Có phải từ nguyên của "Má Chín" là “孖展” (MA TRIỂN) ?
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
CÓ PHẢI TỪ NGUYÊN CỦA “MÁ CHÍN” LÀ “孖展” (MA TRIỂN)?Trong bài Thử tìm hiểu về 2 tiếng “Mái chín” (Má chín) đăng ngày 9/11/2017, anh Quy La đã viết như sau (xin trích):(…) mái chín (má chín), nghĩa là gì?Tạm hiểu là:-"mái chín" là người làm ăn,mua bán giàu có,có thế lực......Nhưng đâu là xuất xứ của 2 tiếng "má chín"?May mắn thay, học giả An Chi đã giải đáp cho câu hỏi này :-Trong tiếng Hán, có từ 買 辦, mãi biện, là người đứng ra lo việc mua hàng..Từ "mãi biện", sinh ra từ "mãi tiện" có nghĩa là "người thu mua với giá có lợi nhất), và người Quảng Đông đã phát âm"mãi tiện" thành ..."má chín " (quên cách viết chữ tiện bằng chữ Hán - QL). Nói thêmTheo học giả An Chi,"mái chín" của Tàu là do "merchant " của tiếng Anh mà ra.”
Tuy anh Quy La viết như vậy nhưng trong phần Bình luận (Comment) cố học giả An Chi đã viết như sau:“Bạn Quy La và các bạn ơi, tôi đã có giải thích lại rồi. MÁ CHÍN là do hai chữ [孖展] của tiếng Quảng Đông dùng để phiên âm danh từ MERCHANT của tiếng Anh.”Như vậy, theo cố học giả An Chi (ngày 9/11/2017), “MÁ CHÍN là do hai chữ [孖展] của tiếng Quảng Đông dùng để phiên âm danh từ MERCHANT của tiếng Anh.” (Hết trích)Mà từ MERCHANT trong tiếng Anh thường được hiểu là thương nhân, thương gia, người buôn bán, chủ hàng, người giao nhận hàng… Còn hai chữ [孖展] (âm Hán Việt là MA TRIỂN) là từ được dùng để đối dịch từ MARGIN trong tiếng Anh. Theo Wikipedia, từ MARGIN này được dịch ra tiếng Việt là “giao dịch ký quỹ” hay “cho vay ký quỹ”
Như vậy, MERCHANT và MARGIN trong tiếng Anh là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vả lại MERCHANT và MARGIN thường được đối dịch ra chữ Hán lần lượt là “商人” (thương nhân) và “孖展” (ma triển). Chính vì 2 lẽ vừa nêu nên chúng tôi thắc mắc, không biết cố học giả An Chi căn cứ vào đâu mà cho rằng “MÁ CHÍN là do hai chữ [孖展] của tiếng Quảng Đông dùng để phiên âm danh từ MERCHANT của tiếng Anh.”? Và vì không rành tiếng Quảng Đông nên chúng tôi cũng thắc mắc, không biết âm Quảng Đông của “孖展” có phải là MÁ CHÍN hay không?