Nguyễn Gia Việt : Đi tìm Phật mà không hiểu Phật
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Đầu tuần nghĩ về Phật tại tâm: Đi tìm Phật mà không hiểu Phật
Lại lôi kéo một đám đông bình dân cuồng tín chờ đợi quì lạy nhằm kiếm một phép màu nào đó từ xá lợi Phật. Đông quá đến độ té xỉu, đến độ khát đói, ỉa đái khó khăn. Đông quá tạo ra mùi hơi người, ăn uống và ỉa đái hôi thúi. Đông quá là hành hạ bản thân, hành hạ chúng sanh, gây xáo động xã hội, xao động đất trời.
Đức Phật dạy chúng ta phải giữ trung đạo, không xê dịch về bất cứ một chổ nào quá lớn, ráng mà giữ thăng bằng, cân bằng cảm xúc.
Nhìn đám động đi coi xá lợi là hiểu đám này không biết gì về trung đạo, họ đang mê tín.
Nhiều người suốt ngày nói theo Đức Phật là cứ chay trường, cứ kệ kinh, niệm Phật và cầu nguyện mà họ nghĩ là họ đã "giác ngộ" level cao lắm.
Lộn sòng, đó là mê tín, cuồng tín! Tin Hán Việt kêu là tín. “Tín, thành dã” có nghĩa tín nghĩa là thành thật. Chữ 信 (tín) gồm bộ nhân イvà chữ ngôn 言. Ý là chân tâm thành ý, chuyên tâm không thay đổi, tin tưởng, tin theo.
Tin tưởng một cách mù quáng, không suy nghĩ phân biệt gì là mê tín.
Đức Phật không kêu chúng sanh cầu nguyện suốt ngày, cũng không kêu ăn chay trường, không kêu chúng sanh mê tín pháp lạ hay mơ tưởng những cái huyền bí. Tất cả từ tâm mà ngộ, t6m an giữa đời thường mà giác.
Đức Phật dạy rằng, nếu người làm lành, làm thiện thì dầu cho người nào khác cố cầu cho họ bị đọa địa ngục, họ cũng không đọa được. Còn những người làm ác, nhiều tội lỗi, dầu có bị cầu nguyện mấy họ cũng không thể sanh chỗ lành được.
Mấy ai hiểu đặng chữ Phật trong tâm, Phật tại tâm?
Chúng ta đi đường thấy một em học trò dắt người già qua đường, một anh xe ôm cúi xuống lượm cục đá giữa đường quăng vô lề. Hai người này đang có tâm Phật. Người già cần giúp đỡ, đá xanh có thể gây tai nạn chết người.
Cái nắp cống bị bể nát lòi một lổ, có người sợ bà con đi đường bị lọt xuống nên lấy cây dựng lên báo hiệu, đó là Phật tại tâm.
Chữ tâm biểu thị cho tấm lòng của con người. Sống có lòng bao dung, có sự độ lượng luôn biết nghĩ cho người khác.
Thí dụ mình làm chủ, mình đi xe hơi thì người làm mình phải có xe máy. Mình ăn cơm sườn thì người khác cũng có ăn cơm cá kho.
Chánh trị cũng vậy, rất cần những người cai trị có tâm Phật, cho dân cơ hội kiếm sống, kiếm tiền và việc làm để nuôi gia đình họ, đừng giành ăn với dân tới cơ hội sau cùng.
Biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và hành xử cho đúng thì gọi là sống có Tâm. Tâm còn cho thấy tính cách chu toàn, làm việc hành xử chu đáo gọi là làm việc có tâm.
Chữ 人心 nhân tâm có nghĩa là lòng người, tâm địa. Và 得人心 đắc nhân tâm là được lòng người, 不得人心 bất đắc nhân tâm là không được lòng người.
“Thiên thính tịch vô âm, thương thương hà xứ tầm? Phi cao diệc phi viễn, đô chỉ tại nhân tâm. Nhân tâm sinh nhứt niệm, thiên địa tất giai tri. Thiện ác nhược vô báo, kiền khôn tất hữu tư”
(Trời xanh lặng im không tiếng, minh mông biết tìm ở nơi đâu? Trời chẳng cao, cũng chẳng xa xôi, đều chỉ ở trong lòng người. Lòng người sanh ra một ý niệm, trời đất đều biết hết, nên thiện ác nếu không có báo ứng, thì là trời đất có tư vị hay sao?)
Nói về tâm thì nói nhiều rồi, tâm là cái ở trong lòng mỗi người, nghĩ tốt là tốt, nghĩ xấu nó xấu, tâm sáng và tâm tà.
Trong kinh Viên Giác có bài kệ:
"Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
Tội tiêu tâm tịnh, thảy đều Không
Ấy mới thật là chân sám hố.i"
Tâm sám là tâm biết sám hối, tức là bỏ ý nghĩ xấu và giữ cái đẹp trong lòng, gọi là thức tỉnh, tỉnh ngộ.
Làm điều gì đó, một hai ngày sau nhớ lại thấy hình như mình hơi lố, mình có lỗi, mình quá xá bậy. Vậy là hơi cắn rứt, đắn đo, rồi quyết định sửa lỗi. Đó là tâm Phật.
Khi lòng ta dậy sóng, có một chút áy náy là lúc ta khơi tâm Phật hiện diện rồi đó!
Phật tại tâm, Phật trong tâm là những điều, tức trong tâm có Phật tánh.
Thiệt ra tượng lớn hay nhỏ cũng có xá gì đâu, Phật trong tâm mà! Mà đôi khi chúng sanh cứ thích những cái khổng lồ để chụp hình, thích đám đông a dua cố chấp.
Ngày nay thiên hạ thi nhau làm tượng Phật khổng lồ, rồi làm "du lịch tâm linh" là ứng xử thiếu văn minh với Đức Thích Ca và Đạo Phật.
Xây chùa khổng lồ, tượng khổng lồ, tác động thô bạo với tự nhiên và làm mọi thứ để kéo một đám đông khổng lồ, hết thảy chỉ để chi tiền cho nhiều.
Nhiều người đi chùa và rất thích chùa lớn, tượng lớn, thích đám đông nhưng không biết tượng đó là tượng gì, chùa đó thờ gì, người ta đúc tượng khổng lồ để làm gì .
Chỉ thấy tượng lớn, màu mè, hoa lá cành, thấy đám đông tập trung cái lòng mình cũng quíu lại và a dua theo đám đông. Cứ đụng đâu bạ đó, coi đó là tâm linh tín ngưỡng.
Cứ nghĩ tượng khổng lồ, Phật quá lớn thì chắc là linh lắm, rồi cầu xin tá lả, xin tùm lum, xin nhiều phước nhiều hạnh, xin nhiều tiền, nhiều may, nghĩ mình "chiêm bái xá lợi" là về may mắn, giác ngộ, đạt đạo lên cao hơn rồi, tất cả là trò lường gạt của một số chức sắc.
Tự lòng...!
Đạo Phật là đạo tự do nhứt trong các tôn giáo, không áp đặt người theo, không có khe khắt áp đặt, tất cả là tự do, trung đao, tất cả là tuỳ duyên, trên tinh thần Phật tại tâm, Phật trong tâm mỗi chúng sanh.
Phật tại tâm, Phật trong lòng, Phật ở khắp mọi nơi nếu chúng sanh hiểu tinh thần của Dức Thích Ca.
Tinh thần Đức Phật tinh tuý nhứt không phải ở bức tượng. Bức tượng bằng đá hay xi măng, bằng đồng hay vàng không phải là Đức Phật. Tượng là vật chất trong khi tinh tuý của Đức Phật là ở tinh thần, là ở trong tâm.
Xá lợi là vật chất, con người ai chết chẳng hoả táng ra thành tro, sót lại miếng xương. Xá lợi Phật (nếu thiệt) cũng như bao người khác, có sống thì có tử, sanh lão bịnh tử, đời thường như nhau.
Đức Phật Thích Ca thọ đến 80 tuổi và ngài cũng nhập Niết Bàn, cũng phải qua đời.
Các quốc gia theo Nam Tông như Miến Điện, Thái Lan, Cam Bốt hay có thói quen dát vàng, gắn hột xoàn lên tượng Phật xa hoa, màu mè, thí dụ chùa Shwedagon dát 90 tấn vàng.
Khi tượng Phật quá quý giá thì nó thành "tài sản" và sẽ thành mồi cho ăn cướp, các quốc gia thờ Phật nhưng lại có thói quen cướp tượng Phật và chặt đầu tượng Phật. Tại Ayutthaya hiện còn nhiều pho tượng Phật đã bị đốt cháy hay chặt đầu ở khu Wat Maha That.
Tại Vọng Các, chùa Phật ngọc Wat Phra Kaew (Temple of the Emerald Buddha) là một ngôi chùa của hoàng gia Thái. Ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1782 dưới triều vua Rama I để thờ bức tượng Phật bằng ngọc lục bảo, có nguồn nói rằng bức tượng có xuất xứ từ Cam Bốt và cũng là trong sự "tranh đoạt" ,"cướp bóc".
Phật Thích Ca hồi xưa chỉ có cái bình bác và tấm y sờn, đơn sơ mộc mạc, sống an lành đơn giản, vô ngã, vô thường giữa góc rừng, giữa góc đường.
Tượng vàng, tượng ngọc, tượng đá, tượng cây nó làm cho có sự khác biệt giữa chùa giàu và chùa nghèo, chuộng vật chất, phân giàu nghèo, đẳng cấp, khoe khoang, nó không còn tính chan hòa của Đức Phật .
Nhiều chùa ở Việt Nam còn công khai khoe tượng Phật 20 tỷ, tượng Phật 100 tỷ.
Trong thế giới mà giá trị vật chất lên ngôi thì không còn giá trị ban đầu của triết lý "sắc tức thị không, không tức thị sắc".
Tánh Không của Phật với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có tự tánh riêng biệt, tất cả các pháp, dù là vật chất hay tinh thần đều chỉ là nhân duyên giả hợp, chỉ là ý thức (Vạn pháp duy thức), đều là do Tâm tạo (Tam giới duy tâm) chứ không phải là thật.
Có nhiều tôn giáo không thờ cốt tượng, thí dụ Hồi Giáo, Bửu Sơn Kỳ Hương thờ tấm trần điều màu đỏ là một điều đơn giản.
Cách thức lễ lạy không quan trọng. Quan trọng là tâm lễ, chứ không phải là thân lễ. Chúng ta hành lễ thành tâm chứ không phải là quì mọp càng lâu càng ép phê, quì càng lâu Phật càng thương.
Đối diện với Đức Thích Ca cần cái tâm trong sáng, tinh thần cởi mở và an nhiên, không cần lớn hay nhỏ, có Thích Ca trong lòng thì ta đã thấy Phật.
Tâm thành thì mọi điều mình mong muốn đều có thể đạt được vì từ bản thân mình ý thức sống dậy, lòng dạ nagy thẳng mà ý chí kiên cường.
Thành ra Đức Phật mới kêu ráng tập cho tâm an, cho bản thân cân bằng cuộc sống. Là vì đôi khi, con người bị rơi vào trạng thái mất cân bằng.
Đức Thích Ca Mầu Ni dạy chúng sanh đừng làm điều xấu, điều ác, nghĩa là phải từ bi bác ái với nhau thì đó là “tu”, Phật tại tâm.
Đức Phạt dạy chúng ta phải giữ trung đạo ,không xê dịch về bất cứ một chổ nào quá lớn, ráng mà giữ thăng bằng, cân bằng cảm xúc.
Đức Phật đã nói:
"Nếu điều đó tốt cho bạn và người khác thì cần nên làm. Ngược lại, nếu điều đó có hại cho bạn và những người khác thì không nên làm."
Nhận ra bổn tánh của mình, tự tâm mình sẽ sẽ thành Phật.
Chính Đức Phật đã dạy:
"Làm dữ bởi ta mà ô nhiễm cũng bởi ta,làm lành bởi ta mà thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay bất tịnh đều bởi ta, chớ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được."
Con không cần tượng lớn tượng nhỏ, không cần ê a đọc kinh, chẳng cần ăn chay niệm Phật. Con chỉ cần hiểu chút ít những điều Đức Thích Ca muốn nói là đã đủ đời này.
Đi năm non bảy núi chi xa, đi thế giới hành hương chi cho mệt, đi hàng chục kiểng chùa chi cho tốn, Phật trong tâm kìa!
Đâu có cần Thiền sư nổi tiếng nào điểm tâm mình, đâu có cần phải cao sang tu tập, chẳng cần ăn chay tường, tụng kinh đánh mõ ao dài áo ngắn, chúng ta tự tìm Phật trong chính chúng ta.
Chúng sanh tìm Phật trong chính tâm của mình.
Không có ông Phật nào có hào quang sáng chiếu, không có ông Phật nào ở Tây Phương xa xôi, khi chúng sanh giác ngộ thì tâm đó chính là Phật.
Kết bài:
Rất mong mọi người giữ trung đạo, không xiên xẹo thái quá! Rất mong những ai có ý nghĩ đi Bình Chánh nhập vào đám đông cuồng tín với xá lợi thì hãy bỏ ý định đó! Có tập hợp đám đông rồi thì bỏ về nhà cho khoẻ!
Xin hãy vì cái tâm Phật mà thức tỉnh, tỉnh ngộ!
Đã giác ngộ rồi thì ra góc cây bụi chuối người ta cũng an tâm đặng.
[ Nguyễn Gia Việt | https://www.facebook.com/Conduongthienly.vi/posts/2402016393503113 ]