng Trong, Chúa Nguyễn Hoàng chọn xã Cần Húc (sau này là Văn Đông (1806)), thuộc Huyện Duy Xuyên làm lỵ sở của Dinh Quảng Nam mà nó có tên tục là Dinh Chiêm.
Những Sự Thay Đổi
Trong cuộc nghiên cứu, chúng tôi tìm thấy một bản đồ trong thời Pháp thuộc cho biết không những cho biết vị trí mà còn hình dáng tổng quát của tường thành Dinh Chiêm ngày xưa nữa. Ngoài ra, vị trí của xã Văn Đông ( Cần Húc) được in trên bản đồ này rất rõ nét. Hãy xem Hình 7.
Trước nhất, khi quan sát kỹ lưỡng tấm bản đồ này, chúng tôi nhận thấy, giống như trong đầu thế kỷ 17 trên tranh Chaya, địa lý miền nam Điện Bàn vào lúc đó khác với hiện nay. Con sông Câu Lâu chảy ngang qua huyện Duy Xuyên bỗng nhiên biến mất. Thay thế vào đó là một bãi bồi rộng mênh mông nối liền gò nổi Câu Dẫn – Chúng tôi nghĩ đây là lỗi chính tả hay cái tên “Câu Lâu” bị đổi tên thành “Câu Dẫn”? Nay là một phần của phường Điện Phương – ở phía bắc và huyện Duy Xuyên nằm ở hướng nam. Điều thứ hai mà chúng tôi chú ý là, mất đi sông Câu Lâu, sông Cầu Mống nay là con sông chính còn lại chuyên chở khối lượng nước rất lớn hàng năm đến cửa Đại. Nhưng nhìn kỹ chiều rộng của sông Cầu Mống mặc dù đã mở rộng, nhưng cũng chỉ bằng khoảng nửa của sông Chợ Củi hay sông Câu Lâu trước đây mà thôi. Điều này nói lên hầu như chắc chắn rằng trong mùa mưa hay lụt, dung tích của sông Cầu Mống, một mình, không thể nào chất chứa được số lượng nước lớn như thế. Vì thế, chỉ cần tưởng tượng trong đầu nghĩ về quá khứ, chúng ta cũng có thể cảm nhận được cảnh lụt lội và đất lở đã xảy ra khắp nơi dưới thời Pháp thuộc trong khoảng thời gian 1907-1916 cũng như những thập niên 1600. Có lẽ đây là lý do chính mà dòng sông nhân tạo Vĩnh Điện được nới rộng để dẫn làn nước lũ chảy bớt ra cửa Hàn, thay vì để nước lũ dồn dập tràn ngập vào sông Cầu Mống gây ra lụt lội khắp nơi. Nhiều địa danh trước đây như Chợ Củi, Đông An và Phú Chiêm là những vùng được phù sa bồi bổ và cũng là những nơi dễ bị bị nuốt trọn bởi sông Thu Bồn trong những mùa lụt. Để nhìn thấy rõ hơn những hình ảnh này, hãy chú ý đến những nơi trước đây là đất đai mà bây giờ bị sập lở xuống sông Thu Bồn và ngược lại, những nơi được bồi bổ như chính dòng sông Cầu Mống, vùng Kim Bồng, An Phước hay Cẩm Phô trong Hình 28.
Hình 28 – Những Thay Đổi trong Địa Hình vùng Nam Điện Bàn Kể Từ 1907-1916 Cho Đến Nay (2023). Nguồn: Bản Đồ Pháp thuộc 1907-1916 và bản đồ Nam Điện Bàn từ Google Map (2023).
Theo chúng tôi nhận xét thì lụt lội là một trong những lý do chính mà Chúa Nguyễn Hoàng quyết định dời trụ sở Dinh Chiêm về hướng tây nam, về hướng sông Chợ Củi từ thuộc Cần Húc. Là một nhà lãnh đạo Đàng Trong, ngài rất cần ngoại tệ từ các quốc gia khác để canh tân đất nước. Nhưng ngài không thể làm ngơ trước cảnh ngập nước, nhà trôi, người nổi trên sông Cầu Mống, nhất là khi có các thương nhân từ các quốc gia quan trọng trong nền kinh tế Đàng Trong như Nhật Bản, Bồ Đào Nha hay Trung Quốc ghé thăm Công Tử Nguyễn Phúc Nguyên (1563-1635) ở Dinh Chiêm. Trong những năm khi cả hai con sông Câu Lâu và sông Cầu Mống đều mở rộng để nước lụt thông ra cửa Đại (chu kỳ 1), lúc ấy, sự cần thiết của sông Vĩnh Điện không còn nữa.
Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với Giáo Sư Huỳnh Công Bá là có lẽ sự bành trướng của Dinh Quảng Nam về hướng Chợ Củi xảy ra trước năm 1604. Cùng với tranh Chaya, bản đồ Pháp thuộc 1907-1916 (Hình 7) cũng cho thấy như thế. Trong bản đồ, theo ý chúng tôi trong những năm đầu thế kỷ 17, các cơ sở hành chánh đã được dựng lên một cách hoàn hảo nằm sát bờ sông Chợ Củi. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, chúng tôi cho rằng chỉ có nội thành là được xây dựng trước khi cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh bắt đầu (1627). Lúc sau đó, ngoại thành mới được xây dựng thêm vào để bảo vệ cho nội thành và các vùng phụ cận chung quanh kể cả các xã Thanh Hiểm (nay là Phước Kiều), Đông An và Thanh Chiêm. Tuy chỉ thiếu Trạm Thương Khách, nơi các công tử họ Nguyễn đón tiếp cách thương gia ngoại quốc, bản đồ này vẽ đầy đủ chi tiết về ngoại hình và hào sâu bao chung quanh thành trì của nội thành, cùng với các đường giao thông giữa nó và các thị trấn quan trọng như Cần Húc (Văn Đông), Phú Chiêm và Hội An.
Kể từ 1602, cả Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1563-1635) và con trai trưởng của ngài, Công Tử Nguyễn Phúc Kỳ (1582-1631) đều lần lượt trấn thủ tại nội thành. Chúng tôi cho rằng thành Quảng Nam (cũ) vẫn tọa ngự nơi đây gần 200 năm, cho đến khi Chúa Trịnh mang quân vào chiếm kinh thành Phú Xuân vào năm 1774. Sau khi quân Đàng Ngoài vì bệnh tật rút về Phú Xuân, Tây Sơn chiếm đóng thành Dinh Chiêm.
Toàn thể cung điện xứng đáng với cái tên gọi tòa lâu đài với các phòng thấp. Toàn bộ cung điện chia ra làm nhiều phòng ở và phòng khách thoáng khí rộng rãi. Tại một trong những phòng khách, tôi gặp ông Trấn Thủ Quan; khi vào phòng, tôi thấy ông ta đang nằm đong đưa trên chiếc võng mà hai đầu của nó treo lên một cái cột nhà và bức tường gỗ thấp…”
Có lẽ lúc giao tranh giữa nhà Nguyễn và Tây Sơn trong vòng 24 năm sau đó, bức tường ngoại thành mà ông Chapman diễn tả trong bài tường trình về Bengal (Bangladesh ngày nay) đã bị phá hủy. Các chân móng tường, vì đắp bằng đất nay cũng không còn. Quan sát kĩ trong bản đồ Pháp thuộc 1907-1916 (Hình 7), chúng tôi không còn thấy những gì ông Chapman kể lại, ngay cả một nét vẽ của tường thành chữ nhật cũng chẳng còn chút di tích nào. Nhưng những bức tường của nội thành cũ, hình lưỡi liềm, từ thế kỷ 17, vẫn còn ghi rất rõ nét. Rất tiếc, mười bốn năm sau (1930), trong bản đồ Pháp thuộc khác, nội thành Dinh Chiêm dường như cũng bị phai nhòa, chỉ còn phảng phất nét vẽ của bờ tường thành ngày xưa mà thôi. Hãy xem thêm Hình 27.
Đến đời vua Minh Mạng, ngài cho xây xong Thành Điện Bàn bằng gạch (1833) tại xã La Qua. Lúc ấy, ngài dời Dinh Quảng Nam về đó. Trong tấm bản đồ Pháp thuộc 1907-1916, dinh trấn cũ kể cả nội thành và thành trì mới Điện Bàn đều được biểu hiện rất rõ nằm bên cạnh tuyến đường Thiên Lý. Sau năm 1833, thành Dinh Chiêm cũ đã hoàn toàn bị bỏ hoang. Theo thời gian, chúng tôi suy đoán, vào thời Pháp thuộc, khoảng năm 1925, chính quyền thuộc địa xây cất Quốc Lộ (QL)-1 cũ, hiện nay là QL-1A ở nam Điện Bàn. Trong chương trình xây cất, tất cả nội thành Dinh Chiêm cũ đã bị san bằng nhường đất đai cho QL-1 chạy xuyên qua nó. Hãy xem vào Hình 27 – Nam Điện Bàn Dưới Thời Pháp Thuộc (1930) thì sẽ rõ.
Ngay trong thời Pháp thuộc, trong vòng 14 năm kể từ 1916, sự thay đổi về địa lý cũng rất rõ ràng. Hãy xem hai Hình 29 sau đây gom gọn hai Hình 7 (bên phải) và Hình 27 (bên trái) và xếp chúng gần bên nhau. Mục đích chính là để dễ bề quan sát sự thay đổi trong địa hình của vùng nam Điện Bàn, nhất là khi hai con sông Câu Lâu và Cầu Mống đổi dạng trong vòng 14 năm trời.
Hình 29 – Dinh Chiêm dưới thời Pháp Thuộc 1930 so với (1907-1916). Nguồn: Thi Bao Chau Huynh. Patrimoine Architectural, Urbain, Aménagement et Tourisme: Ville HôiAn, – ViêtNam. Géographie, Université Toulouse le Mirail- ToulouseII, 2011. Français. NNT: 2011TOU20062. Tel-00717654, trang 57 và Alamy.com.
Miêu Tả Thành Dinh Chiêm
Đối với chúng tôi, thành Dinh Chiêm bắt đầu từ thế kỷ 17 cho đến 1778 bao gồm hai phần: nội thành và ngoại thành. Chúng tôi cũng giả sử nội thành được xây dựng bởi Chúa Nguyễn Hoàng trước năm 1602 – năm ấy, sau khi xây xong thành Quảng Nam, ngài gửi Công Tử Nguyễn Phúc Nguyên (1563-1635) làm Trấn Thủ Quan. Còn bức tường thành hình chữ nhật như ông Chapman diễn tả trong bài tường trình của ông sau chuyến thăm viếng Đàng Trong vào năm 1778, chúng tôi nghĩ, là ngoại thành bao bọc nội thành, nhưng được xây sau, có lẽ trong thời gian Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627-1772).
Nội Thành Dinh Chiêm
Một nơi cũng rất đáng chú ý là ở phía tây bắc thành có một khu đất lõm vào. Dường như khi xây thành trì, nơi đây đã là đầm lầy hay hồ nước nên khi xây tường nội thành họ phải vòng theo bờ hồ. Có một hào thiên nhiên như thế rất tốt trong việc phòng thủ.
Sau đây là vóc dáng của nội thành Dinh Chiêm trích ra từ Hình 7 và được đặt vào Google Map (Hình 30). Khi vẽ vóc dáng thành Dinh Chiêm dựa theo bản đồ Pháp thuộc 1907-1916, chúng tôi rất lưu ý về hai tiêu chuẩn quy định trong Đại Nam Nhất Thống Chí, 2006 và Kiến Văn Tiểu Lục Toàn Tập do Lê Quí Đôn viết, đó là thành có chu vi 1,41 km và diện tích không quá 25ha.
Hình 30 – Vị Trí và Kích Thước Nội Thành Dinh Chiêm vào Đầu Thế Kỷ 17. Nguồn: Google Map Vẽ theo bản đồ thời Pháp thuộc 1907-1916
Kết Luận
Cuối cùng, rất may mắn, chúng tôi đã tìm ra tấm bản đồ dưới thời Pháp thuộc (1907-1916) vẽ một cách tổng quát hình ảnh của nội thành Dinh Chiêm mà chúng tôi nghĩ đã được xây cất vào đầu thế kỷ 17 (kích thước ước lượng 40 m x 140 m x 220 m x 340 m x 40 m x 420m x 220 m). Theo đó chúng tôi vẽ lại diện mạo của nội thành Dinh Chiêm trên Google Map. Tuy không tìm được kích thước chính xác của thành quách xưa, dựa theo những tiêu chuẩn mà chúng tôi đã nêu lên, nhất là nội thành đã có chu vi chính xác 1.41 km. Dùng tính năng đo diện tich trên bản đồ Google map cho biết thành nội thành Dinh Chiêm xưa có diện tích khoảng 22 ha, vẫn dưới 25 ha cần thiết tối đa khi xây cất một thành trì cho tỉnh lỵ. Điều quan trọng nữa là mặt thành tây nam chạy dọc theo tuyến đường Thiên Lý. Qua đường là tiếp giáp với sông Chợ Củi. Sau bao nhiêu năm vắng bóng, hiện nay chúng tôi có thế hình dung ra thành trì Dinh Chiêm, hình thù của một lưỡi liềm hay chiếc võng, nằm ngay bờ sông Chợ Củi, nơi buôn bán rất phồn thịnh trước thời nội chiến giữa nhà Nguyễn và Tây Sơn (1773).
Ngoại Thành Dinh Chiêm
Dựa theo bài tường trình của ông Chapman, ngoại thành trông giống như một ô hình chữ nhật. Chiều dài khoảng ½ mile (800 m) với chiều rộng chỉ bằng 2/3 chiều dài (khoảng 500 m). Tường thành tương đối rất thấp từ 10 feet đến 11 feet (3 m – 3,3 m). Vào năm 1778, lỗ chỗ có nhiều nơi tường thành bị sụp nên phải trồng hay cắm tre vào chỗ trống. Bên ngoài vòng theo tường thành là hào sâu, rộng khoảng 8 feet (2,4 m) – không được rộng cho lắm. Nói chung thì tình trạng ngoại thành rất thảm thương và suy đồi sau nhiều trận đánh giữa nhà Nguyễn với nhà Trịnh từ phương bắc và quân Tây Sơn. Tuy nhiên, ông Chapman không cho biết vị trí của tường thành này mà cũng không nhắc đến nội thành Dinh Chiêm. Vì thế, chúng tôi suy diễn ra rằng lúc ông diện kiến Trấn Thủ Quan do Đàng Ngoài phái đến, ông không được đón tiếp một cách long trọng như một đại sứ của một cường quốc vậy – vì ông không được mời vào chính điện mà chính điện mới có khả năng ở trong nội thành.
Để hội đủ các điều kiện trên, chiều rộng ngoại thành rất có khả năng khoảng 500 m – đó là chiều dài trên khúc quẹo tuyến đường Thiên Lý để bao phủ luôn cả nội thành. Sau khi cho vào tỉ số mà ông Chapman đưa ra, đó là chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Vì thế, chiều dài có thể lên đến 750 m. Dùng Google Map, ngoại thành Dinh Chiêm có thể giống như sau – hãy xem Hình 31.
Bây giờ, muốn biết diện tích và chu vi của ngoại thành Dinh Chiêm mà Google Map mới vẽ như trên có hợp lý hay không, chúng ta nên so sánh vài dữ kiện của nó với thành Điện Bàn được xây cất do vua Minh Mạng vào năm 1833.
Phân Bố
Ngoại Thành Dinh Chiêm (DC)
Thành Điện Bàn (ĐB)
Ghi Chú
Dài (m) x Rộng (m)
750 x 500
598 x 564
Dữ kiện của ngoại thành D.C. từ ông Chapman (1778), đó là chiều rộng bằng khoảng 2/3 chiều dài; dữ kiện của thành ĐB được đo từ Google Map.
Chu vi (km)
2,4
2,3
Chu vi thành ĐB được trích ra từ Đại Nam Nhất Thống Chí, Q7, 2006, trang 396. Chu vi ngoại thành DC đo bởi Google Map. Hai dữ kiện rất tương ứng.
Diện Tích (ha)
37,5
33,7
Diện tích = Dài x Rộng; Hai dữ kiện rất tương ứng.
Tường cao (m)
3-3,3
5,64
Tường cao thành ĐB được trích ra từ Đại Nam Nhất Thống Chí, Q7, 2006, trang 396. Tường ngoại thành DC rất thấp so với một tòa thành. Nguồn: Chapman, 1778.
Hào rộng (m)
2
21
Hào thành ĐB được trích từ Đại Nam Nhất Thống Chí, Q7, 2006, trang 396. Hào ngoại thành DC rất hẹp; vì thế sẽ dễ bị tấn công. Nguồn: Chapman, 1778.
Bảng 4 – So Sánh Vài Dữ Kiện về Thành Dinh Chiêm (1778) và Thành Điện Bàn (1833)
Kết quả từ Bảng 4 cho thấy ngoại thành Dinh Chiêm, tuy xây bằng đất, rất tương xứng với thành Điện Bàn được xây sau này vào năm 1833 – thí dụ, chu vi của ngoại thành Dinh Chiêm là 2,4 km so với 2,3 km của thành Điện Bàn.
Ngoài ra, khi chúng tôi đặt vị trí của trạm nghỉ Thanh Chiêm tìm ra trong Phần 2, “Cần Húc ở Đâu?” trong Hình 8 vào Hình 31, chúng tôi nhận thấy rằng trạm nghỉ Thanh Chiêm nằm sát bên ngoài bờ tường đông bắc của ngoại thành Dinh Chiêm. Điều này cho thấy vị trí của tường thành và trạm nghỉ Thanh Chiêm rất tương đồng và hợp lý vì trạm nghỉ là nơi các quan lại và nhà ngoại giao ngoại quốc tạm nghỉ chân trước khi vào yết kiến Trấn Quan Quảng Nam. Trạm nghỉ này, vì thế, tuy gần tường thành, nhưng vẫn phải nằm ngoài phạm vi ngoại thành.
Kết Luận
So sánh với những phân bố từ thành Điện Bàn, kích thước của ngoại thành Dinh Chiêm vào năm 1778 mà chúng tôi dùng Google Map vẽ có vẻ thích hợp với lời tường trình của Charles Chapman. Ngoại thành Dinh Chiêm là một hình chữ nhật mà chiều rộng giáp với bức tường của nội thành chạy song song bên cạnh đường Thiên Lý với khoàng cách 500 m từ hướng tây bắc xuống đông nam; chiều dài ngoại thành chạy song song với đường Nguyễn Du hướng lên phía đông bắc – mặt ngoại thành đông bắc cắt ngang đường Nguyễn Du tại tọa độ khoảng 15,870625 độ Vĩ, 108,66489 độ Kinh. Từ mặt tây nam thành, nhìn ra khoảng 100 m là nhà thờ Phước Kiều. Còn làng Đúc Đồng Phước Kiều nằm gọn trong ngoại thành gần nhà thờ Phước Kiều, cách nhau bởi bức tường đất cao khoảng 3 m – hãy xem lại Hình 31.
Mặc dầu ông Chapman cho biết một số ô vuông xây bằng gạch. Hiện nay chúng tôi không rõ chợ, kho gạo, trại lính, chuồng ngựa, hay chuồng voi mà ông nhắc đến nằm ở góc cạnh nào trên bản đồ. Những điều này sẽ cần nghiên cứu thêm để được sáng tỏ.
Tuy nhiên, sau cuộc chiến mà nhà Nguyễn thất bại trong việc bảo vệ Phú Xuân và Dinh Chiêm, chúng tôi không khỏi ngẩm nghĩ và ngao ngán về việc để việc phòng thủ ngoại thành Dinh Chiêm xuống mức quá tệ hại, đó là vì tường thành quá thấp; hào rộng và sâu không đủ. Nhà Nguyễn vào đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765), nghĩ cho cùng, quá thật lơ là trong việc quốc phòng lại phóng túng quá độ triều cương để rồi Trương Phúc Loan lộng quyền.
Hiện nay, chúng tôi không rõ lý do gì mà vua Gia Long, sau chiến tranh, khi sửa chữa thành Dinh Chiêm lại không bao gồm ngoại thành mà chỉ có nội thành mà thôi. Có lẽ là vì cuộc nội chiến nam-bắc đã chấm dứt. Điều này được phản ảnh trong bản đồ Pháp thuộc (1907-1916) – Hình 7 dưới đời vua Duy Tân. Nhưng rất tiếc, trong những năm sau đó (khoảng 1925), chính quyển Pháp thuộc cũng đã phá hủy di tích của nội thành luôn để xây đường QL-1– hãy xem hình 27.
Cuộc Tìm Kiếm Vị Trí của Trạm Thương Khách trên Bờ Sông Chợ Củi
Công cuộc kế tiếp của chúng tôi là đi tìm kiếm vị trí của Trạm Thương Khách bên bờ Sông Chợ Củi mà vào năm 1640, các thương nhân Nhật Bản ghé thăm Trấn Quan Quảng Nam. Nhìn vào Tranh Chaya, chúng ta sẽ thấy căn nhà ngang rộng lớn này nằm sát bên bờ sông tiếp giáp với Đường Thiên Lý. Trong nhiều thế kỷ trước, ở phía tây nam Sông Chợ Củi, con đường đất Thiên Lý chạy dọc sát theo bờ sông phía tây nam. Nằm trên bờ sông, con thuyền Châu Ấn Nhật Bản thả neo gần Trạm Thương Khách. Tuy nhiên, qua nhiều năm tháng dài, Tranh Chaya không được hoàn toàn vì bị mất hai nơi. Nói chung, bức tranh bị rách giữa Khúc Lũy và cửa sông Điện Bình nên chúng tôi phải tìm cách bổ khuyết vào chỗ trống cho hợp lý (Hãy xem Hình 36).
Phương Pháp Tìm Kiếm
Vào khoảng năm 2015, chúng tôi đã đọc một bài báo nói rằng các nhà khoa học dùng vệ tinh nhân tạo chụp hình, vừa khám phá ra một hệ thống sông ngòi cổ nằm dưới lớp cát vàng trong sa mạc Sahara ở Phi Châu. Hệ thống sông ngòi này đã hiện hữu khoảng 2.000 đến 5.000 năm về trước. Nếu chụp hình bình thường, các nhà bác học không thể tìm ra điều nhiều kinh ngạc và thú vị như thế này. Cũng vì thế, chúng tôi nảy ra một ý nghĩ, đó là dùng hình satellite từ Google hay Google Earth, chụp trong vùng nam Điện Bàn với hy vọng rằng chúng tôi có thể nhận dạng ra bờ sông nơi con tàu buôn Nhật Bản thả neo bên cạnh tòa nhà Trại Thương Khách trước năm 1640. Tuy không chắc chắn, chúng tôi tin tưởng rằng mình có thể khám phá ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích vì hình chụp từ vệ tinh có thể xuyên thấu qua nước và bùn lầy; các địa phận cao sẽ có màu nâu hay xam xám, còn các địa phận thấp như đồng ruộng, đất trũng sẽ có màu xanh lá cây. Riêng các vùng thật thấp sẽ có màu nâu hay đen đậm. Từ đó, chúng tôi có thể nhận dạng ra các sông ngòi cổ, đầm, hồ, cồn, gò, bãi bồi do đất phù sa tạo ra. Sau khi loại bỏ các địa điểm thấp bồi bổ từ phù sa trong quá khứ, chúng tôi hy vọng sẽ có một khái niệm tổng quát về địa hình của nam Điện Bàn trong nhiều thế kỷ trước. Thường thường sau nhiều thế kỷ, phù sa bồi đắp bờ sông theo thứ tự thời gian và qua nhiều lớp trầm tích chồng chất lên khác nhau. Chúng tôi hy vọng sẽ thấy rõ những đường lớp phù sa rõ rệt nằm bên bờ sông Chợ Củi, nơi Trạm Thương Khách được xây lên. Sau đó, chúng tôi sẽ dùng những chi tiết trong Tranh Chaya và so sánh với hình ảnh vệ tinh của Google để mong nhận diện ra bờ sông Chợ Củi.
Nhìn vào Hình 17 chúng tôi nhận thấy rằng địa hình Nam Điện Bàn và sông ngòi hiện nay (2023) đang trong Chu Kỳ 3 – Hãy xem Bảng 3. Trong chu kỳ này, Sông Cầu Mống gần như khô cạn. Số lượng nước chảy từ Sông Câu Lâu và Dưỡng Chân chảy vào nó rất it ỏi. Hình 17 cũng cho thấy hai con đường Quốc Lộ (QL) xưa và nay. Đường đất Thiên Lý (còn gọi là đường Cái Quan) là tuyến đường cũ kĩ nhất nằm cuối cùng gần bờ sông Chợ Củi nhất; tuyến đường thứ hai là đường Nguyễn Hoàng trước đây là QL-1 được xây cất từ thời Pháp thuộc vào khoảng 1925; còn con đường QL-1A được xây cất trong khoảng thời gian gần đây (sau 2000). Trong công cuộc tìm kiếm Trạm Thương Khách, chúng tôi chỉ muốn để ý đến con đường cổ Thiên Lý mà thôi vì hai tuyến đường Quốc Lộ được xây dựng và chỉ tồn tại về sau này.
Kế tiếp, vẫn dùng website này, chúng tôi tăng mực nước lên đến 12 m với mục đích là để xem đâu là điểm cao nhất trên tuyến đường Thiên Lý. Kết quả là hầu hết nam Điện Bàn đều nằm dưới mặt nước, ngoại trừ một vài nơi. Riêng trên tuyến đường Thiên Lý, có hai địa điểm cao đáng kể mà có thể là nơi lập Trạm Thương Khách được. Hãy xem địa điểm 1 và 2 trên Hình 33 sau đây:
Bắt tay vào công việc chính, chúng tôi tìm kiếm một bản đồ chụp từ vệ tinh trong Google Map cho miền nam Điện Bàn (Hãy xem Hình 34) và bắt đầu công việc tìm ra những đầm, hồ và sông. Điều ngạc nhiên là hình dáng các sông ngòi xưa và nay hiện ra rất rõ, kể cả các đầm lầy và hồ ao. Từ hình vệ tinh, chúng tôi có thể thấy phường Điện Phương bị chia ra hai phần đông và tây bởi con sông Cầu Mống. Cũng giống như những gì vẽ trong Tranh Chaya (1640), sông ngòi ngày xưa rất rộng kể cả sông Cầu Mống, sông Câu Lâu và sông Chợ Củi. Chúng tôi cũng nhận thấy hình chụp vệ tinh rất ăn khớp với hình ảnh lấy ra từ floodmap.net. Nói chung là miền nam Điện Bàn ngày xưa loang lổ đầm lầy với gò bồi khắp nơi. Muốn tìm kiếm một nơi cao ráo để dựng một dinh thự lại gần bờ sông và đường bộ cho thuận tiện lưu thông thật khó khăn. Nghĩ về Chúa Nguyễn Hoàng (1525-1613) khi đi ngang qua Cần Húc có lẽ rất hài lòng về địa thế vùng này vì nó nằm trên một vùng đất cao, lại gần sông Cầu Mống, cách Hội An không xa (khoảng 5, 6 cây số) nên cuối cùng quyết định đặt lỵ sở dinh trấn Quảng Nam tại đây. Nơi đây chính là xã Cần Húc. Có lẽ điều ngài không thể ngờ là nạn lụt lội ở miền nam Điện Bàn xảy ra rất thường xuyên. Có khi nước lủ kéo đến phá bờ sông, chọc thủng đất đai, thay đổi đường hướng trước kia của sông Cầu Mống. Và chính vì lý do này, theo chúng tôi nghĩ, ngài mới di dần Dinh Chiêm về phía tây nam đi theo con đường đất chạy đến bờ sông Chợ Củi.
Hình 34 – Sông Ngòi Nam Điện Bàn (2023) Chụp từ Vệ Tinh Lọc Bỏ Phù Sa từ 400 Năm Qua. Nguồn: Google Map
Công việc kế tiếp là tìm kiếm bờ sông Chợ Củi nằm phía tây nam Điện Bàn, gần tuyến đường Thiên Lý chạy song song theo bờ sông. Xem xét kỹ lưỡng các cồn bồi nằm phía bên trái tuyến đường Thiên Lý, chúng tôi nhận thấy một đường ranh giới mờ nhạt do phù sa bù đắp. Theo đó, chúng tôi dùng mực xanh lá cây vẽ theo và tẩy sạch các gò bồi ngoài con đường ranh giới này. Chúng tôi tin tưởng rằng mình đã tìm ra bờ sông Chợ Củi đầu thế kỷ 17. Hãy xem Hình 35.
Hình 35 – Bờ Sông Chợ Củi lọc ra từ Hình Vệ Tinh Google Map
Bây giờ hãy ghi nhận Chi Tiết B, C, D và E trong Tranh Chaya rồi so so sánh từng vị trí một với hình vệ tinh Google Map:
Hình 36 – So Sánh Các Chi Tiết trong Tranh Chaya và Hình Vệ Tinh Google Map của Nam Điện Bàn
Để định rõ vị trí của Trạm Thương Khách, chúng tôi sẽ dùng những chi tiết của Hình 34, 35 và kết nối với Hình 36. Sau khi quan sát kỹ lưỡng và tỉ mỉ cả ba hình, chúng tôi cho rằng trạm đón khách có thể nằm trên mảnh đất cao (mảnh đất số 1 trên Hình 33) với chiều dài khoảng 40-50 m, và chiều rộng khoảng 20-25 m, sát bên bờ sông Chợ Củi, bên trái tuyến đường Thiên Lý – nó nằm sát cạnh Khu Thể Thao Đông Phương 1 hiện nay ở phía nam.
Trạm Thương Khách là một tòa nhà ngang làm bằng gỗ tương đối rất đồ sộ. Quan sát kỹ cho thấy rằng có hai sàn nhà cao, thấp được thiết kế theo lối nhà người Nhật Bản. Sàn nhà cao là nơi chủ nhà ngồi tiếp khách. Trước khi vào nhà, quan khách đi qua một sân rộng; trước là cửa chính. Nằm hai bên bên cửa, dọc theo hàng rào tre là 4 khẩu thần công đúc bằng đồng chổng đầu lên không trung như trông chờ đón khách vậy. Bên bờ sông hiền hòa có con tàu buôn shuinsen Nhật Bản đang thả neo; cờ đỏ bay phất phới theo chiều gió. Căn nhà này đối diện với góc tường thành bắc-tây bắc của nội thành. Chúng tôi nghĩ, để vào thành, phái đoàn thương nhân phải ra tuyến đường Thiên Lý đi về phía đông nam, chạy võng hay ngựa theo con đường trước cửa thành chính nằm ở góc tây nam – Các thành trì ở Trung Quốc hay Đại Việt đều có cửa chính đặt ở phía nam thành. Chúng tôi nghĩ đặt Trạm Thương Khách trước mặt thành, ngay bờ sông Chợ Củi là đúng cách. Mảnh đất số 2 trên Hình 33, nằm ngay ngã ba tuyến đường Thiên Lý và Nguyễn Du nay, không thích hợp vì quá chật hẹp. Nếu chú ý một chút, chúng ta sẽ thấy chòi canh cao nhìn về hướng sông nằm đàng sau trạm khách. Để bảo vệ sự an toàn cho các thương nhân và Công Tử Kỳ, căn nhà đều bao kín bởi ba mặt sông ngòi và thành trì. Đó là không kể lính canh gác cầm kiếm dài đứng khắp nơi. Hãy xem Hình 37.
Hình 37 – Vị Trí Nội Thành Dinh Chiêm và Trạm Thương Khách ở Đầu Thế Kỷ 17
Nếu chú ý thêm một chút, chúng ta sẽ nhận thấy cơ sở Đúc Đồng Phước Kiều nằm bên cửa tây bắc của nội thành Dinh Chiêm cách cửa thành khoảng 100 m mà vị trí nó nằm giữa hai con sông chắn ngang mặt thành bắc của Dinh Chiêm. Ngoài ra, nhà thờ Công Giáo Phước Kiều (Andre Phú Yên) mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó chính là ngôi nhà thờ mà G.S. Francisco de Pina đã xây dựng vào năm 1623 nằm cách mặt thành không xa, khoảng 300 m về hướng tây bắc. Còn Chợ Tổng nổi danh ở Thanh Chiêm cũng hiện diện trong hình, nhưng đối với nội thành Dinh Chiêm, nó quá mới mẻ vì được xây dựng vào khoảng 1945. Dựa theo bản đồ thời Pháp Thuộc (1907-1916) – hình 7, khu chợ này có thể nằm dọc theo mặt nam của nội thành Dinh Chiêm hoặc nằm hẳn trong nội thành. Nếu nhìn về góc đông bắc trên mặt thành, nếu đứng từ vị trí này chúng ta có thể nhìn qua đường Nguyễn Du xưa và thấy được trường THCS Nguyễn Du hiện nay.
Khoảng Cách Giữa Dinh Chiêm và Hội An
Cách Đi bằng Đường Bộ
Trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư có vẽ lờ mờ hai con đường đất chạy song song từ phía nam Điện Bàn thẳng về góc đông bắc hướng Hội An. Chúng tôi nghĩ nếu sống vào năm 1668, G.S. Pina có thể dùng một trong hai con đường này chạy thẳng đến đó, nhưng ngài phải qua đầm Thanh Hà rồi mới đến Hội An. Tương tự như thế, chúng tôi cũng thấy trong Giáp Ngọ Bình Nam Đồ cũng có hai con đường đất, nhưng chúng không chạy song song với nhau; hầu như cả hai chạy thẳng góc với nhau. Một con có vẻ là tuyến đường Thiên Lý chạy từ bắc xuống nam, còn con kia chạy từ phía nam Điện Bàn lên hướng đông bắc về Hội An, nhưng phải qua đầm Thanh Hà trước.
Bản đồ Pháp Thuộc (1907-1916) chỉ đường dẫn rõ ràng nhất (Hình 7) với ba tuyến đường đất. Tại mặt bắc thành Dinh Chiêm, chúng ta có thể thấy một tuyến đường chạy dọc theo bờ tường thành phía bắc đâm thẳng lên hướng đông bắc đến một ngã ba bắt sang con đường đông-tây bắt đầu từ thành Điện Bàn, rồi nối tiếp đến đầm Thanh Hà để tiếp tục ra Hội An. Tuyến đường thứ hai ôm bờ thành mặt nam, chạy song song với con hào sâu nằm sát bên mống tường nam đi về hướng đông bắc nhắm hướng xã Phú Chiêm. Còn tuyến tuyến đường thứ ba, đặt song song với tuyến đường thứ hai về phía nam, chạy dọc theo bờ sông Cầu Mống hướng về xã Cần Húc (sau đổi thành xã Văn Đông) và cuối cùng đến Hội An. Chúng tôi cho rằng hai tuyến đường thứ hai và ba là hiện thân của đường Nguyễn Du hiện nay. Cả ba tuyến đường được vẽ đậm trong Hình 37 – Hai Con Đường Đất Dẫn Đến Hội An (1907-1916). Vào đầu thế kỷ 20, chúng tôi nghĩ cả hai con đường đất dẫn đến Phú Chiêm và Cần Húc dần dần được thay thế chỉ bằng một con đường Nguyễn Du trong thời Pháp thuộc sau 1917. Ngày xưa, chúng tôi nghĩ, cả hai tuyến đường hai và ba đều có thể dẫn thẳng đến Hội An cả.
Hình 38 – Hai Con Đường Đất Dẫn Đến Hội An (1907-1916)
Trở lại với G.S. Pina, nếu ngài đi bộ từ nhà thờ Phước Kiều ra đường Thiên Lý, ngài có thể dùng tuyến đường thứ ba chạy song song với mặt nam thành đi về hướng đông đến Cần Húc (tức Văn Đông). Đi thêm một quảng nữa tại bến đò Thanh Hà, ngài chờ chuyến ghe qua đầm hướng về Cẩm Phô và cuối cùng đến Cầu Chùa. Con đường này có vẻ ngắn nhất và được ghi vào Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (1806). Nếu không đi bộ, ngài có thể mướn võng. Hai người vác võng sẽ khiêng ngài đến Cầu Chùa.
Để thỏa mãn sự tò mò của chúng tôi, chúng tôi sẽ dùng những dữ kiện trong Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí để tìm hiểu chiều dài của những khúc đường ngắn mà G.S. Pina phải đi qua – nay là đường Nguyễn Du nối liền với đường Phạm Phán, sau đó đường Duy Tân trước khi đến Cầu Chùa. Sau đó, dùng Google map cộng với và các dữ kiện trong Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, chúng tôi sẽ khám phá ra con đường mòn và chiều dài của nó mà G.S. Pina đã thường rảo bước đến Hội An từ nhà thờ Phước Kiều vào đầu thế kỷ 17. Tiếp đến, chúng tôi sẽ so sánh kết quả trên với khoảng cách chỉ dùng bằng Google map để tìm hiểu xem những dữ kiện trong Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí chính xác như thế nào.
Từ
Đến
Khoảng Cách
Ghi Chú
Nhà thờ Phước Kiều
Ngã ba Đ. Thiên Lý và Đ. Nguyễn Du
500 m
Đo từ Google Map
Ngã ba Đ. Thiên Lý và Đ. Nguyễn Du
Trạm nghỉ Thanh Chiêm
680 m
Dùng đầm Thanh Hà làm cột mốc, chúng tôi tìm ra khoảng cách giữa Trạm Nghỉ Thanh Chiêm (3.748 m) với đầm Thanh Hà và vẽ lên Google Map để lấy tọa độ của trạm nghỉ này (15.870509,108.266211). Sau đó, chúng tôi dùng Google Map để đo khoảng cách từ tuyến đường Thiên Lý đến Trạm Nghỉ Thanh Chiêm (680 m). Hãy xem Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (1806), trang 221-222.
Trạm nghỉ Thanh Chiêm
Đi qua phố phường Thanh Chiêm
846 m
Phố phường Thanh Chiêm
xã Văn Đông bên bờ sông Cầu Mống
632 m
Ibid; 316 tầm; dọc theo bờ sông; cái tên Văn Đông còn gọi là “Cần Húc” từ thời G.S. Pina, 1620.
xã Văn Đông
Bến đò Thanh Hà
2,270 m
Ibid; 1.135 tầm không kể chiều rộng của đầm Thanh Hà 69 tầm.
Thanh Hà
Cẩm Phô
1,484 m
Ibid, trang 222; 742 tầm; đi qua Lò gốm, lò nấu vôi và miếu Bát Vị.
Cẩm Phô
Cầu Chùa
1,300 m
Ibid, trang 222; 650 tầm; còn gọi Cầu Lai Viễn,
Tổng Cộng
7,90 Km
Cộng thêm 138 m, chiều rộng của đầm Thanh Hà.
Bảng 5 – Đường Bộ từ Nhà Thờ Phước Kiều đến Cầu Chùa, Hội An dựa theo Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (1806)
Cách Đo Lường 2 – Đường Bộ Đo Lường Bằng Google Map
Hình 39 – Đường Bộ (vẽ màu đen) và Đường Thủy (vẽ màu cam) từ Nhà Thờ Phước Kiều đến Cầu Chùa, Hội An trong Thế Kỷ 17; Đo Bằng Google Map
Kết Quả:
Cách Đi Bằng Đường Thủy
Hãy xem Hình 38 – Đường Bộ (Vẽ Màu Đen) và Đường Thủy (Vẽ Màu Cam) từ Nhà Thờ Phước Kiều đến Cầu Chùa, Hội An Đo Bằng Google Map.
Kết Luận
So sánh với đường thủy, ở đầu thế kỷ 17, đường bộ đi từ nhà thờ Phước Kiều đến Hội An ngắn hơn khoảng 1 km. Nhưng hồi tưởng lại các sách vở viết vào thời ấy, có lẽ mọi người, kể cả G.S. Pina thường dùng đường thủy ra Hội An từ thành Dinh Chiêm. Có lẽ phương tiện di chuyển trên sông tiện lợi và phổ thông hơn là đường bộ. Nếu đi bằng đường bộ, người khách có thể đi bộ một mình hoặc mướn một cuốc võng có hai thợ khiêng, nhưng khi đi đến Thanh Hà, người khách này cũng phải tốn ít thì giờ chờ đò để được qua sông, mặc đầm này rất hẹp (69 tầm – khoảng 138 m).
Tổng Kết
Sáu tấm bản đồ cổ của các thợ vẽ Âu Châu vào các thế kỷ trước cho thấy thành phố Dinh Quảng Nam thường được gọi là thành phố Quảng Nam (Quinam), Dinh Chiêm hay Kẻ Chàm, nằm cùng một bên bờ tả ngạn sông Thu Bồn (bờ bắc) như các nhà nghiên cứu đã đồng ý trước đây trong buổi hội thảo vào năm 2016 ở Đà Nẳng. Tuy nhiên, tọa độ của Dinh Chiêm trích ra từ các bản đồ cổ này không được chính xác cho lắm. Vào năm 1688, William Dampier ghé thăm thành phố Quảng Nam (Quinam) và cho biết thành phố này nằm hai bên bờ sông (Câu Lâu).
Sông ngòi miền nam Điện Bàn thường thay đổi rất bất chợt tùy theo thời tiết thay đổi hàng năm, nhưng những sự thay đổi này tuân theo luật chu kỳ hẳn hòi. Suốt 400 năm qua, sự thay đổi sông ngòi trong miền này được biểu hiện bởi bốn dòng sông Chợ Củi, Dưỡng Chân, Cầu Mống và Câu Lâu; có lúc chúng bồi bổ phù sa cho các gò cồn nằm trong đầm Hội An, nhưng lại có lúc gây sạt lở hai bên bờ sông khiến lụt lội khắp nơi. Quan trọng hơn nữa là có những chu kỳ mà một số trong một trong những con sông này (qua nhiều năm) thay phiên nhau biến thành bãi bồi rộng lớn khiến địa lý các xã, huyện bên cạnh nó cũng biến dạng, thí dụ như vào đầu thế kỷ 17, khoảng 1859-1917 và đời vua Gia Long cho thấy địa thế huyện Duy Xuyên được bành trướng vì nó kết hợp các xã cũ lẫn mới, như xã Câu Lâu trước kia thuộc huyện Diên Khánh nay thu nhập vào huyện Duy Xuyên, bãi bồi rộng lớn do lòng sông Câu Lâu khô cạn tạo ra và cả xã Cần Húc (về sau gọi là Văn Đông); tất cả đều xảy ra trong Chu Kỳ 2. Vì thế, vào thời điểm lịch sử như 1602, có thể vì thế mà xã Cần Húc được thu thu nhập vào huyện Duy Xuyên – Lúc ấy, phía bắc huyện Duy Xuyên trông giống như một thoi nhọn. Nhưng dưới đời vua Minh Mạng, vào năm 1822, huyện Duy Xuyên lại mất đất cho huyện Diên Phước (trước kia là Diên Khánh) vì con sông Câu Lâu nay trở về dạng nguyên thủy của nó, trong khi sông Cầu Mống trở nên khô cạn như hiện nay trong Chu Kỳ 3 vậy. Trong trường hợp này,Văn Đông và xã Câu Lâu bây giờ hầu như trở thành một và không còn chia cắt bởi sông Cầu Mống nữa. Và vì thế, dưới thời vua Minh Mạng, một số thôn xã trước kia thuộc về huyện Duy Xuyên, như Văn Đông, Mỹ Xuyên, Câu Lâu, Hoa Phố (nay Hội An), Đông An, v.v… nay được sát nhập vào huyện Diên Phước trở lại. Vì thế, nói chung một cách tổng quát, các xã nằm giữa biên giới hai huyện Duy Xuyên và Diên Phước thường thay đổi huyện lệ tùy theo sự chuyển hướng và sạt lở từ bốn con sông chính ở miền nam Điện Bàn. Trong suốt 400 năm qua, các xã này có lúc nằm sát bên huyện Duy Xuyên, nhưng có lúc nằm gần huyện Diên Khánh. Thông qua khảo cứu rất kỹ lưỡng và tỉ mỉ, chúng tôi mới đưa ra kết luận này.
Từ các bản đồ cổ thời Pháp thuộc 1907-1916 và tài liệu của ông Chapman (1752-1809), chúng tôi đã xác nhận ra nội và ngoại thành Dinh Chiêm. Nội thành Dinh Chiêm có lẽ là cơ sở hành chánh và thâu thuế do Chúa Nguyễn Hoàng (1525-1613) gầy dựng trước bắt đầu vào năm 1602. Nó trông giống như một lưỡi liềm mà một cạnh thành tây nam chạy dọc theo tuyến đường Thiên Lý. Toàn bộ thành trì hầu như nằm ven theo đường Nguyễn Du bắt đầu từ ngã ba tuyến đường Thiên Lý và Nguyễn Du đi lên phía đông bắc chấp dứt cạnh trường THCS Nguyễn Du. Dựa vào chu vi 1.42 km trích ra từ Đại Nam Nhất Thống Chí, 2006, chúng tôi uớc đoán nội thành Dinh Chiêm có kích thước 40 m x 140 m x 220 m x 340 m x 40 m x 420m x 220 m và diện tích khoảng 22 ha.
Còn ngoại thành, theo lối chúng tôi vẽ lại trên Google Map, tương đương với thành Điện Bàn mà vua Minh Mạng khánh thành vào năm 1833. Nó có chu vi khoảng 2.4 km và ước lượng diện tích 348 ha theo hình chữ nhật với chiều rộng khoảng 500 m và chiều dài khoảng 750 m. Chu vi thành bao gọn nội thành Dinh Chiêm và các vùng phụ cận kể cả một phần xã Thanh Chiêm trước đời vua Gia Long (nếu muốn thêm chi tiết, hãy xem Hình 31). Chúng tôi nghĩ địa hình ngoại thành mà chúng tôi vẽ dựa theo lời kể lại từ Charles Chapman tương đối chính xác vì vị trí trạm nghỉ Thanh Chiêm cung cấp bởi Lê Quang Định vẫn nằm bên ngoài tường thành, nhưng sát bên cạnh mặt thành đông bắc. Bên trong ngoại thành, dựa theo lời ông Chapman kể lại, các kho vũ khí, lương thực, chuồng ngựa, chuồng voi, hay doanh trại đều được bố trí theo hình vuông hay chữ nhật mà các cạnh thẳng góc với nhau. Thành trì được đắp bằng đất cao khoảng 3-3.3 m. Chung quanh là hào nước rộng khoảng 2 m. Hiện nay không ai rõ chuyện gì xảy ra cho nó sau chuyến viếng thăm của ông Chapman mà bây giờ bóng dáng của nó cũng không còn nữa. Có lẽ sau cuộc chiến giữa vua Gia Long và Tây Sơn, nó đã tàn lụi theo với các chiến sĩ Tây Sơn.
Còn Trạm Thương Khách, chúng tôi nghĩ, nằm bên bờ sông Chợ Củi, cách góc thành tây bắc thành Dinh Chiêm chỉ khoảng 100 m, ngay bên bờ sông Chợ Củi. Vị trí này hiện nay là vùng đất nằm sát, phía nam, Khu Thể Thao Đông Phương 1. Tòa nhà ngang này rất lớn mà chúng tôi phỏng đoán, có chiều dài, rộng khoảng 40-50 m x 20-25 m. Kiến trúc của mái và sàn nhà cho biết các thương gia Nhật Bản đã viện trợ tài chính và kỹ thuật trong việc xây dựng căn nhà to lớn này.
Với sự trợ giúp của Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (1806) và Google Map, chúng tôi đã tìm thấy vị trí thật sự của vài địa danh như Văn Đông, Thanh Chiêm và dịch quán Thanh Chiêm nằm trên đường Nguyễn Du trong thời vua Gia Long và vua Minh Mạng. Bảng sau đây tóm tắt những kết quả này:
Tên
Vĩ Độ
Kinh Độ
Ghi Chú
xã Văn Đông
15,87737
108,27691
Nằm trên đường Nguyễn Du giữa Tạp Hóa Ngọc Lâm và T-Tattoo – Xăm Nghệ Thuật Quảng Nam.
xã Thanh Chiêm
15,87535
108,27175
Nằm trên đường Nguyễn Du bên cạnh Quán Lẫu Bò 152
Trạm Nghỉ Thanh Chiêm
15,870509
108,266211
Nằm trên đường Nguyễn Du; cách xa Đình Làng Thanh Chiêm và Tượng Phật Bà Bằng Đá Trắng khoảng 200 m
Vào khoảng thời gian từ 1620-1625, khi G.S. Pina đang định cư tại Dinh Chiêm, giả sử như nhà thờ Phước Kiều là nơi ngài trú ngụ thì khi ngài muốn dùng đường bộ về Hội An, ngài có thể đi bộ hay mướn võng và sẽ đi khoảng 8 cây số. Còn nếu ngài đón ghe bầu đi dọc theo bờ sông Thu Bồn, con đường thủy có lẽ sẽ phổ thông hơn và vì thế, giá cả rẽ hơn, nhưng đường đi sẽ dài hơn khoảng một cây số. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đã xác nhận khoảng cách giữa nội thành Dinh Chiêm và Hội An là 9 km đi bằng đường thủy mà các giáo sĩ hay nhà thám hiểm thường nhắc đến trong sách vở của họ.
Vào thời ấy, Xã Cần Húc bị chia cắt bởi một con sông cổ. Nhưng trong khoảng thời gian mà G.S. Pina đang trú ngụ tại Dinh Chiêm, có lẽ nó đã khô cạn, nhưng ảnh hưởng vẫn còn đó qua sự thành hình của châu thổ Cần Húc. Dựa qua các hình vệ tinh chụp được từ các kênh Google Map, viamichelin.com và floodmap.net, chúng tôi nhận thấy phía tây xã Cần Húc đã có một thời là một châu thổ (delta) tương đối lớn mà phù sa nhận được và bồi đắp từ dòng sông nhân tạo Vĩnh Điện. Điều này cũng được nhắc qua trong gia phả tộc Nguyễn Văn từng sinh sống tại xã Câu Lâu.
Dựa theo gia phả tộc Nguyễn Văn, hai xã Cần Húc và Câu Lâu xưa kia trực thuộc vào thuộc đúc đồng Cần Húc. Địa phận thuộc tương đối rất rộng (335 ha) bao gồm luôn, ít nhất, hai xã Cần Húc và Câu Lâu và được gán vào huyện Duy Xuyên. Địa phận thuộc nối tiếp qua bờ sông nam Câu Lâu – dựa theo lời tường trình của William Dampier (1688) and địa bạ Quảng Nam (1812). Thuộc đúc đồng Cần Húc có lẽ là một chương trình quốc phòng rất bí mật dưới nhiều triều họ Nguyễn với chủ trương là chế tạo súng thần công dựa theo kỹ thuật của người Bồ Đào Nha. Mãi dưới thời chúa Hiền (1620-1687), lịch sử cho thấy dự án này đã thành công. Hiện nay, trưng bày trước bộ quốc phòng ở Bankok có hai khẩu thần công ký tên João da Cruz (1610?-1682), kỹ viên đúc súng đồng người Bồ Đào Nha và các chuyên viên Phường Đồng ở Huế chế tạo. Ông là người Bồ Đào Nha mang thêm dòng máu Ấn Độ, được chúa Hiền về mời tham dự (có lẽ bị bắt buộc thì đúng nghĩa hơn) nắm giữ chức vụ quan trọng trong phường đúc đồng ở Huế. Tuy nhiên, ngoài gia phả tộc Nguyễn Văn tại xã Câu Lâu, hiện nay chúng tôi chưa tìm thấy một chứng cớ lịch sử hay tài liệu nào để tìm hiểu thêm chi tiết về thuộc đúc đồng Cần Húc và chương trình tối mật chế tạo súng thần công mà chúa Nguyễn Phúc Nguyên có thể đã bắt đầu thực hiện.
Phần Phụ Lục
Đơn Vị Đo Đạc Ruộng Đất Đầu Thế Kỷ 20 ở Quảng Nam
1 Mẫu = 10 Sào = 4.865 m2 (khoảng ½ ha)
1 Sào = 15 Thước = 486,5 m2
1 Thước = 10 Tấc = 32,4333 m2
1 Tấc = 10 Phân = 3,2433 m2
1 Phân = 10 Ly = 0,32433 m2
1 ha = 10.000 m2
1 km2 = 100 ha
Chiều Dài
1 Tầm = 5 Thước = 2 m
1 dặm Anh = 1,6 km
1 trượng = 4,7 m (cho miền Trung; trích từ mạng)
Thí dụ:
Tên Xã (1812)
Diện Tích (ha)
Ghi Chú
Xã Câu Lâu
428.8 6.0.1
209
Bắc sông Câu Lâu – Gò Nổi: 185-190 ha (từ Google Map); nam sông Câu Lâu:10-15 ha (phần còn lại)
Xã Mỹ Xuyên Đông
601.4.3.6.1
293
Xã Mỹ Xuyên Tây
387.8.9.1
189
Xã Phú Chiêm
723.7.11.0.7
352
Xã Thanh Chiêm
248.8.4.1
121
Xã Văn Đông
11.1.11.6.1
5
Cách Đọc: Diện tích xã Câu Lâu 428.8 6.0.1 được đọc là 428 mẫu; 8 sào; 6 thước; 0 tấc; 1 phân. Dấu chấm giữa các số được dùng phân chia các đơn vị cho dễ đọc và theo dõi.
Tài Liệu Tham Khảo
Christopher Borri, An Account of Cochin-China, Part II, A Collection of Voyages and Travels, Volume II, London, 1704
Camille Paris (1856-1908), Voyage d’Exploration de Hue en Cochinchine, Ernest Deroux, Paris, 1889.
J.K.J Dejong, De Opcomst Van net Nederlandsch Gezag in Oost-Indie (1595-1610), Tweede Deel, 1864
Đại Nam Nhất Thống Chí, Quyển 5, Quảng Nam, Nguyễn Tạo dịch, Nhà Văn Hóa – Bộ Quốc Gia Giáo Dục, VNCH, 1964
Đại Nam Nhất Thống Chí, Q. 7, Phạm Trọng Điềm dịch, NXB Thuận Hóa, Huế, 2006
Đại Nam Thực Lục, Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Nguyễn Ngọc Tỉnh dịch, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Tiền Biên, quyển 1
William Dampier, Voyages and Descriptions, Tập II, Phần 1, 1688
Đinh Trọng Tuyên, Đinh Bá Truyền, Dinh Trấn Thanh Chiêm Quảng Nam, NXB Tổng Hợp, TP Hồ Chí Minh, 2020
Huỳnh Công Bá, Về Địa Điềm và Địa Danh Cần Húc Trên Đất Quảng Nam, Nghiên Cứu Lịch Sử, Số 6.2002
Thi Bao Chau Huynh. Patrimoine Architectural, Urbain, Aménagement et Tourisme: Ville HôiAn– ViêtNam. Géographie, Université Toulouse le Mirail- ToulouseII, 2011. Français. NNT: 2011TOU20062. tel-00717654
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Chính Biên, Q. 22
Lê Quang Định, Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, 1806, Phan Đăng dịch
Lê Quí Đôn, Kiến Văn Tiểu Lục Toàn Tập, Tập II, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1977
Lê Quí Đôn, Phủ Biên Tạp Luc, 1776, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Viện Sử Học dịch, Nhà Xuất Bản Văn Hóa – Thông Tin, 1976
Nguyễn Đình Đầu, Địa Chí Quảng Nam, Tập I, II NXB, Đại Học Quốc Gia, 2010.
Ngô Văn Minh, Về Vị Trí Lỵ Sở Dinh Quảng Nam Năm 1602, Nghiên Cứu Lịch Sử Số 1.2004
Nguyễn Duy Sinh, Quảng Nam và Những Vấn Đề Sử Học, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2005
Nguyễn Minh Phương, Nghề Đúc Đồng Phước Kiều dưới Triều Nguyễn, Tạp Chí Khoa Học Đại Học Huế, Tập 126, Số 6B, 2017.
Nguyễn Văn Đăng, Mai Văn Được, Vài Nét về Địa Danh và Địa Giới Hành Chính Quảng Nam, Nghiên Cứu-Trao Đổi Phát Triển Kinh Tế Đà Nẳng
Phạm Đình Khiêm, Việt Nam Khảo Cổ Tập San, Số 1, Bộ Quốc Gia Giáo Dục Sài Gòn, 1960
Phạm Đình Khiêm, Người Nhân Chứng Thứ Nhất, NXB Tinh Việt Văn Đoàn, SG, 1959
William A. Redfern III, Hoi An in the Seventeenth and Eighteenth Centuries: An International Entrepot, Master Thesis, 2002
Kikuchi Seiichi, Nguyên Cứu Đô Thị Cổ Hội An từ Quan Điểm Khảo Cổ Học Lịch Sử, 2010
Thích Đại Sán, Hải Ngoại Ký Sự, 1695
Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư và Giáp Ngọ Niên Bình Nam Đồ, 1774, Tạp Chí Nghiên Cứu và Phát Triển, Số 2 (109), 2014
Alexei Volkov, Evangilization, Politics and Technology Transfer in 17th -Century Cochinchina: The Case of João da Cruz, Center for General Education and Institute of History, National Tsing Hua University, Taiwan trong sách Europe and China: Science and the Arts in the 17th and 18th Centuries, Editor Luís Saraiva, World Scientific Publishing, 2013
Charles Wheeler, A maritime Logic to Vietnamese History Littoral Society in Hoi An’s Trading World c. 1530-1840
Chú thích:
Vào năm 1605, lúc 18 tuổi, G.S. Pina đã nộp đơn xin gia nhập vào nhà Dòng Giêsu và đã được chấp thuận. Có lẽ lúc đang học đại học ở trường Coimbra, ngài đã bắt đầu ngưỡng mộ nhà Dòng Giêsu và đã quyết định gia nhập vào đó. Vào năm đó, ngài từ giã gia đình và nội trú trong trường đại học College de Jesus tại Coimbra. Sau hai năm nội trú ở Nhà Tập, Pina gửi đơn xin phép giảng đạo ở Nhật Bản và đã được chấp thuận. Vào năm 1608, từ Lisbon, con thuyền có tên là Vencimento mang ngài đến Goa, Ấn Độ. Nhưng cuộc hành trình cam go, đầy dẫy chết chóc vì bệnh tật khiến khiến ngài và phái đoàn Dòng Giêsu phải chờ đến sang mùa xuân sang năm, 1609 mới hiện diện tại Goa. Sau ba năm học xong lớp triết lý, vào năm 1612, Pina rời Goa, cùng người bạn học Manuel Borges (1584-1633) đón thuyền đến Macao (Manuel Teixeira, Macau e a Sua Diocese, Vol XIV, As Missiões Portuguesas No Vietnam, 1977, pp. 296-297). Trong bốn năm trời ở Macao đang theo đuổi lớp thần học, ngài được chứng kiến cảnh dân tị nạn người Nhật Bản theo đạo Gia Tô ồ ạt đáp thuyền lên bán đảo Macao bởi vì họ bị chính quyền Nhật trục xuất (1614). Sự kiện này khiến Pina không thể qua Nhật giảng đạo được nữa. Sau khi nhập chức Linh Mục ở Malacca vào năm 1616, ngài trở về Macao chờ đợi bề trên giao công việc mới. Vào đầu năm 1617, Pina được gửi đến Đàng Trong để phụ giúp giáo sĩ Francesco Buzomi (1576-1639); trong lúc này, Chúa Nguyễn bị áp lực từ triều đình, sư sãi và dư luận trục xuất G.S. Buzomi và tu huynh Dias trở về Macao, nhưng trong mùa gió Bấc đang nổi lên, ngài và tu huynh Dias hầu như đang bị cầm tù trên bãi biển Đà Nẵng bởi vì con thuyền không thể đi ngược chiều gió và sự cản trở của chính quyền địa phương cấm đoán các ngài không cho vào đất liền. Không may, thời tiết năm ấy rất khắc nghiệt. Mùa mưa năm nay đợi hoài nhưng chẳng đến mà chỉ thấy nắng cháy chan hòa khắp nơi. Rất tiếc, dân tình Đàng Trong rất mê tín và đổ lỗi cho các ngài về nạn hạn hán đang lan tràn khắp nơi. Trong lúc này, trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, nhưng cũng nhờ nhờ sự giúp đỡ tích cực của các tín hữu, G.S. Buzomi mới chống chọi được cơn bệnh đang hoành hành và cái nóng gay gắt ngoài bãi biển Đà Nẵng. May mắn thay, cuối cùng, G.S. Buzomi cũng được Tuần Phủ Khám Trần Đức Hòa cứu giúp về Nước Mặn chữa bệnh. Vào khoảng hè 1617, ngài đón thuyền trở về lại Macao để được thăng cấp làm giáo sĩ với 4 lời thề. Từ đây, ngài chính thức trở thành giáo sĩ Bề Trên ở Đàng Trong – Sau khi biết được tình trạng khốn khổ của G.S. Buzomi, G.S. Pina gửi bài tường trình tình trạng khốn khổ của G.S. Buzomi về Macao. Với sự giúp đỡ của các người Nhật, G.S. Pina trở lại Hội An tạm thời lánh mặt và đồng thời giảng đạo cho khoảng 300 người Nhật ở đó – Sau 1614, có một số người Nhật tha phương chọn Hội An làm làm quê hương thứ hai của họ.
Đầu năm 1618, hai giáo sĩ Christoforo Borri và Pêro Marques cập bến Đà Nẵng. Sau đó, G.S. Marques thẳng tiến về Hội An, còn G.S. Borri và G.S. Pina gặp lại G.S. Buzomi. Cả ba đón thuyền về Nước Mặn theo lời mời của Tuần Phủ Khám Trần Đức Hòa. Ở Nước Mặn, các giáo sĩ Dòng Giêsu được đối đãi rất tử tế. Ông Trần đức Hòa, một thời gian ngắn sau, xây một ngôi nhà thờ đồ sộ cho ba ngài. Nhưng tiếc thay, sau chỉ một gian ngắn, cuối hè năm ấy, ông ấy qua đời. Cả ba giáo sĩ tiếp tục cư ngụ tại Nước Mặn. G.S. Buzomi chăm lo các giáo đồ, còn G.S. Borri, G.S. Pina và tu huynh Dias nghiên cứu dùng ký âm Việt đổi ra chữ viết Rômen (Romance) mới gọi là Quốc Ngữ từ người dân Nước Mặn. Nhưng vào năm 1620, Pina dọn nhà lên Thanh Chiêm với mục đích tiếp tục nghiên cứu và phát triển chữ viết QN, đồng thời vừa giảng đạo cho quan lại và dân chúng địa phương. Vào năm 1623, trong thư gửi về Macao, Pina loan báo đã thành công trong việc soạn thảo xong một quyển từ vựng bằng chuyển ký âm Việt bao gồm thanh điệu dùng chữ viết Bồ Đào Nha. Cũng trong mùa hè năm đó, G.S. Pina được gọi về Macao để giúp đỡ các giáo sĩ sắp đến hành đạo ở Đàng Trong và dạy họ tiếng Việt; trong số đó có G.S. Alexandre de Rhodes và Antonio Fontes sau này là hai học trò đầu tiên và cũng là cuối cùng của ngài ở Đàng Trong. Vào cuối năm 1624, khi G.S. de Rhodes và G.S. Fontes đến Thanh Chiêm,G.S. Pina đã mở lớp dạy học tiếng Việt cho hai vị giáo sĩ này ở Dinh Chiêm.
Cuối năm 1625, ngài mướn một chiếc thuyền bầu ra đảo Cù Lao Chàm để đón một chuyến thuyền buôn từ Macao mang các thực phẩm và đồ dùng hàng năm. Từ bãi biển Cù Lao Chàm, khi ra khơi đón thuyền lớn, một cơn gió mạnh thổi đến, con thuyền nhỏ của ngài bị lật và chìm. Ngài mất vào ngày đó.
Nhưng trong bản dịch 1964, có nhắc rằng “Quốc- triều ban đầu dựng trấn dinh ở xã Thanh -Triêm huyện Diên- Phuớc”, chứ không phải là ở Cần Húc, huyện Duy Xuyên. Vào năm 1803, vua Gia Long dời lỵ sở Dinh Quảng Nam về lại Thanh Triêm (trang 16). Nhưng trong bản dịch 2006 lại không nhắc nhở gì điều này.
– ViêtNam. Géographie, Université Toulouse le Mirail- ToulouseII, 2011. Français. NNT: 2011TOU20062. tel-00717654, trang 50. Nhưng Charles Wheeler trong bài viết “A maritime Logic to Vietnamese History Littoral Society in Hoi An’s Trading World c. 1530-1840” cho rằng Tranh Chaya được vẽ vào năm 1645.
Diên Khánh
Không lâu sau, dưới đời vua Gia Long, vào năm 1812, địa bạ Quảng Nam cho thấy xã Câu Lâu lệ thuộc huyện Duy Xuyên trở lại. Lịch sử cho biết lúc này, hai sông Câu Lâu và Chợ Củi là hai sông nhỏ – riêng sông Câu Lâu dần dần có thể không tồn tại nữa; nó có thể biến thành bãi bồi, giống như trong tranh Chaya đã vẽ, trong khi hai sông Dưỡng Chân và Cầu Mống bành trướng hơn trước rất nhiều. Trong trường hợp này, xã Câu Lâu nằm trên cùng mảnh đất nối liền với địa phận bãi bồi Câu Lâu và huyện Duy Xuyên cũ. Vì thế, trong chu kỳ này huyện Duy Xuyên mới mở rộng lên phía bắc và tây vì các xã dọc theo sông Dưỡng Chân vả Câu Lâu, kể cả xã Câu Lâu đều lệ thưộc vào nó. Địa bạ Quảng Nam (1812) đã chứng minh cho điều này.
Riêng xã Cần Húc, chúng tôi nghĩ, luôn luôn thuộc về huyện Duy Xuyên – nhưng chỉ khi nào nó còn tồn tại trong thuộc Cần Húc. Khi thuộc Cần Húc bị bãi bỏ (có lẽ dưới triều vua Gia Long), cái tên Cần Húc cũng lùi vào dĩ vãng và trở thành xã Văn Đông (1806), vùng đất nhỏ nhoi này mới trực lệ huyện Diên Khánh. Địa bạ Quảng Nam đã xác nhận điều này vào năm 1812.
Chúng tôi nghĩ vào đầu thế kỷ 17, mặc dù đất đai trù phú, mênh mông nhưng dân số rất thưa thớt. Ở vùng nam Điện Bàn, chúng tôi nghĩ phần lớn chung quanh xã Cần Húc vào lúc ấy chỉ là rừng rú hoang vu, chưa khai thác, không một bóng người. Vì thế, địa phận xã Cần Húc có thể rộng rãi kéo dài từ bờ sông Cầu Mống cho đến bờ sông Chợ Củi (trong vòng 2 cây số) về hướng tây nam. Về phía nam Cần Húc, sau khi qua sông Cầu Mống là miền gò nổi rộng lớn Câu Lâu mà phía nam tiếp giáp với sông Câu Lâu. Gia phả tộc Nguyễn Văn và địa bạ Dinh Quảng Nam (1812) cho thấy địa phận xã Câu Lâu ngày xưa cũng thuộc về thuộc Cần Húc và nằm hai bên bờ sông Câu Lâu. Có lẽ, về sau cảnh đất lở và lụt lội chung quanh Cần Húc khiến Chúa Nguyễn Hoàng quyết định dời thành Quảng Nam về hướng tây nam dọc theo con đường đất xuống bờ sông Chợ Củi, đó là hiện thân của đường Nguyễn Du hiện nay. Sau khi bắt đầu xây dựng thành Quảng Nam dọc theo tuyến đường Thiên Lý ngay bờ sông Chợ Củi, nhất là khi thương mại vươn lên tại Hội An, chúng tôi nghĩ có một cuộc di dân từ các vùng đất khác đến Hội An, Dinh Chiêm và Cần Húc sinh sống để gầy dựng một tương lai sáng lạng cho Đàng Trong. Cộng với sự di dân của người Minh Hương và Nhật Bản, dân số người Việt ở Hội An, nói chung, bắt đầu tăng vụt. Vì thế, các làng xã mới mẻ, như Thanh Chiêm, Phú Chiêm, Đông An, Cẩm Pho, Phước Kiều, v.v… mới mọc lên và nằm sát gần nhau. Dựa theo sự lịch trình tiến hóa của con người, sau mấy trăm năm, một số làng xã cũ như Cần Húc bị quên lãng và dần dần biến mất. Thay vào đó chúng ta mới thấy xã Thanh Chiêm vào đầu thế kỷ 19 vươn lên và vượt trội Cần Húc. Tuy nhiên, thành trì Dinh Chiêm xưa cổ vẫn trụ trì trên mảng đất ngày nào nhưng nay thuộc về một làng xã khác có cái tên hiền hòa, thanh bình “Thanh Chiêm”.
Trong thời gian này (1778), chính quyền Anh Quốc cử ông Charles Chapman (1752-1809) đến Đàng Trong để thương lượng việc buôn bán trong tương lai. Nhưng khi ông đến Đàng Trong thì tình hình Đàng Trong rất hổn loạn. Chiến tranh xảy ra khắp nơi. Trong lúc này, thủ đô Huế đã bị quân Đàng Ngoài chiếm đóng. Năm trước, Chúa Nguyễn Phúc Thuần (1754-1777) cùng cháu Nguyễn Phúc Dương (?-1777) đã bị Tây Sơn giết chết. Lúc ấy, thành Dinh Chiêm cùng Trấn Quảng Nam rơi vào tay Tây Sơn và Đàng Ngoài. Trong bài tường trình của ông viết về tình hình ở Đàng Trong, ông cho biết cả khung cảnh Hội An và Dinh Chiêm rất điêu tàn. Riêng ở Dinh Chiêm ông diễn tả rất tỉ mỉ về thành quách ngoại thành ở đó như sau:
“Ngày hôm sau, chúng tôi đến thăm Trấn Thủ Quan: Ông cư ngụ tại cung điện của các vị vua Đàng Trong, cách thị trấn (Hội An) mà tôi đã đến hơn sáu dặm (Anh).Abbé Raynal cho chúng tôi biết chu vi của nó khoảng một lý, và chung quanh tường thành xếp hàng ngàn khẩu thần công. Có lẽ ông ta đã phóng đại ra hơi nhiều: bản thân tôi đã đến thăm nó vài lần và một người đi cùng tôi đã tìm có cơ hội để xem xét toàn bộ. Thành trì là một hình chữ nhật; chiều dài khoảng nửa dặm Anh, chiều rộng khoảng hai phần ba của chiều dài. Nó được hình thành bởi một bức tường chắn, đằng sau đó là một bờ đất cao 10 (3 m) hoặc 11 feet (3.3 m) được dựng lên, với các bậc thang leo lên thuận tiện cho việc phóng tên lửa. Nó không có lỗ pháo ngay trên tường chắn cao mà mà chỉ có các lỗ đục dưới đáy tường thò nòng súng thần công ra ngoài. Số súng thần công gắn chung quanh thành là khoảng 60 khẩu; súng chín pao (lbs) đạn là lớn nhất. Đối với những nơi sáu hoặc tám feet không có tường, người ta cắm những cây tre nhọn ngắn, dài từ sáu đến mười hai inch,xiên xuống đất; bên ngoài những thứ này là một con hào rộng 8 feet (2.4 m), và sâu nhiều cở, được rào bằng những bụi tre đang mọc mà phía bên ngoài nối tiếp bởi một loạt hàng tre nhọn đóng xuống lòng đất, và toàn bộ thành trì bên ngoài được bao bọc bởi hàng rào thấp kẻ ô vuông đan bằng các tấm tre chẻ vào với nhau. Bên trong thành trì được chia ra làm nhiều ngăn vuông xây bằng gạch, các góc cạnh vuông vắn với nhau. Một số là chợ, kho gạo, trại lính, chuồng ngựa, hay chuồng voi. Tất cả thành trì nơi nào cũng cần nhiều sửa chữa.
Vào năm 1802, Vua Gia Long (1802-1820) tiêu diệt Tây Sơn và thống nhất đất nước, nhưng Dinh Chiêm nay đã điêu tàn vì chiến tranh. Vua Gia Long quyết đình dời lỵ sở dinh Quảng Nam về Hội An trong một thời gian ngắn. Trong lúc đó, thành Dinh Chiêm được trùng tu trở lại như xưa. Năm 1806, Vua Gia Long đặt lỵ sở Dinh Quảng Nam ở xã Thanh Chiêm. Có lẽ bắt đầu từ đây, lỵ sở xã Thanh Chiêm trở nên một nơi đồng nghĩa với Dinh Quảng Nam, và để rồi cái tên Cần Húc hay Văn Đông bị lu mờ dần trong tiếng gọi nhân gian. Nhưng vài năm sau, vua Gia Long ra lệnh trùng tu Dinh Chiêm cũ, nhưng có lẽ ngài không tu bổ ngoại thành mà ông Chapman từng chứng kiến vào năm 1778 vì kể từ đó, không ai có thể nhận diện ra nó được nữa.
Nhìn hình bên phải, sau khi hai dòng sông Chợ Củi và Dưỡng Chân nhập làm một và đổ dồn vào sông Cầu Mống, nó uốn người lượn về hướng đông bắc và trở ngược về đông nam. Lúc này, sông Câu Lâu đã biến thành một bãi bồi nối liền xã Mỹ Xuyên (nay Thị Trấn Nam Phước) với gò bồi “Câu Dẫn” (hay Câu Dần) (nay là phường Điện Phương Đông). Nhắc nhở về quá khứ xa xưa hơn nữa khi những thương nhân Nhật Bản đáp thuyền xuống Hội An và vẽ lại trong Tranh Chaya vào năm 1640, sông Câu Lâu và Cầu Mống đã thay đổi vị trí cũng giống như trong hình trên bên phải (1907-1916) vậy. Nhưng trong một thời gian ngắn (Hãy xem hình bên trái vào năm 1930 trên) sông Câu Lâu đã khôi phục được sự hùng vĩ của nó và chọc thẳng xuyên qua huyện Duy Xuyên, cắt rời huyện này ra hai mảnh. Miền đất Câu Dẫn nay trở thành một gò bồi ở phía bắc gọi là Điện Phương (Đông) và huyện Duy Xuyên ngày nay nằm ở phương nam sông Thu Bồn. Riêng sông Cầu Mống, kể từ đó, vì lý do nào đó, lượng nước trên sông rút xuống dần và từ từ, đến ngày nay, chỉ còn là một con suối nhỏ mà thôi. Từ đó, hai miền đông, tây phường Điện Phương nhập lại thành một, nhưng vẫn bị cắt ngang bởi một con rạch nhỏ chảy dài từ tây nam lên đông bắc.
Dựa theo Hình 7, nội Thành Dinh Chiêm ở đầu thế kỷ 17 trông giống như một mảnh trăng lưỡi liềm nằm gọn giữa hai con đường đất. Tương đối nội thành Dinh Chiêm rất dài và hẹp – chiều dài đo từ đầu đường ngay THCS Nguyễn Du đến tuyến đường Thiên Lý là nửa cây số; chiều rộng nhất khoảng 160 m. Hai đầu thành thu hẹp như hai đầu võng. Bờ tường phía tây nam giáp sát tuyến đường Thiên Lý. Cửa thành được đặt bốn hướng vì theo ảnh hưởng thành trì Trung Quốc, nhưng cửa thành nam và tây nam hướng về sông Chợ Củi và sông Câu Lâu, chúng tôi nghĩ, là cửa chính; còn về phía tây bắc, hai con sông nhỏ chắn ngang trước mặt thành làm thành hàng rào thiên nhiên kiên cố. Những nơi không tiếp giáp với sông đều được bao bọc hào sâu che chở. Tường thành được xây cất bằng đất đắp lên khung tre cao khoảng 3-5 m với chu vi khoảng 300 trượng linh (1,410 Km) và diện tích không quá 25 ha.
Mặc dù những dữ kiện mà ông Chapman cho biết tương đối đầy đủ, nhưng ông không minh định vị trí ngoại thành Dinh Chiêm so với nội thành nên chúng tôi ban đầu đã gặp nhiều trở ngại vẽ ra bức tường ngoại thành. May mắn thay! Khi chúng tôi dựa vào địa lý vùng nam Điện Bàn vào đầu thế kỷ 17 chúng tôi mới có thể hình dung ra bức tường thành này. Vào lúc này, bờ sông Thu Bồn chạy song song và sát bên cạnh tuyến đường Thiên Lý chạy dài từ tây bắc xuống đông nam miền Câu Lâu. Ngoài ra, rất có khả năng một trong nhiều lý do mà Chúa Nguyễn xây ngoại thành là để bảo vệ nội thành. Vì vậy, vì cạnh tây nam của nội thành chạy song song với tuyến đường Thiên Lý, một cạnh của ngoại thành cũng sẽ như thế. Nhưng ngoại thành không thể bao gồm luôn cả tuyến đường Thiên Lý mà phải chừa nó ra cho việc giao thông. Thêm vào nữa, khi vẽ hình ngoài thành, mặt thành tây bắc không thể bao gồm nhà thờ Phước Kiều được mà phải loại bỏ nó ra ngoài thành. Ngoài ra, dựa theo tỉ lệ xây thành quách vào thời vua Gia Long trở về sau, tỉ lệ giữa hai cạnh ngắn-dài là khoảng 0.67 cho đến 1, thí dụ kinh thành Huế bắt đầu dưới đời vua Gia Long hay Thành Gia Định xây dựng dưới đời vua Minh Mạng cũng có tỉ số tương tự như thế.
Hình 31 – Nội Thành và Ngoại Thành Dinh Chiêm. Nguồn: Google Map và Bài Tường Trình của ông Chapman (1778). Nguồn: Google Map và JSTOR, .
Chúng tôi cũng tiên đoán rằng vị trí của Trạm Thương Khách rất gần nội thành Dinh Chiêm. Vì tránh lụt lội, nó có thể cũng được xây trên một nền đất cao hơn chung quanh. May thay, chúng tôi đã tìm thấy một website lấy tên là cho biết độ cao của đất đai cả thế giới bao gồm cả Việt Nam. Khi chúng tôi vào website và đặt chiều cao của mặt nước sông là 11 m, hầu hết cả vùng nam Điện Bàn đầu nằm dưới mặt nước, ngoại trừ một vài nơi như Thành Điện Bàn, dọc tuyến đường Thiên Lý và xã Đông An. Điều này cho thấy rất có thể Trạm Thương Khách nằm dọc theo tuyến đường Thiên Lý vì, theo chúng tôi nghĩ, trong đầu thế kỷ 17, con đường đất này nằm sát theo bờ sông Chợ Củi. Hơn nữa, trạm khách này nằm kế bên cạnh các con đường đường bộ nếu đi bằng xe ngựa. Sau đây là các vùng đất cao ở miền nam Điện Bàn mà website này cho biết (Hình 32):
Hình 32 – Độ Cao của Đất Đai Trong Vùng Nam Điện Bàn khi Mặt Nước Sông Dâng Lên Đến 11 m. Nguồn:
Hình 33 – Hai Địa Điểm Cao Nhất trên Đường Thiên Lý (2023). Nguồn:
Mặc dù đây là phần cuối trong bài nghiên cứu này của chúng tôi, nhưng nó rất quan trọng vì, trong thâm tâm, chúng tôi bao giờ cũng muốn tìm hiểu cuộc sống hàng ngày của G.S. Pina ở thành phố Dinh Chiêm. Nhớ lại trong lá thư ngài viết và muốn gửi đến G.S. Bề Trên João Rodrigues Giram (1558-1633), nhưng chưa có dịp thuận tiện để gửi đi hay ngài đã đổi ý, G.S. Pina cho biết rằng từ Nước Mặn, Dinh Qui Nhơn, ngài đã dọn lên thành phố Dinh Chiêm để giảng đạo và đồng thời học hỏi, sưu tầm thêm tiếng Việt từ những người trí thức. Lúc này, trong thâm tâm, ngài đang nghĩ đến chuyện viết một quyển ngữ pháp cho tiếng Việt. Chúng tôi cũng biết ngài thường xuyên trở lại Hội An để giảng đạo và, thỉnh thoảng ngài ra đảo Cù Lao Chàm để lấy vật liệu cung cấp cho nhà thờ mà ngài mới khánh thành tại Dinh Chiêm. Vào năm 1622, đóng vai trò của một nhà thông dịch cho phái đoàn Macao, ngài tháp tùng G.S. Bề Trên Manuel Fernandes và phái đoàn ra Huế ra mắt Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1563-1635). Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nhà thờ Phước Kiều (Đền Thánh Andre Phú Yên) chính do tay G.S. thành lập vào năm 1623. Đầu năm 1625, ngài cùng G.S. Alexandre de Rhodes ra Huế rửa tội cho Bà Minh Đức Vương Thái Phi. Nói chung, Cuộc sống G.S. Pina vào thời đó rất bận rộn và vất vả. Vì ngày nay chúng tôi đã tìm ra vị trí của nội thành Dinh Chiêm, từ nhà thờ Phước Kiều, chúng tôi có thể liên tưởng thấy G.S. Pina bôn ba trên con đường đất phía nam thành đi về hướng Hội An. Nhìn vào những bản đồ xưa, trong thập niên 1620, muốn ra Hội An từ nhà thờ Phước Kiều, chúng tôi nghĩ ngài có hai cách:
Cách Đo Lường 1 – Đường Bộ Đi từ Nhà Thờ Phước Kiều đến Chùa Cầu Đo Lường Bằng Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (1806)
Ibid; 423 tầm; 1 tầm = 2 m
So sánh kết quả từ Bảng 5 và Hình 38 cho thấy những dữ kiện đo lường khoảng cách trên con đường cái trong Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (1806) và Google Map rất tương xứng với nhau (Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí – 7,90 Km so với Google Map – 8,34 Km). Điều này cho thấy khi G.S. Pina quyết định đi bộ đến Cầu Chùa từ nhà thờ Phước Kiều, ngài phải cất bước theo con đường đất chạy ven theo bờ sông Thu Bồn và phải đón ghe bầu từ bến đò qua đầm Thanh Hà. Con đường đất này dài khoảng 8 km (khoảng 5 miles). Nếu đi bộ, ngài sẽ tốn khoảng hơn 1 tiếng mới đến nơi.
Nếu đi bằng đường thủy, G.S. Pina phải ra bến đò nằm ngay bờ sông Chợ Củi, cách nhà thờ Phước Kiều khoảng 200 m băng qua tuyến đường Thiên Lý; bến đò này nằm ở phía tây nam của thành Dinh Chiêm. Thuận chiều gió, chiếc ghe bầu chở hành khách theo chiều gió ven theo bờ sông Chợ Củi xuống phía nam Điện Bàn; ở phía đông nam Điện Bàn, nó bắt vào sông Cầu Mống dọc theo bờ Đông An lên hướng bắc, đông bắc. Khi chiếc ghe bầu ra khỏi Cần Húc, sông Thu Bồn mở rất rộng (hãy xem Tranh Chaya – Hình 19). Chiếc ghe tiếp tục hành trình qua khỏi sông Thanh Hà. Cuối cùng, nó rẽ vào cái rạch sát bờ gò nổi An Hội để đến Cầu Chùa. So với đường bộ, đường thủy tuy dài hơn một chút (khoảng 9 Km) nhưng có lẽ phổ thông cho thường dân hơn.
Dựa theo Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, xã Văn Đông và xã Thanh Chiêm cách nhau không xa, chỉ có hơn nửa cây số trên đường Nguyễn Du ngày nay (632 m). Từ Trạm Nghỉ Thanh Chiêm đến xã Thanh Chiêm, khoảng cách là 846 m. Điều này cho thấy xã Thanh Chiêm dài hơn một cây số nằm dọc theo đường Nguyễn Du (1.162 m). Sau khi lỗi thời và bị sa thải vào năm 1806, xã Cần Húc được đổi tên là xã Văn Đông. Lỵ sở của Dinh Quảng Nam cũng được chuyển về xã Thanh Chiêm. Trên gò nổi xã Câu Lâu (nay là phường Điện Phương Đông) như được vẽ trong tranh Chaya vào đầu thế kỷ 17, có một cái chợ hình chữ U rất lớn và nhộn nhịp.
Chúng tôi phỏng đoán rằng vào đầu thế kỷ 17, Dinh Quảng Nam bao gồm cả nội thành, ngoại thành, đường phố mà sau nay lấy tên là xã Thanh Chiêm và xã Cần Húc (và có thể bao gồm cả xã Câu Lâu – nay là phường Điện Phương Đông). Đối với các thương nhân ngoại quốc và nhân gian, cái tên tục Dinh Chiêm cho thành phố Quảng Nam rất thịnh hành vào thời ấy. Trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn (1776), trước đời vua Gia Long, vẫn nhắc nhở rằng lỵ sở của nó vẫn nằm ở xã Cần Húc, mặc dù vị trí của Cần Húc và nội thành Dinh Chiêm cách xa nhau hơn hai cây số. Vì thế, chúng ta có thể khẳng định rằng Dinh Chiêm vào đầu thế kỷ 17 có chiều dài khoảng 2 km, đi theo con đường đất bắt đầu từ tuyến đường Thiên Lý dẫn đến Cần Húc (Hinh 37). Nếu bao gồm luôn xã Câu Lâu như trong lời tường trình của William Dampier (1688) và gia phả tộc Nguyễn Văn thì địa phận Dinh Chiêm tiếp nối thêm một đoạn qua đến mãi bờ nam sông Câu Lâu.
Diện Tích
1 Dặm = 216 Tầm = 1.080 Thước =432 m (Toàn Quyền Đông Dương, 1897)
1 Thước = 0,4m (Toàn Quyền Đông Dương, 1897)
Diện Tích viết theo Các Đơn Vị Cổ
Huỳnh Công Bá, Điện Bàn Phủ dưới Thời Tiên Chúa Nguyễn Hoàng, trích từ
Lamb, Alastair. “British Missions to Cochin China: 1778-1822.” Journal of the Malayan Branch of the Royal Asiatic Society, vol. 34, no. 3/4 (195/196), 1961, pp. i–248. JSTOR,
Nguyễn Phước Tương, Hoàng Hậu Đoàn Thị Ngọc – Bà Chúa Tàm Tang Trong Sự Nghiệp Phát Triển Nghề Tơ Tằm Xứ Quảng, trích từ
Trần Đức Anh Sơn, Xứ Thuận – Quảng trên hai tranh cuộn Nhật Bản thời Edo, website “Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia”,
Trần Văn Hảo, Đôi Dòng Lịch Sử về Làng Mỹ Xuyên Tây,
G.S. Francisco de Pina được chào đời vào năm 1586 ở thành phố Guarda, một thành phố nằm về phía đông bắc, trên địa phận núi non (cao độ 1.056 m) gần biên giới giữa nước Bồ và nước Tây Ban Nha – cao nhất so với các thành phố khác ở nước Bồ. Thành phố này được sáng lập năm 1197 để chống lại sự xâm lấn của người Hồi Giáo. Nói một cách tổng quát, người dân Guarda rất ngoan đạo thời đó. Dân số ở đây thưa thớt. Không bao gồm các vùng ngoại ô, trong thành phố Guarda, dân số chỉ có khoảng 2.300 người (thống kê năm 1755). Cho đến nay, không ai rõ gia thế của ông, nhưng dòng họ Pina ở Guarda rất nổi tiếng trong thành phố này, nhất là Rui de Pina (1440-1522). Vào năm 1497, Hoàng Đế Manuel I phong chức Rui de Pina làm Biên Sử Quan và hưởng lộc vua khi về hưu ở Guarda. Trước đó, nhà vua bổ nhiệm ngài làm chức Thư Ký (Secretary) trong phái đoàn được gửi qua Barcelona điều đình với chính quyền Tây Ban Nha. Kết quả là hiệp ước Tordesillas đã ra đời vào năm 1494.
Dòng Tên là tên tục của dòng Chúa Giêsu được sáng lập bởi ông Thánh Inhaxiô Loyola và được Đức Giáo Hoàng chấp nhận vào năm 1539.
Dinh Chiêm là tên tục của Dinh Quảng Nam.
Christopher Borri, An Account of Cochin-China, Part II, A Collection of Voyages and Travels, Volume II, London, 1704, trang 808.
Vào đời Hậu Lê năm 1471, Dinh Quảng Nam được gọi là Thừa Tuyên Quảng Nam; sau đó, được đổi thành Xứ Quảng Nam (1490); đến năm 1509, được đổi thành Trấn Quảng Nam; vào năm 1602, trở thành Dinh Quảng Nam mà tục gọi là Dinh Chiêm; trở lại thành Trấn Quảng Nam (1827) và cuối cùng Tỉnh Quảng Nam (1832) – Hãy xem trích ra vào ngày 16/8/2023.
Hãy xem Lê Quí Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, 1776, Viện Sử Học, Nhà Xuất Bản Văn Hóa-Thông Tin, 1976, trang 292.
Theo thứ tự trong lịch sử, tên Dinh bắt đầu từ “Thừa Tuyên”; sau đó được đổi thành “Xứ” (1490); Xứ được đổi thành “Trấn” (1509), rồi mới đến “Dinh” (1602). Thừa Tuyên có nghĩa là tuân mệnh trời dạy dỗ dân; Trấn có nghĩa là thành thị; còn Dinh/Doanh có nghĩa là nơi trú quân của lính. Hãy xem Nguyễn Văn Đăng, Mai Văn Được, Vài Nét về Địa Danh và Địa Giới Hành Chính Quảng Nam, Nghiên Cứu-Trao Đổi Phát Triển Kinh Tế Đà Nẳng, trang 31.
Vào năm 1776, huyện Duy Xuyên bao gồm 10 xã, 3 thôn sau đây: La Đáp Đông, La Đáp Tây, La Đáp Trung, Chính Phố, Trà Long, Phổ Thị, Hà Hạm, Cành Mít, Xuân Phú, Đường Mông, Nhiêu Phu, Đông An, Nội Phủ Chí Ly (Hãy xem Lê Quí Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, 1776, Viện Sử Học, Nhà Xuất Bản Văn Hóa-Thông Tin, 1976, trang 111).
Sự thay đổi tên từ Cần Húc sang Văn Đông được nhắc trong Đại Nam Nhất Thống Chí, Q. 7, Phạm Trọng Điềm dịch, NXB Thuận Hóa, Huế, 2006, trang 431. Nhưng vào đời vua Gia Long (1806), Lê Quang Định viết trong Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí đã nhắc đến xã Văn Đông (trang 221), nhưng cũng cho biết chính xã Thanh Chiêm mới là lỵ sở của dinh Quảng Nam (trang 218). Đến năm 1807, xã Văn Đông chính thức không còn là lỵ sở của Dinh Chiêm nữa (hãy xem Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Q. 33, Tái Bản Lần Thứ Nhất, trang 758).
Hãy xem Lê Quí Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, 1776, Viện Sử Học, Nhà Xuất Bản Văn Hóa-Thông Tin, 1976, trang 54. Cũng xem Đại Nam Nhất Thống Chí, Q. 7, Phạm Trọng Điềm dịch, NXB Thuận Hóa, Huế, 2006, trang 388.
Hãy xem Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Chính Biên, Q. 22, trang 526.
Điều này có nghĩa là địa phận phủ Thăng Hoa là hiện thân của tỉnh Quảng Nam ngày nay và bao gồm các huyện: Hy Giang (nay là huyện Duy Xuyên), Lê Giang (nay là huyện Thăng Bình và Quế Sơn ) và Hà Đông (nay là huyện Tam Kỳ). Trong lúc này, 1602, huyện Điện Bàn chưa được đổi thành phủ Điện Bàn và vẫn thuộc về phủ Triệu Phong, Dinh Thuận Hóa.
Nhưng đến năm 1803, Quảng Nam bao gồm chỉ còn hai phủ là phủ Điện Bàn và phủ Thăng Hoa (Hãy xem Đại Nam Nhất Thống Chí, Q. 7, Phạm Trọng Điềm dịch, NXB Thuận Hóa, Huế, 2006, trang 388).
Trước kia, 1471, vùng đất nam sông Thu Bồn có tên là Chiêm Động mà vua Lê Thánh Tông thu hồi từ nước Chiêm Thành. Còn Quảng Ngãi trước kia là phần đất gọi là Cổ Lũy. Từ Cổ Lũy đến đèo Cù Mông sau này là tỉnh Bình Định.
Trong Phủ Biên Tạp Lục, trang 54, Lê Quí Đôn viết rằng “Thời Trung hưng, năm đầu Hoằng Định…lấy huyện Điện Bàn phủ Triệu Phong dựng làm phủ, quản 5 huyện, lệ vào xứ Quảng Nam.” Năm đầu Hoằng Định có nghĩa là 1600 – năm trước đó vua Lê Kính Tông lên ngôi lấy hiệu Thuận Đức, nhưng năm sau đổi thành Hoằng Định. Vì thế, trong việc đổi huyện Điện Bàn thành phủ xảy ra vào năm 1600, chứ không phải chờ đến bốn năm sau (1604).
Tên chữ Hán “Dinh Chiêm” được trích từ Giáp Ngọ Bình Nam Đồ (1774). Đôi khi cũng được gọi là Dinh Chàm (Caciam, Caciaam hay Cachong).
Đại Nam Nhất Thống Chí, Q. 7, Phạm Trọng Điềm dịch, NXB Thuận Hóa, Huế, 2006, trang 431. Nhưng khi dùng Đại Nam Nhất Thống Chí làm tham khảo, chúng ta nên cẩn thận vì Đại Nam Nhất Thống Chí hiện tại có hai bản dịch, 1964 do Tu Trai Nguyễn Tạo dịch và 2006 do Phạm Trọng Điềm dịch. Tuy hai bản dịch hầu hết giống nhau về nội dung, nhưng dịch bản 1964 không nhắc gì đến hai phần ngắn có tựa đề “Lỵ sở cũ của Dinh Chiêm” và “Thành cũ Quảng Nam”. Hãy xem những dòng sau đây trích ra từ Đại Nam Nhất Thống Chí 2006, trang 431-432:
Lê Quí Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, 1776, Viện Sử Học, Nhà Xuất Bản Văn Hóa-Thông Tin, 1976, trang 152 và 185.
Dinh cũng có nghĩa là chỗ cho quân lính trú ngụ. Hãy xem Nguyễn Văn Đăng, Mai Văn Được, Vài Nét về Địa Danh và Địa Giới Hành Chính Quảng Nam, Nghiên Cứu-Trao Đổi Phát Triển Kinh Tế Đà Nẳng, trang 31.
Có nghĩa là thành phố Quảng Nam trùng tên với dinh, trấn hay tỉnh Quảng Nam.
Lê Quí Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, 1776, Viện Sử Học, Nhà Xuất Bản Văn Hóa-Thông Tin, 1976, trang 152 và 185.
Lê Quang Định, Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, 1806, Phan Đăng dịch, trang 218.
Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Q. 33, Tái Bản Lần Thứ Nhất, trang 758, cho biết vua Gia Long đổi lỵ sở Quảng Nam đến xã Thanh Chiêm, huyện Diên Khánh vì lỵ sở Hội An quá chật hẹp (1807).
Đại Nam Nhất Thống Chí, Q. 7, Phạm Trọng Điềm dịch, NXB Thuận Hóa, Huế, 2006, trang 431-432.
Lê Quang Định, Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, 1806, Phan Đăng dịch, trang 221, cho biết xã Văn Đông và xã Thanh Chiêm cách cách xa nhau 636 tầm.
Đại Nam Nhất Thống Chí, Q. 7, Phạm Trọng Điềm dịch, NXB Thuận Hóa, Huế, 2006, trang 431.
Ibid, trang 396.
Hãy xem Đinh Trọng Tuyên, Đinh Bá Truyền, Dinh Trấn Thanh Chiêm Quảng Nam, NXB Tổng Hợp, TP Hồ Chí Minh, 2020, trang 30-44.
Đại Nam Nhất Thống Chí, Q. 7, Phạm Trọng Điềm dịch, NXB Thuận Hóa, Huế, 2006, trang 431.
ibid
Hãy xem Đinh Trọng Tuyên, Đinh Bá Truyền, Dinh Trấn Thanh Chiêm Quảng Nam, NXB Tổng Hợp, TP Hồ Chí Minh, 2020, trang 33.
Ngô Văn Minh, Về Vị Trí Lỵ Sở Dinh Quảng Nam Năm 1602, Nghiên Cứu Lịch Sử, số 1.2004, trang 67-72.
Huỳnh Công Bá, Về Địa Điểm và Địa Danh Cần Húc trên Đất Quảng Nam, Nghiên Cứu Lịch Sử, số 6.2002, trang 80-84.
Hãy xem Đinh Trọng Tuyên, Đinh Bá Truyền, Dinh Trấn Thanh Chiêm Quảng Nam, NXB Tổng Hợp, TP Hồ Chí Minh, 2020, trang 31-33 và Huỳnh Công Bá, Về địa Điểm và Địa Danh “Cần Húc” trên Đất Quảng Nam, Nghiên Cứu Lịch Sử, Số 6.2002, trang 83.
Trần Đức Anh Sơn, Xứ Thuận – Quảng trên hai tranh cuộn Nhật Bản thời Edo, website “Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia”, , trích vào ngày 6 tháng 5 năm 2023 .
Đại Nam Nhất Thống Chí, Q. 7, Phạm Trọng Điềm dịch, NXB Thuận Hóa, Huế, 2006, trang 389-390.
ibid
1 trượng = 4.7 m; nguồn: vi.wikipedia.org trích vào ngày 26 tháng 7, 2023.
Ibid, trang 432.
Nguyễn Đình Đầu, Nghiên Cứu Địa Bạ Triều Nguyễn, Dinh Quảng Nam, Tập I, trang 59. Nguyễn Đình Đầu cho biết địa bạ các tỉnh Quảng Nam được viết vào năm 1812.
1 tầm bằng 2 m.
Đại Nam Nhất Thống Chí, Quyển 5, Quảng Nam, Nguyễn Tạo dịch, Nhà Văn Hóa – Bộ Quốc Gia Giáo Dục, VNCH, 1964, trang 16.
Dòng Tên là tên tục do các giáo hữu Kitô giáo gọi dòng Giêsu vì húy kị không muốn gọi thẳng tên Chúa Giêsu.
Cái tên “Câu Móng” được trích ra từ bản đồ quân sự Hoa Ky vẽ vào năm 1972-1984. Nguồn: US Army, University of Texas, Austin. Nhưng dựa theo phong tục địa phương, con sông này đã thường được gọi là sông Cầu Mống, vì thế, chúng tôi sẽ gọi theo phong tục địa phương.
Hãy xem Thi Bao Chau Huynh. Patrimoine architectural, urbain, aménagement et tourisme : ville Hôi An – Viêt Nam. Géographie. Université Toulouse le Mirail – Toulouse II, 2011. Français. NNT : 2011TOU20062. tel-00717654, trang 50.
Hãy xem Tạp Chí Nghiên Cứu và Phát Triển, Số 2 (109) . 2014 – Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư và Giáp Ngọ Niên Bình Nam Đồ, trang 98-99.
Ngày xưa tuyến đường Thiên Lý còn được gọi là đường Cái Quan.
Lê Quí Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, 1776, Viện Sử Học, Nhà Xuất Bản Văn Hóa-Thông Tin, 1976, trang 152 và 185.
Đại Nam Nhất Thống Chí, Q. 7, Phạm Trọng Điềm dịch, NXB Thuận Hóa, Huế, 2006, trang 431.
Lê Quang Định, Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, 1806, Phan Đăng dịch, trang 221.
Ibid, trang 218.
Lê Quí Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, 1776, Viện Sử Học, Nhà Xuất Bản Văn Hóa-Thông Tin, 1976, trang 107-108.
J.K.J Dejong, De Opcomst Van net Nederlandsch Gezag in Oost-Indie (1595-1610), Tweede Deel, 1864, trang 247.
Phạm Đình Khiêm, Đi Tìm Di Tích và Hai Thành Cổ Quảng Nam và Phú Yên Đầu Thế Kỷ XVII, Việt Nam Khảo Cổ Tập San, 1960, trang 84.
Thích Đại Sán, Hải Ngoại Ký Sự, 1695, trang 274.
Lamb, Alastair. “British Missions to Cochin China: 1778-1822.” Journal of the Malayan Branch of the Royal Asiatic Society, vol. 34, no. 3/4 (195/196), 1961, pp. i–248. JSTOR, . Accessed 2 Aug. 2023.
Phạm Đình Khiêm, Đi Tìm Di Tích và Hai Thành Cổ Quảng Nam và Phú Yên Đầu Thế Kỷ XVII, Việt Nam Khảo Cổ Tập San, 1960, trang 84.
Tấm bản đồ này trông rất giống tấm bản đồ mà của G.S. Alexandre de Rhodes (1651) đã vẽ.
Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quí Đôn, 1776, Ngô Lập Chí dịch, Trường Đại Học Tổng Hợp, Hà Nội, trang 152, 185.
Hãy xem Lê Quang Định, Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, 1806, Phan Đăng dịch, trang 221.
Ibid, trang 218; Cũng hãy xem Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Q. 33, Tái Bản Lần Thứ Nhất, trang 758.
Nguyễn Đình Đầu, Nghiên Cứu Địa Bạ Triều Nguyễn, Dinh Quảng Nam, Tập 2, mục 71, trang 346.
Ibid, mục 660, trang 364.
Nguyễn Đình Đầu, Nghiên Cứu Địa Bạ Triều Nguyễn, Dinh Quảng Nam, Tập 2, mục 71, trang 346, vào năm 1812, diện tích của xã Văn Đông là 11.1.11.6.1 (khoảng 5 ha).
Lê Quang Định, Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí (1806), trang 221. Khoảng cách giữa Văn Đông và đầm Thanh Hà là 1.135 tầm (2.270 m).
Ibid. Khoảng cách giữa Văn Đông và Thanh Chiêm là 316 tầm (632 m).
Ibid. Khoảng cách giữa Thanh Chiêm và Trạm nghỉ Thanh Chiêm là 423 tầm (846 m).
Phạm Đình Khiêm, Đi Tìm Di Tích và Hai Thành Cổ Quảng Nam và Phú Yên Đầu Thế Kỷ XVII, Việt Nam Khảo Cổ Tập San, 1960, trang 77.
316 tầm; hãy xem Lê Quang Định, Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, 1806, Phan Đăng dịch, trang 221.
Đinh Trọng Tuyên, Đinh Bá Truyền, Dinh Trấn Thanh Chiêm Quảng Nam, NXB Tổng Hợp, TP Hồ Chí Minh, 2020, trang 31-33.
423 tầm; ibid
ibid
Dùng đường Nguyễn Du, chúng tôi đặt ra giả thiết là con đường này chính là con đường đất nối liền thành Dinh Chiêm với xã Cần Húc vào đầu thế kỷ 17 (hãy xem Hình 37). Chúng tôi tin tưởng giả thiết này chính xác.
Hãy xem Ngô Văn Minh, Về Vị Trí Lỵ Sở Dinh Quảng Nam Năm 1602, Nghiên Cứu Lịch Sử, số 1.2004, trang 67-72.
Theo sự hiểu biết của chúng tôi,
Vị trí của Xã Cần Húc được tìm ra trong Hình 7 – Thành Dinh Chiêm Tồn Tại dưới Thời Pháp Thuộc (1907-1916). Bản đồ này cho thấy Xã Văn Đông – xưa kia là xã Cần Húc – nằm trên bờ bắc sông Cầu Mống (tả ngạn). Dựa theo Đại Nam Nhất Thống Chí 2006 trang 432, Văn Đông là tên mới của Cần Húc và cũng được nhắc đến trong Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, 1806, trang 221.
Chúng tôi dùng Hình 11 và Google Map để tìm ra diện tích của châu thổ này.
William Dampier, Voyages and Descriptions, Tập II, Phần 1, Chương 1, trang 6.
Ibid, trang 7.
Sông Câu Lâu là tên địa phương của sông Thu Bồn, khi nó chảy ngang qua xã Câu Lâu.
Dưới các triều nhà Nguyễn, thuộc là đơn vị hành chánh tương đương với một tổng. Trong một thuộc bao gồm các thôn, xã mà dân chúng có chung một nghề nghiệp, thí dụ như thuộc Chu Tượng (đóng thuyền), Nội Phủ Kim Hộ (đãi vàng), Hoa Châu (dệt vãi lụa), v.v… Nhưng những thành viên xã này trong thuộc này phải nằm trong một huyện riêng biệt, thí dụ, huyện Duy Xuyên hay Diên Khánh, chứ không thể hiện diện trong cả hai huyện được. Hiện nay, chúng tôi không rõ là ngoài hai xã Cần Húc và Câu Lâu, thuộc Cần Húc còn bao gồm các xã khác hay không.
Nguyễn Đình Đầu, Nghiên Cứu Địa Bạ Triều Nguyễn, Dinh Quảng Nam, Tập 2, trang 48.
Ibid, Tập 2, mục 820, trang 369. Diện tích xã Câu Lâu vào năm 1812 là 428.8 6.0.1 (khoảng 209 ha).
Ibid, Tập 2, trang 48.
Hãy xem Ngô Văn Minh, Về Vị Trí Lỵ Sở Dinh Quảng Nam Năm 1602, Nghiên Cứu Lịch Sử, số 1.2004, trang 67-72.
Q. 9, trang 150, cho biết vào năm 1726, phủ Thăng Hoa có 15 thuộc trong khi phủ Điện Bàn có 4 thuộc.
Lê Quí Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, 1776, Viện Sử Học, Nhà Xuất Bản Văn Hóa-Thông Tin, 1976, trang 114.ết
Ibid
Ibid, trang 116.
Ibid, trang 117.
Ibid
Ibid, trang 118.
Ibid
Ibid, trang 120.
Ibid
Ibid
Ibid, trang 121.
Ibid
Ibid
Ibid
Ibid
Ibid, trang 122.
Chữ “Liêm” được viết thay cho chữ “Kim” vì chạm tên húy của Nguyễn Kim.
Hãy xem Nguyễn Đình Đầu, Nghiên Cứu Địa Bạ Triều Nguyễn, Dinh Quảng Nam, Tập 1, trang 22.
Huỳnh Công Bá, Về Địa Điểm và Địa Danh Cần Húc trên Đất Quảng Nam, Nghiên Cứu Lịch Sử, số 6.2002, trang 84.
Ibid, trang 44.
Hãy xem Đinh Trọng Tuyên, Đinh Bá Truyền, Dinh Trấn Thanh Chiêm Quảng Nam, NXB Tổng Hợp, TP Hồ Chí Minh, 2020, trang 35. Tại trang 35, Đinh Trọng Tuyên đã trích ra vài hàng trong sách Nguyễn Duy Sinh, Quảng Nam và Những Vấn Đề Sử Học, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2005, như sau: “Cần Húc là âm sắc thông tục dân gian thừa tiếp gọi một xứ ở của cư nhân cũ có tên là Kan Hu, có nghĩa là lò luyện đúc đồng. Ngữ dạng Cần Húc chẳng qua là cách phiên âm từ tiếng Chăm, một phương thức xưng hô địa danh phổ biến như đã từng xảy ra trong quá trình Nam tiến của dân tộc Đại Việt từ thế kỷ XV trở về sau.” Đinh Trọng Tuyên, Đinh Bá Truyền cũng cho rằng giả thuyết của Nguyễn Duy Sinh rất hợp lý.
Ngày nay nó là Phường Đúc, nằm về phía tây nam kinh đô Huế. Hãy xem Alexei Volkov, Evangilization, Politics and Technology Transfer in 17th -Century Cochinchina: The Case of João da Cruz, Center for General Education and Institute of History, National Tsing Hua University, Taiwan trong sách Europe and China: Science and the Arts in the 17th and 18th Centuries, Editor Luís Saraiva, World Scientific Publishing, 2013, trang 31-67.
Nguyễn Minh Phương, Nghề Đúc Đồng Phước Kiều dưới Triều Nguyễn, Tạp Chí Khoa Học Đại Học Huế, Tập 126, Số 6B, 2017, Tr. 61–70. Nguyễn Minh Phương cho biết các thợ đúc đồng Phước Kiều được mời ra Huế để đúc cách vật dùng trong triều đình và hoàng gia, như đúc tiền xu, thẻ bài, ấn triện, cồng chiêng, thanh la, chuông, hay khánh.
Hãy xem Alexei Volkov, Evangilization, Politics and Technology Transfer in 17th -Century Cochinchina: The Case of João da Cruz, Center for General Education and Institute of History, National Tsing Hua University, Taiwan trong sách Europe and China: Science and the Arts in the 17th and 18th Centuries, Editor Luís Saraiva, World Scientific Publishing, 2013, trang 60.
Ibid, trang 43.
Sự thành hình của xã Thanh Chiêm cần được nghiên cứu thêm vì nó quan trọng trong lịch sử.
Hãy xem Lê Quang Định, Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, 1806, Phan Đăng dịch, trang 218.
Hãy xem Lê Quí Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, 1776, Viện Sử Học, Nhà Xuất Bản Văn Hóa-Thông Tin, 1976, trang, trang 107-108.
Nguyễn Đình Đầu, Nghiên Cứu Địa Bạ Triều Nguyễn, Dinh Quảng Nam, Tập 1, trang 59.
Nguyễn Đình Đầu, Nghiên Cứu Địa Bạ Triều Nguyễn, Dinh Quảng Nam, Tập 2, mục 660, trang 364. Diện tích xã Thanh Chiêm vào năm 1812 là 248.8 4.1 (121 ha). Con số 248.8 4.1 đại diện cho 248 mẫu, 8 hào, 4 thước và 1 tấc.
Ibid, Tập 2, mục 71, trang 346. Diện tích xã Văn Đông vào năm 1812 là 11.1.11.6.1 (khoảng 5 ha)
Hai dữ kiện này cũng đủ nói lên rằng xã Thanh Chiêm và xã Văn Đông là hai xã riêng biệt; sau này cả hai lệ thuộc vào huyện Diên Khánh.
Ibid, Tập 2, mục 820, trang 369. Diện tích xã Câu Lâu vào năm 1812 là 428.8 6.0.1 (khoảng 209 ha).
Ibid, Tập 2, trang 48. Chúng tôi hiện giờ không hiểu, “hai đoạn” là dài khoảng bao nhiêu mét.
Hãy xem Camille Paris (1856-1908), Voyage d’Exploration de Hue en Cochinchine, Ernest Deroux, Paris, 1889, trang 82. Tại địa điểm mà tuyến tuyến đường Thiên Lý giao tiếp bờ sông Câu Lâu ở xã Mỹ Xuyên, Camille Paris cho biết có một bến phà. Từ đó, chúng tôi mới suy luận thêm ra rằng ở điểm này, ngày xưa là một bến đò.
Hãy xem Lê Quí Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, 1776, Viện Sử Học, Nhà Xuất Bản Văn Hóa-Thông Tin, 1976, trang 152 và 185.
Lê Quang Định, Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, 1806, Phan Đăng dịch, trang 221.
Hãy xem Lê Quí Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, 1776, Viện Sử Học, Nhà Xuất Bản Văn Hóa-Thông Tin, 1976, trang 54.
Ibid, trang 107-108.
Ibid
Ibid, trang 111.
Nguyễn Đình Đầu, Nghiên Cứu Địa Bạ Triều Nguyễn, Dinh Quảng Nam, Tập I, trang 44.
Hãy xem Lê Quí Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, 1776, Viện Sử Học, Nhà Xuất Bản Văn Hóa-Thông Tin, 1976, trang 152, 185.
Nguyễn Đình Đầu, Nghiên Cứu Địa Bạ Triều Nguyễn, Dinh Quảng Nam, Tập 1, trang 59.
Lê Quang Định, Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, 1806, Phan Đăng dịch, trang 221.
Haỹ xem Nguyễn Đình Đầu, Địa Chí Quảng Nam, Tập 2, Phần 2, NXB Đại Học Quốc Gia, 2010, trang 346. Hãy xem mục 71 cho thấy “Văn Đông Xã” lệ thuộc huyện Diên Khánh, có diện tích 11.1.11.6.1 (khoảng 5 ha). Chính Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Q. 33, Tái Bản Lần Thứ Nhất, trang 758, viết rõ hơn rằng lỵ sở Dinh Quảng Nam đã được dời về xã Thanh Chiêm thuộc huyện Diên Phước. Trong Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, 1806, Lê Quang Định cũng cho biết rằng xã Thanh Chiêm nay là lỵ sở của Dinh Quảng Nam (trang 218) và nhắc đến Văn Đông trên trang 221.
Ibid, trang 368, 369, 370.
Đại Nam Nhất Thống Chí, Q. 7, Phạm Trọng Điềm dịch, NXB Thuận Hóa, Huế, 2006, trang 420.
ibid
William A. Redfern III, Hoi An in the Seventeenth and Eighteenth Centuries: An International Entrepot, Master Thesis, 2002, trang 97.
Hãy xem Đại Nam Nhất Thống Chí, Tập 5 Quảng Nam, do Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xương, Trần Xán dịch, Nha Văn Hóa – Bộ Quốc Gia Giáo Dục VNCH, 1964, trang 38-39.
Ibid, trang 39.
Phạm Đình Khiêm, Đi Tìm Di Tích và Hai Thành Cổ Quảng Nam và Phú Yên Đầu Thế Kỷ XVII, Việt Nam Khảo Cổ Tập San, 1960, trang 78.
Hiện nay là phương Điện Phương Đông.
Lê Quí Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, 1776, Viện Sử Học, Nhà Xuất Bản Văn Hóa-Thông Tin, 1976, trang 152, 185.
Ibid, trang 107.
Hãy xem Đại Nam Nhất Thống Chí, Tập 5 Quảng Nam, do Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xương, Trần Xán dịch, Nha Văn Hóa – Bộ Quốc Gia Giáo Dục VNCH, 1964, trang 39.
Hãy xem Camille Paris (1856-1908), Voyage d’Exploration de Hue en Cochinchine, Ernest Deroux, Paris, 1889, trang 82.
Xã Câu Lâu vào đầu thế kỷ 19 chính là phường Điện Phương Đông ngày nay.
Vị trí của Xã Cần Húc được tìm ra trong Hình 7 – Thành Dinh Chiêm Tồn Tại dưới Thời Pháp Thuộc (1907-1916). Bản đồ này cho thấy Xã Văn Đông nằm trên bờ sông Cầu Mống phía bắc. Dựa theo Đại Nam Nhất Thống Chí 2006 trang 432, Văn Đông là tên mới của Cần Húc và cũng được nhắc đến trong Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, 1806, trang 218.
Cái tên “Cầu Mống” được trích ra từ bản đồ quân sự Hoa Ky vẽ vào năm 1972-1984. Nguồn: US Army, University of Texas, Austin. Trong bản đồ quân sự này, quân đội Hoa Kỳ gọi con sông này là Câu Móng; có lẽ họ bỏ thiếu dấu. Hãy xem Hình 24.
Hãy xem Camille Paris (1856-1908), Voyage d’Exploration de Hue en Cochinchine, Ernest Deroux, Paris, 1889, trang 82.
Hãy xem Thi Bao Chau Huynh. Patrimoine Architectural, Urbain, Aménagement et Tourisme: Ville HôiAn
GS. Kikuchi Seiichi viết trong sách lấy tựa đề “Nguyên Cứu Đô Thị Cổ Hội An từ Quan Điểm Khảo Cổ Học Lịch Sử” ấn hành năm 2010: “Theo Chaya Giao Chỉ mậu dịch độ hải đồ, dinh trấn này được phác họa là một công trình kiến trúc nằm bên bờ sông do toàn sứ giả Chaya Shinroku xây tặng hoàng Công Tử”; trích ra từ , tháng 6, 2023.
Mỗi năm bắt đầu từ 1593, chấm dứt 1634, Mạc Phủ Iyeyasu chỉ cấp Châu Ấn Trạng cho một số thương nhân mà ngài ưa chuộng thôi. Thương nhân nào mà không lãnh được ơn huệ này không thể mang thuyền đến các nước Á Châu buôn bán được.
Hãy xem Péri Nöel. Essai sur les relations du Japon et de l’Indochine aux XVIe et XVIIe siècles. In: Bulletin de l’Ecole française d’Extrême-Orient. Tome 23, 1923. pp. 1-104;
doi : ; )
Dựa theo gia phả họ Mạc ở Trà Kiều, xã Mỹ Xuyên đã bị tách rời ra làm hai Mỹ Xuyên Đông và Mỹ Xuyên Tây từ lâu lắm rồi, trước năm 1642. Hãy xem Trần Văn Hảo, Đôi Dòng Lịch Sử về Làng Mỹ Xuyên Tây, trích ra ngày 10/9/2023.
Trong lịch sử của Dòng Tên, vào năm 1617, G.S. Buzomi bị trục xuất ra khỏi Đàng Trong vì dân chúng phản đối ngài cho rằng ngài là phù thủy và đã gây ra hạn hán khắp nơi.
Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: Dinh Quảng Nam I (Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng), NXB, Đại Học Quốc Gia, 2010, trang 44. Chúng tôi dùng Xã Câu Lâu như là một thí dụ để chứng minh điều khoản 3 trong giả thuyết về Sông Ngòi Nam Điện Bàn.
Hãy xem Đại Nam Nhất Thống Chí, Tập 5 Quảng Nam, do Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xương, Trần Xán dịch, Nha Văn Hóa – Bộ Quốc Gia Giáo Dục VNCH, 1964, trang 38-39.
Ibid, trang 39.
Hãy xem Lê Quí Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, 1776, trang 152 và 185.
Nguyễn Phước Tương, Hoàng Hậu Đoàn Thị Ngọc – Bà Chúa Tàm Tang Trong Sự Nghiệp Phát Triển Nghề Tơ Tằm Xứ Quảng, trích từ vào ngày 18/6/2023.
Hiếu Chiêu Hoàng Hậu là mẹ của Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần.
Cái tên Diên Khánh được đổi thành Diên Phước (hay Diên Phúc) dưới đời vua Minh Mạng vào năm 1822.
Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: Dinh Quảng Nam II (Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng), NXB, Đại Học Quốc Gia, 2010, trang 44. Nguyễn Đình Đầu cho biết vào năm 1812, trong Địa Bạ Quảng Nam, xã Câu Lâu lệ thuộc huyện Duy Xuyên, tổng Mậu Hòa Trung.
Hãy xem Đại Nam Nhất Thống Chí, Tập 5 Quảng Nam, do Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xương, Trần Xán dịch, Nha Văn Hóa – Bộ Quốc Gia Giáo Dục VNCH, 1964, trang 38-39.
Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: Dinh Quảng Nam II (Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng), NXB, Đại Học Quốc Gia, 2010, trang 346 và 405.
Hãy xem Ngô Văn Minh, Về Vị Trí Lỵ Sở Dinh Quảng Nam Năm 1602, Nghiên Cứu Lịch Sử, số 1.2004, trang 67-72.
Lamb, Alastair. “British Missions to Cochin China: 1778-1822.” Journal of the Malayan Branch of the Royal Asiatic Society, vol. 34, no. 3/4 (195/196), 1961, pp. i–248. JSTOR, . Accessed 2 Aug. 2023.
1 dặm Anh = 1.6 km; 6 dặm Anh = 9 km; đó là khoảng cách giữa Hội An và Dinh Chiêm đi bằng thuyền, giống như các giáo sĩ, các nhà thám hiểm hay nhà nghiên cứu đã từng nêu lên.
1 lý (league) = 4.8 km; www. dictionary.cambridge.org; Khi dùng diện tích của xã Thanh Chiêm (121 ha) được cung cấp bởi Địa Bạ Quảng Nam (1812) vẽ lên Google Map, kết quả cho thấy chu vi của xã Thanh Chiêm trên Google map là 4,8 km (hãy xem Hình 13). Phải chăng đây là sự tình cờ vì chu vi xã Thanh Chiêm vẽ từ địa bạ Quảng Nam (1812) thật giống với những gì Abbé Raynal đã trình bày với Charles Chapman vào năm 1778; cũng là 4,8 km. Có lẽ lời nói Abbé Raynal với Charles Chapman cho thấy ngoại thành Dinh Chiêm sau này trở thành địa giới của xã Thanh Chiêm chăng?
1 dặm Anh = 5.280 ft; Khoảng 800 m
1 inch = 2,54 cm
Lê Quang Định, Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, 1806, Phan Đăng dịch, trang 218.
Dưới đời vua Gia Long, đây chính là xã Câu Lâu.
Đại Nam Nhất Thống Chí, 2006, trang 432.
Chiều cao 5 m là của Thành Điện Bàn được xây sau vào năm 1832. Hãy xem Đại Nam Nhất Thống Chí, 1964, trang 16. Chúng tôi cho rằng thành Dinh Chiêm cũ lúc ban đầu cũng có cùng một chiều cao. Con số 3 m chiều cao là do Charles Chapman (1752-1809) quan sát tường thành khi ông đến Dinh Chiêm để điều đình việc buôn bán giữa Đàng Trong và Anh Quốc vào năm 1778.
Đại Nam Nhất Thống Chí 2006, trang 432; 1 trượng Trung Kỳ = 4.7 m.
Lê Quí Đôn, Kiến Văn Tiểu Lục Toàn Tập, Tập II, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1977, trang 162. Lê Quí Đôn viết: “Khoảng niên hiệu Hồng đức định thể lệ dinh thự các quan tam ti và phủ ở Trị sở ngoài các đạo như sau: Trị sở của ti Trấn thủ, dựng dinh thự ở khu đất rộng 5 mẫu, bốn chung quanh đắp tường bằng đất;” Dựa theo Lê Quí Đôn, đó là những quy cách chỉ rõ trước khi một dinh trấn được xây cất; 1 mẫu = 5.000 m2 (miền Trung) hay nói một cách khác, 1 mẫu = 0,5 ha; 1 ha = 10.000 m2.
Nhiều nhà nghiên cứu đương thời cho rằng nhà thờ Phước Kiều chính là ngôi nhà thờ của G.S. Pina ngày xưa vào đầu thế kỷ 17.
Trong lần cuối cùng trong cuộc đời, G.S. Pina cùng chiếc ghe bầu ra khơi từ bãi biển của một trong những đảo trong quần đảo Cù Lao Chàm để khuân chuyển vật dụng hàng năm cho ngài ở Dinh Chiêm. Rất tiếc, một cơn gió lốc nổi lên bất chợt khiến ghe ngài bị lật. Là một người sinh ra ở vùng núi non như Guarda, Bồ Đào Nha, có lẽ ngài không biết bơi nên đã chết đuối vào ngày 15/12/1625.
Bà Minh Đức Vương Thái Phi là người vợ trẻ và cuối cùng của Chúa Nguyễn Hoàng (1525-1613). Họ sinh ra Công Tử Nguyễn Phúc Khê, một vị công thần rất giỏi dang phò trợ Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1563-1635) và Chúa Hiền Nguyễn Phúc Lan (1635-1648) rất đắc lực.
Lê Quang Định, Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, Phan Đăng dịch, NXB Thuận Hóa, 2003, trang 221.
Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí trên trang 13 cho biết 1 dặm có 216 tầm, tức là 1080 thước mà 1 thước bằng 0,40 m. Từ đó, chúng ta có thể đổi từ tầm ra thước, rồi cuối cùng ra m; vì vậy, 1 tầm = 5 thước = 2 m.
Có lẽ bắc ngang đầm Thanh Hà cũng có một cây cầu gỗ.
Cầu Chùa còn được gọi là Lai Viễn Kiều.
Con số 9 Km này rất thích hợp với những gì nhà nghiên cứu Phạm Đình Khiêm viết trong sách Người Chứng Thứ Nhất, Chương 10, Ý Nghĩa Một Cái Chết, NXB Tinh Việt Văn Đoàn, SG, 1959, trang 119-121 (cũng nên xem ghi chú số 20, trong Huỳnh Công Bá, Điện Bàn Phủ dưới Thời Tiên Chúa Nguyễn Hoàng, trích từ ngày 21/7/2023, trang 65). Thêm nữa, vào năm 1778, trong bài tường trình gửi về Bengal (Bangladesh), ông Charles Chapman (1752-1809) cũng cho biết khoảng cách từ thành Dinh Chiêm ra Hội An là 6 miles (9 km). Hãy xem Lamb, Alastair. “British Missions to Cochin China: 1778-1822.” Journal of the Malayan Branch of the Royal Asiatic Society, vol. 34, no. 3/4 (195/196), 1961, pp. i–248. JSTOR, . Accessed 2 Aug. 2023.
632 m/2 + 846 m = 1.162 m
Đinh Trọng Tuyên và Đinh Bá Truyền cũng nghĩ rằng “Cần Húc xưa kéo dài từ làng Văn Đông hiện nay lên đến Phước Kiều.” Hãy xem Đinh Trọng Tuyên, Đinh Bá Truyền, Dinh Trấn Thanh Chiêm Quảng Nam, NXB Tổng Hợp, TP Hồ Chí Minh, 2020, trang 58.
Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: Dinh Quảng Nam I (Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng), NXB, Đại Học Quốc Gia, 2010, trang 47. Xin lưu ý rằng 1 Mẫu= 4.865 m2 chỉ ở Quảng Nam; 1 Mẫu ở miền Bắc = 3.600 m2; 1 Mẫu ở miền Trung = 4.970 m2; 1 Mẫu ở miền Nam = 10.000 m2.
Lê Quang Định, Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, 1806, Phan Đăng dịch, trang 13.
Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn: Dinh Quảng Nam I (Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng), NXB, Đại Học Quốc Gia, 2010, trang 46.
Ibid
Ibid, Tập II, các mục 820, 866, 798, 887, 660 và 71 trong các trang 369, 370, 368, 371 và 364.